UBND tỉnh Kon Tum giao các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện 04 Quy hoạch ngành quốc gia đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050 trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản chiều 5-11, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về cách thức giải quyết đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ và đáp ứng đầy đủ điều kiện gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhưng do các điều kiện khách quan, như đợi quy hoạch được phê duyệt, chờ cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ,… mà cơ quan nhà nước chưa xem xét, giải quyết đảm bảo tiến độ cấp gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.
Sáng 16/10, Thường trực Tỉnh ủy đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng trước khi đoàn ra Hà Nội dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông dự kiến trong năm 2025 sẽ đi vào vận hành sản xuất giai đoạn I với công suất 150.000 tấn nhôm/năm.
Nhiều dự án điện gió, thủy điện của Đắk Nông đang nằm trong vùng quy hoạch bô xít, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, toàn tỉnh có 1.062 dự án có nhu cầu sử dụng đất trên tổng diện tích gần 6.700ha đang chồng lấn trên quy hoạch bauxite tại Quyết định số 866/QĐ-TTg.
UBND tỉnh Đắk Nông ký công văn giao các đơn vị khẩn trương rà soát phạm vi chồng lấn đoạn cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành với các quy hoạch, dự án khác, thuộc phạm vi, thẩm quyền của các đơn vị.
UBND huyện Bảo Lâm đã có văn bản báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương xây dựng khu tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Tân phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương và các công trình, dự án trên địa bàn huyện tại khu vực đất hoàn nguyên sau khai thác bauxit thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng.
Tỉnh Bình Phước điều chỉnh, cập nhật, bổ sung quy hoạch khoáng sản bô-xít, hệ thống khu công nghiệp và các cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia…
Quy hoạch khoáng sản đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định, xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Bù Đăng, Bình Phước.
Theo ngành chức năng tỉnh Đắk Nông, 5/6 khu tái định cư được quy hoạch để cấp cho các hộ dân có đất thuộc diện thu hồi khai thác quặng bô xít hiện chưa thể triển khai do vướng quy hoạch mỏ bô xít Đắk Nông.
Ngày 4-9, đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện các tuyến cao tốc: Nha Trang-Đà Lạt, Tân Phú-Bảo Lộc và Bảo Lộc-Liên Khương.
Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng đã có nhiều kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đề nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan tới tình trạng chồng lấn quy hoạch khoáng sản, làm đình trệ nhiều hoạt động ở khu vực.
Ngày 4/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng, đại diện liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả khảo sát khu vực thực hiện 2 dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương nối thông Tp.HCM đến Đà Lạt.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi khảo sát thực tế tại nút giao thông Tân Hội, thuộc tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương của tỉnh Lâm Đồng.
Khu đất 23,5 ha giáp đường Nguyễn Thái Bình dự kiến làm khu dân cư tái định cư cho 2 dự án cao tốc qua TP Bảo Lộc bị vướng quy hoạch khoáng sản nên phải đề xuất dời sang địa điểm khác.
Tại buổi làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tỉnh Lâm Đồng có nhiều tiềm năng để phát triển. Trong đó, Lâm Đồng cần thực hiện 3 đột phá mang tính chiến lược để thúc đẩy sự phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo sớm giải quyết những vướng mắc cho Lâm Đồng liên quan đến 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản.
Tỉnh Lâm Đồng có nhiều kiến nghị với đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan đến 3 dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương và Nha Trang - Đà Lạt.
Dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương là 2 dự án trong những công trình giao thông trọng điểm quốc gia mà tỉnh Lâm Đồng đang triển khai với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện 2 dự án này đang đối mặt với những khó khăn đáng kể, cần sự quan tâm, hỗ trợ, vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chiều ngày 15/8, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn kiến nghị cần sớm ban hành Quyết định bổ sung và cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII để địa phương có căn cứ triển khai.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều Văn bản Chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các cấp huyện trong triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Sáng 15/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại... trên địa bàn tỉnh.
Trong các cuộc làm việc với lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thời gian gần đây, lãnh đạo hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng đều kiến nghị sớm xem xét, sửa đổi Luật Khoáng sản và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là Quyết định số 866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 'Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050' (gọi tắt là Quyết định 866).
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 18/7/2023 và khi triển khai quy hoạch này, tỉnh Lâm Đồng đang gặp khó khăn thách thức đáng kể. Vấn đề lớn nhất nảy sinh ở Lâm Đồng là ảnh hưởng đến diện tích đất lên đến 70.191,7 ha trên nhiều địa bàn, như TP Bảo Lộc và các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, và Đạ Tẻh…
Ngành công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, nhưng hiện vẫn còn ở trong giai đoạn sơ khai, vừa yếu về năng lực, vừa thiếu về công nghệ.
Sáng 18/7, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức cuộc họp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nội dung liên quan đến dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy chủ trì cuộc họp.
Bên cạnh 37 dự án đang tạm dừng thi công nhiều hạng mục thì tỉnh Đắk Nông còn nhiều dự án đầu tư công, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các khu dân cư, mỏ vật liệu xây dựng thông thường cũng nằm trong vùng quy hoạch bô-xít. Trước thực trạng đó, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đơn vị chức năng liên quan tháo gỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh, đảm bảo quá trình triển khai đúng các quy định.
Sáng 12/7, sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND với các cơ quan quản lý nhà nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp đã phát biểu tiếp thu ý kiến của đại biểu, các kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.
Ngày 9/7, UBND thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã tạm dừng thực hiện một số dự án do chồng lấn với quy hoạch khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Ngày 9/7, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông xác nhận, Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm thủ tục để đưa ra đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn. Các mỏ này có tổng trữ lượng tài nguyên dự báo là hơn 31,7 triệu m3; phân bổ tại 8 huyện, thành phố của tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo, cung cấp tọa độ, ranh giới 37 dự án đầu tư đang tạm ngưng triển khai nhiều hạng mục do vướng quy hoạch bô-xít (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg, ngày 18/7/2023 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).
Tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Địa chất Việt Nam sớm xác định tài nguyên, trữ lượng bauxite đã được đánh giá làm cơ sở để tỉnh tháo gỡ khó khăn khi triển khai các dự án.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về đề nghị của Công ty TNHH Kiến trúc Xây dựng Hưng Thịnh liên quan đến khu vực vàng gốc Nước Vin, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm trong thời gian qua là rất hạn chế. Ngoài dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Gia Nghĩa và dự án khai thác mỏ bôxít Nhân Cơ (huyện Đắk R'lấp) có kết quả đáng ghi nhận thì các dự án còn lại cơ bản là chậm.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm trong thời gian qua là rất hạn chế.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Trong các ngày từ 1 - 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội hai tỉnh Đắk Nông, Vĩnh Phúc đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tại các buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến thiết thực, thời sự đã được cử tri nêu ra.
Bình Định xin chủ trương đưa 2 điểm mỏ khai thác khoảng sản ra khỏi quy hoạch khoáng sản cả nước; đề nghị chấm dứt hiệu lực 8 giấy phép thăm dò. Mục đích để thực hiện lập, triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nêu nhiều khó khăn của địa phương vì tình trạng quy hoạch khoáng sản chồng lấn với các quy hoạch khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức rà soát và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20-7 về việc xử lý các vướng mắc liên quan đến chồng lấn quy hoạch bauxite.
Kết nối giao thông, liên kết phát triển du lịch và chia sẻ thu hút đầu tư là 3 việc các tỉnh Tây Nguyên có thể làm ngay để bứt phá, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên gợi mở tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ 3 diễn ra chiều 23/6.
Công tác truyền thông được đánh giá là cầu nối và công cụ quan trọng giúp lan tỏa, góp phần triển khai thành công các quy hoạch ngành quốc gia.
Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng...