Hàng loạt cuộc thảo luận được tiến hành một cách âm thầm của giới chức Nga - Mỹ nhằm tìm kiếm giải pháp cho mối quan hệ vốn phức tạp và nhiều căng thẳng giữa hai quốc gia được cho là có sức mạnh hạt nhân lớn nhất thế giới.
Iran đề nghị Mỹ phải dỡ bỏ tất cả lệnh trừng phạt được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump theo tiến trình có thể kiểm chứng được.
Iran chấp thuận nối lại đàm phán với các cường quốc về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sau gần 6 tháng trì hoãn, trong bối cảnh phương Tây cảnh báo chương trình hạt nhân của Tehran đã đạt ngưỡng rất nguy hiểm, còn Israel đe dọa tấn công quân sự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định Washington tin tưởng có thể cùng Tehran giải quyết nhanh chóng những vấn đề còn tồn đọng tại vòng đàm phán hồi cuối tháng 6 vừa qua.
Mỹ và Iran có kế hoạch khởi động lại các cuộc thảo luận quốc tế vào ngày 29 tháng này về việc quay trở lại Thỏa thuận Hạt nhân Iran năm 2015, thường được biết đến dưới tên gọi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Tờ New York Times đánh giá mặc dù công khai thể hiện bất đồng và đối đầu nhưng Mỹ và Nga trên thực thế đang 'âm thầm' đối thoại.
Bề ngoài thì quan hệ Nga - Mỹ có vẻ đang 'bên bờ vực' xung đột nhưng hai đối thủ toàn cầu này hiện đang làm một điều khác ở hậu trường, đó là đối thoại.
Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc sẽ được tiếp tục vào cuối tháng 11, trong bối cảnh các nước phương Tây quan ngại về những tiến bộ hạt nhân của Tehran, Reuters đưa tin.
Chính phủ Mỹ ngày 27/10 đã tỏ vẻ hoài nghi về tuyên bố của Iran rằng nước này sẵn sàng quay lại các cuộc đàm phán hạt nhân vào cuối tháng tới.
Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley vừa đưa ra nhận định, các nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đang ở 'giai đoạn quan trọng'. Tuy nhiên, Iran đang trì hoãn đàm phán với lý do 'chưa thỏa đáng'; song Mỹ cũng có các 'lựa chọn khác' để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.
Iran dường như đứng sau vụ tấn công bằng drone nhằm vào một căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria hồi tuần trước. Diễn biến này có thể mở ra một mặt trận đối đầu cường độ thấp mới giữa Mỹ và Iran - tờ Washington Post ngày 26/10 bình luận.
Đặc phái viên Mỹ về Iran cho biết Washington đang ngày càng lo lắng rằng Iran sẽ tiếp tục trì hoãn nối lại đàm phán, và cảnh báo Mỹ có các phương án để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Báo cáo ngày 25/10 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết động thái gần đây của Iran nhằm mở rộng kế hoạch làm giàu urani vượt quá mức độ tinh khiết 20% tại nhà máy thử nghiệm đặt trên mặt đất ở cơ sở hạt nhân Natanz đã buộc IAEA phải tăng cường các hoạt động giám sát tại nhà máy này.
Ngày 25/10, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Ali Bagheri Kani xác nhận, nước này sẽ tổ chức một cuộc gặp với đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora vào ngày 27/10.
Iran ngày 25/10 cho biết sẽ có cuộc gặp thứ hai trong tháng này với đặc phái viên hạt nhân của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora, người điều phối các cuộc đàm phán giữa Tehran và các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 nhằm khôi phục thỏa thuận này.
Mỹ và 3 nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa Iran nhanh chóng quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân.
Ngày 20/10, trang mạng Axios dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley sẽ gặp các nhà ngoại giao của Anh, Pháp và Đức tại Paris vào ngày 22/10 để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Faisal bin Farhan mới đây kêu gọi 'nhanh chóng đình chỉ' các hoạt động của Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), trong bối cảnh các bên đang nỗ lực đưa Tehran trở lại bàn đàm phán.
Khi cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 không đạt được tiến triển và Iran liên tục có những tiến bộ trong làm giàu urani, Mỹ và Israel thừa nhận không còn kiên nhẫn để chờ đợi một cách vô thời hạn.
Trả lời phỏng vấn Quỹ Carnegie gần đây, Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden thấy cần phải mở rộng thỏa thuận hạt nhân với Iran trên cơ sở các thỏa thuận hiện có.
Tehran được cảnh báo rằng cánh cửa để quay lại đàm phán và cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đang dần đóng.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo Thứ trưởng Ngoại giao nước này Choi Jong-kun và Đặc phái viên Mỹ về Iran, ông Robert Malley đã có cuộc điện đàm ngày 7/10, thảo luận về hợp tác liên quan tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015.
Theo những tin tức từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết, Iran đang đi những bước cuối cùng để có thể chế tạo một quả bom hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ vội vàng rút hệ thống phòng thủ tên lửa của họ từ Ả Rập Xê-út để bảo vệ đồng minh Israel.
Những bế tắc xung quanh vấn đề hạt nhân Iran đang có triển vọng được tháo gỡ sau khi nước này cho phép cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sử dụng các thiết bị giám sát ở những cơ sở hạt nhân. Đây được xem là bước đi tích cực trong bối cảnh các bên liên quan đang nỗ lực 'hồi sinh' Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký kết vào năm 2015.
Trang tin S&P Global Platts ngày 8/9/2021 có bài bình luận cho rằng các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran đang bước vào tháng có ý nghĩa quyết định và triển vọng các cuộc đàm phán hạt nhân sẽ tác động đến nguồn cung dầu toàn cầu trong tương lai.
Nga cho rằng việc Iran liên tiếp cải thiện năng lực hạt nhân vượt xa khỏi giới hạn của thỏa thuận hạt nhân 2015 sẽ khiến khả năng cứu vãn được văn kiện này thêm mong manh.
Ngày 7/9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Đặc phái viên của nước này về Iran Robert Malley sẽ có chuyến thăm tới Nga và Pháp trong tuần này để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/9 thông báo Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley sẽ có chuyến thăm tới Nga và Pháp trong tuần này để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran.
Phía Iran cho rằng giới chức ngoại giao Mỹ nên tới Vienna (Áo) với một chương trình nghị sự thiết thực nhằm tiếp tục các cuộc đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015.
Việc tiếp tục duy trì quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với thỏa thuận hạt nhân sẽ chỉ mang lại 'thất bại lớn nhất' và vẫn còn các cơ hội nhưng chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là lưu ý của giới chức Iran đối với các nỗ lực khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân giữa nước CH Hồi giáo với các cường quốc P5+1.
Tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội ngày 5/8. Con đường phía trước nhà chính trị gia theo đường lối bảo thủ này không dễ dàng với hàng loạt thách thức bủa vây cả về đối nội và đối ngoại.
Trang tin Oilprice ngày 4/8/2021 đưa tin cho rằng với mỗi tuần trôi qua mà không có bất kỳ bước đột phá nào giữa Tehran và Washington, triển vọng về việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA (Kế hoạch hành động chung toàn diện) càng trở nên xa vời. Các cuộc đàm phán tại Vienna đã đình trệ trong hai tháng qua, sau khi Iran cho biết không nối lại các cuộc đàm phán trước khi Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi nhậm chức ngày 3/8/2021.
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi của Iran đã làm phức tạp thêm nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân của chính quyền Tổng thống Biden.
Chánh Văn phòng Tổng thống Iran cho rằng dù nội dung thảo luận về vấn đề hạt nhân vô cùng phức tạp nhưng những gì các bên đã làm được đều rất hứa hẹn và cuộc đàm phán đạt được những bước đi rất tốt...
Ngày 12-4, hãng Reuters đưa tin, truyền hình Nhà nước Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif cáo buộc Israel gây ra sự cố mất điện tại nhà máy hạt nhân Natanz, gọi đây là cuộc tấn công 'khủng bố hạt nhân' và đe dọa sẽ có hành động trả đũa. Vụ việc diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Iran thông báo bắt đầu đưa vào hoạt động các máy ly tâm tiên tiến làm giàu uranium với tốc độ nhanh hơn tại nhà máy Natanz.
Sự hiện diện cùng lúc của phái đoàn Mỹ và Iran tại Vienna (Áo) tuần qua là tín hiệu tích cực cho tương lai của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA).
Theo CNBC, New York Times ngày 7/4, Mỹ và Iran sẽ nối lại đàm phán vào Thứ Sáu, ngày 9/4 nhằm khôi phục lòng tin và hàn gắn những gì mà phía Mỹ gọi là 'những khác biệt sâu sắc và to lớn' liên quan đến việc làm sống lại thỏa thuận hạt nhân 2015.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố, nước này đang lên kế hoạch cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Đây được coi là động thái tích cực tạo tiền đề để Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Iran và các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân 2015 đã có cuộc gặp tại Vienna, Áo, ngày 6/4 trong bối cảnh các nước nỗ lực đưa Mỹ trở lại thỏa thuận này.
Trong thời gian qua, Mỹ đã gây áp lực về chính trị, kinh tế và quân sự đối với Trung Quốc cùng Iran. Gần đây, Bắc Kinh cùng Tehran đã có dấu hiệu xích lại gần nhau khi ký thỏa thuận hợp tác 25 năm.
Mỹ đã bắt đầu các hoạt động ngoại giao gián tiếp với Iran thông qua các đối tác châu Âu và các bên khác liên quan đến cách thức nối lại việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Ngày 10/3, hãng thông tấn chính thức Iran (IRNA) dẫn lời Tổng thống Hassan Rouhani kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Tehran.
Theo bà Ashbrook, việc không thể tham dự trực tiếp các sự kiện là 'cơ hội bị đánh mất ở thời điểm đặc biệt mà Mỹ cần phải củng cố lại các mối quan hệ với đồng minh và đối tác.
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Mỹ sẽ sẵn sàng quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Iran tuân thủ các quy định trong thỏa thuận.