Quảng Ngãi: Thực trạng loạt DN cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Tại Quảng Ngãi, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là Cty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC); doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn gồm: Cty Thanh niên xung phong Quảng Ngãi và Cty Sơn Mỹ Quảng Ngãi.

Một loạt doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Quảng Ngãi giờ ra sao?

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thông tin báo cáo tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh đến quý I/2023.

'Thưa bóng' các thương vụ niêm yết trong 3 tháng đầu năm

Thiếu vắng các thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa, niêm yết mới, dòng tiền đầu tư không có nhiều lựa chọn mà chỉ xoay quanh những mã quen thuộc.

TP HCM muốn tiếp tục hưởng nguồn thu từ bán tài sản công gắn liền với đất

Từ khi Nghị quyết số 54/2017/QH14 có hiệu lực thi hành (từ ngày 15/01/2018), TP HCM vẫn chưa thu được khoản nào từ việc bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất công.

5 năm thực hiện, mất 2 năm dịch bệnh, nhiều cơ chế đặc thù cho TP.HCM chưa có thời gian phát huy

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa triệt để

Việc thổi giá thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị chưa được xử lý kịp thời. Nhiều trang thiết bị hiện đại đắp chiếu nhiều năm tại một số cơ sở y tế.

Làm gì để nhà, đất không bị chuyển hóa vào tay tư nhân?

Cũng như nhìn nhận của nhiều chuyên gia, TS. Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Maketing cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thất thoát lãng phí tài sản công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ở các lỗ hổng pháp lý. Vì vậy, phải tìm cách 'vá lỗ hổng pháp lý' này càng sớm càng tốt. Phóng viên TBTCVN có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Hiến về các nội dung này.

'Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ'

Thủ tướng đánh giá hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Các doanh nghiệp nhà nước chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Thủ tướng làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương

Thủ tướng cho biết cuộc làm việc nhằm nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Gỡ điểm nghẽn về đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thẳng thắn nhìn nhận việc sắp xếp nhà đất và việc phê duyệt phương án sử dụng đất là 'nút thắt' trong quá trình cổ phần hóa; việc cổ phần hóa chậm cũng từ khâu này.

Tháo gỡ các 'nút thắt' để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa

Vướng mắc về xác định giá trị doanh nghiệp, việc xử lý nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được đánh giá là những nút thắt chủ yếu cản trở quá trình cổ phần hóa thời gian qua. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cần hoàn thiện quy định pháp lý, tháo gỡ những nút thắt trong cổ phần hóa cũng như trong quá trình lên kế hoạch và danh mục cổ phần hóa.

Có tư tưởng không muốn thoái vốn nhà nước khỏi lĩnh vực sinh lời cao

Đó là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đình trệ như thời gian vừa qua, được Bộ Tài chính nêu tại báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV...

Bắt đúng bệnh để thúc đẩy cổ phần hóa 'rùa bò'

Không ít doanh nghiệp nặng tâm lý chờ đợi, 'nước đến chân mới nhảy' cùng nỗi sợ bị 'bóc mẽ' những sai phạm trong sử dụng đất không đúng mục đích hay phải trả lại nhà đất... khiến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn rơi vào trầm lắng...

Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tế cho thấy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2016-2020; Việc xử lý vướng mắc về tài chính tại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa; Rà soát diện tích đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước...

Những vấn đề đặt ra về quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trong giai đoạn 2016-2020, dù Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong cả nước đã triển khai quyết liệt, song kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không đạt được như kế hoạch đề ra. Trong đó, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước phức tạp, sở hữu nhiều đất đai trong khi một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực đất đai khiến doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian.

Rà soát quy định không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn

Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đề xuất cần rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp (DN) khi thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn.

Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn nhiều tồn tại, thiếu chính xác

'Năm 2021, nhiệm vụ thu từ cổ phần hóa (CPH) là 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm chưa đạt 2.000 tỷ đồng. CPH vẫn chậm, rất chậm. Xác định giá trị DN còn nhiều tồn tại, rủi ro, thiếu chính xác, nhất là xác định giá trị quyền sử dụng đất'- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại Hội thảo 'Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp' do Tạp chí Tài chính phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức sáng ngày 17/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đổi mới, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế, việc cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhìn nhận về trách nhiệm của Ban Chỉ đạo trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Theo bà Phạm Thị Hồng Hà – Giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh, thực tế cho thấy, khi phát hiện những sai sót trong việc xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng đất…, làm ảnh hưởng kết quả xác định giá trị DN, các cơ quan thanh tra, kiểm tra đều quy trách nhiệm cho Ban Chỉ đạo cổ phần hóa. Trong khi đó, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa là tổ chức liên ngành không có chuyên môn sâu về định giá, từ đó có sự e ngại về rủi ro trong công tác cổ phần hóa, làm ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Gỡ nút thắt đất đai trong cổ phần hóa

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 360/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025'.

Bộ Tài chính: Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất

Đây là nhận định đáng chú ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về 'Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong phát triển kinh tế-xã hội', ngày 24/3.

Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong, đóng góp 35% ngân sách

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong ở những nơi doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, những nơi khó khăn; phấn đấu đóng góp 35% ngân sách nhà nước trong nhiệm kỳ này.

Công ty QISC: Chưa xong cổ phần hóa, thì 'dính' thanh tra

Trong khi những vấn đề phát sinh từ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC còn chưa được giải quyết, thì mới đây, tỉnh Quảng Ngãi lại quyết định thanh tra một dự án của đơn vị này.

Kỳ vọng thu gần 60.000 tỉ đồng thoái vốn tại VNPT, MobiFone, Agribank

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết số tiền dự thu từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với Agribank, VNPT và MobiFone là 59.861 tỉ đồng, nếu việc phát hành diễn ra thành công.

Agribank sốt ruột chờ cổ phần hóa, chưa kỳ vọng vốn ngoại tại thời điểm IPO

Lãnh đạo Agribank kỳ vọng sẽ nhận được Quyết định cổ phần hóa (CPH) vào cuối năm nay để gỡ khó bài toán về tăng vốn.

Chưa cổ phần hóa Saigontourist

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Tp. HCM hôm 13/5/2021.

Thủ tướng đồng ý chủ trương chưa cổ phần hóa Saigontourist

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 122 ngày 25.5 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM ngày 13.5.

Sắp xếp, xử lý lại nhà đất để đẩy nhanh cổ phần hóa

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý cần thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy định của pháp luật.

Thấy gì từ hai phương án cơ cấu lại Saigontourist?

Đề xuất chưa cổ phần hóa Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và thành lập doanh nghiệp nhà nước mới của TP.HCM được đề nghị thận trọng trong thực hiện.

Định đoạt số phận 4 khách sạn vị trí 'đất vàng' ở TPHCM

UBND TPHCM đề nghị Chính phủ xem xét việc xử lý 4 khách sạn: Bến Thành (Rex Hotel), Cửu Long (Majestic Hotel), Hoàn Cầu (Continental Hotel) và Kim Đô ở vị trí trung tâm thành phố, có giá trị lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật cần được bảo tồn và mang tính đảm bảo an ninh - quốc phòng khi Saigontourist thực hiện phương án cổ phần hóa.

Chủ tịch TP.HCM đề xuất 2 phương án cổ phần hóa Saigontourist

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa đề xuất Thủ tướng về 2 phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist).

TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho phép không cổ phần hóa Saigontourist

Lý do UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thực hiện cổ phần hóa Saigontourist vì đơn vị này có đến 4 khách sạn có giá trị lịch sử cần bảo tồn.