'Hãy đến với Hà Giang và đừng quên khi tới đây xin nhớ mang theo cái gì đó giúp ích cho người dân vùng cao, vùng sâu nơi biên ải này. Nhiều thôn, nhiều đồng bào nơi đây cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn lắm' - nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, năm nào cũng đến với vùng biên cương phía Bắc, đã tha thiết nhắn gửi như thế với nhóm Thiện nguyện Chia Sẻ - Sharing, Ngân hàng VPBank và những người có mặt cùng ông trong chuyến đi Hà Giang các ngày 11 và 12.7.2024.
Chiến tranh đi qua, nhưng những ký ức về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn còn mãi trong trí ức những người cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang năm xưa.
Hàng năm (ngày 12/7), những người lính từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đều hẹn về thắp nén tâm nhang, tưởng nhớ những người đồng đội của mình đã dành cả thanh xuân nằm lại nơi biên cương Tổ quốc.
Giữ lời nguyện ước với đồng đội, tháng 7, hàng ngàn cựu chiến binh và thân nhân các anh hùng liệt sĩ đã trở về miền biên giới Vị Xuyên, Hà Giang để gặp mặt, tri ân, ôn lại truyền thống hào hùng của đơn vị, nhớ về những đồng đội
Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, ngày 12/7, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ viếng các anh hùng liệt sỹ và truy điệu, an táng 6 hài cốt liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc được quy tập tại điểm cao 211, thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên.
Cựu binh Hồ Văn Thông, sinh năm 1952 ở xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là cựu thông tin viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên trợ lý tuyên truyền, ban tuyên huấn Sư Đoàn 356 – Quân khu II. Hiện nay ông còn giữ lại nhiều kỷ vật rất giá trị như cuốn nhật ký trận đánh MB84, chiếc máy ảnh cũ, đáng tiếc bức quyết tâm thư của Sư đoàn 356 đã bị thất lạc nhiều năm.
Một ai đó đã nói rằng, khi chiến tranh càng lùi xa thì những người lính còn sống càng ít kể về chiến trận, chiến công hay những tấm huy chương. Thay vào đó, họ nhắc nhiều đến đồng đội, nhất là những người đã nằm lại chiến trường. Với họ, đồng đội bao giờ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất và đáng sống nhất.
Cuốn nhật ký của liệt sĩ Trần Trung Thực chứa đựng lương tâm và trách nhiệm của một người lính sống, chiến đấu hết mình và là lời nguyện thề trước khi anh về với đất mẹ.
Những xương máu nằm lại chiến trường xưa, những thanh niên hiến thân cho Tổ quốc khi đất nước lâm nguy, những mái tóc xanh nay đã bạc màu sương gió... sau 45 năm, dù cuộc sống có biết bao thay đổi nhưng tất cả sẽ không bao giờ bị lãng quên.
45 năm trôi qua kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979), thời gian đủ dài để cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ, chân thực.
Mỗi dòng nhật kí, mỗi lá thư là hình ảnh đất nước, hình ảnh Vị Xuyên của bốn mươi năm về trước.
Những ngày cuối năm 2023, cùng đoàn công tác của tỉnh đến viếng nghĩa trang, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (AHLS) đã hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), chúng tôi cảm nhận rõ hơn tinh thần quả cảm 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' của những người con đất Việt. Mỗi địa chỉ đều gợi nhớ đến những câu chuyện anh hùng, mang đến cảm xúc thật đặc biệt.
Ngày 21/12, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái phối hợp với Đoàn Thanh niên thành phố và Đảng ủy, UBND xã tổ chức Lễ khánh thành và trao tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ bà Nguyễn Phước Thu Hoài - thân nhân liệt sỹ Nguyễn Phúc Hào, tại thôn Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái.
Ngày 14/12, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Văn Phong (huyện Nho Quan) đã tổ chức lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Hòa tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Nho Quan.
Sáng 23/10, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND, Đoàn Thanh niên thành phố Yên Bái và xã Tân Thịnh, đại diện nhân dân cùng với các nhà tài trợ đã tổ chức khởi công, xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sỹ Nguyễn Phúc Hào, tại thôn Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái.
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng UBND thành phố Yên Bái, Thành đoàn Yên Bái và các nhà tài trợ khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Phước Thu Hoài - thân nhân liệt sỹ tại thôn Thanh Hùng, xã Tân Thịnh.
Từ các nguồn hỗ trợ, vận động khác nhau, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 356 (Ban liên lạc F356) Yên Bái đã kêu gọi hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho nhiều hội viên CCB và người thân của đồng đội mình đang có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Đây là việc làm thiết thực nhằm tri ân những đóng góp của các CCB trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, động viên họ sớm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS), Bộ CHQS tỉnh Hà Giang thường xuyên kết nối với Câu lạc bộ Chiến binh Vị Xuyên để thu thập thông tin và gặp gỡ các nhân chứng tham gia cung cấp thông tin tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính các HCLS.
Thung lũng dưới chân điểm cao 468 trên đỉnh Nậm Ngặt thuộc xã Thanh Thủy là một trong những trọng điểm của chiến trường Vị Xuyên khốc liệt trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Những người lính tham chiến tại đây gọi nó là 'Thung lũng gọi hồn', nơi tụ linh hồn của gần 2.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt đang nằm lại chiến trường này.
Tôi đã ra Hà Giang đi thăm lại chiến trường xưa cùng chồng. Có nhiều câu chuyện rất cảm động và để lại dấu ấn sâu đậm về mảnh đất Hà Giang đầy máu lửa, đó là những trận đánh quyết liệt, lấn dũi, giành lại từng tấc đất của biên cương giữa ta và địch, sự tổn thất lớn lao của bộ đội trong từng trận đánh, sự dũng cảm kiên cường của các chiến sỹ khi ra trận.
Trở lại Vị Xuyên, trong tiếng gió u u thốc lên từ cái thung lũng hun hút, giờ đây màu xanh cây cỏ đã phủ kín vết thương bom đạn một thời. Nơi đây, gần 2.000 liệt sĩ tuổi đôi mươi vẫn nằm lại, giữ mảnh đất biên cương của Tổ quốc.
Trở về sau khi gặp nhạc sĩ TRƯƠNG QUÝ HẢI, tôi cứ ấn tượng mãi với khuôn mặt, ánh mắt anh, nghiêm nghị và rắn rỏi, nhưng sâu thẳm là những xúc động nghẹn ngào. Sau bao nhiêu năm rời chiến trận trở về, mỗi lần anh nhớ về đồng đội, hát cho đồng đội, thì 'yêu thương tràn về', nhưng cũng 'giằng xé khôn nguôi'.
Chương trình nghệ thuật 'Vết chân tròn trên cát' sẽ diễn ra tối 23/7, tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).
Trong một chuyến đi công tác, chúng tôi có dịp đến với Hà Giang và thành kính dâng nén tâm hương lên các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên mặt trận Vị Xuyên trong chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989); các anh đã trở thành những thành lũy bất tử bảo vệ mảnh đất biên cương phên dậu của Tổ quốc.
Nhạc sỹ Trương Quý Hải, người nhạc sỹ tài hoa không chỉ là tác giả của nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng như 'Hà Nội mùa vắng những cơn mưa', 'Khoảnh khắc', anh còn là cựu chiến binh Sư đoàn 356 mặt trận Vị Xuyên. Anh đã sáng tác nhiều bài hát về đồng đội, về những ký ức chiến tranh và sự tri ân đối với những chiến sĩ đã nằm lại nơi biên cương, biên cương Tổ quốc.
44 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ đang diễn ra trên vùng đất phên dậu nơi địa đầu Tổ quốc
Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn trân trọng, ghi nhớ những hy sinh, mất mát của các lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu bảo vệ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong cuộc chiến ở biên giới phía Bắc.
Chiều 27.7, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 - 27.7.2022), tại Hà Giang, Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng và Nhà nước do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn đã dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ Mặt trận Vị Xuyên tại điểm cao 468.
Gần bốn thập niên trước, trên chiến trường khốc liệt Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), một người con của quê hương Đất Tổ Hùng Vương đã dựng nên tượng đài bất tử, huyền thoại ngời sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng tinh thần chiến đấu quả cảm, quật cường, ý chí thép quyết tử gìn giữ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Ninh- Trung đội trưởng bộ binh, Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. Về an nghỉ nơi đất mẹ Phục Cổ, Minh Hòa (huyện Yên Lập), di sản của người Anh hùng để lại cho hậu thế không chỉ là những chiến công vang dội, danh hiệu, phần thưởng cao quý mà còn là niềm tự hào, cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của độc lập, tự do cũng như trách nhiệm của mỗi người với Tổ quốc và các thế hệ tiền nhân đã quên thân, quyết tử cho dân tộc Việt mãi trường tồn…
Với những người lính đã chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), ngày 'giỗ trận' 12.7.1984 không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến đồng đội đã ngã xuống mà còn là minh chứng rõ nét nhất cho một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, sáng nay, (10/7), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang trang trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 10 hài cốt liệt sỹ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tại nghĩa trang Vị Xuyên.