Mèo Vạc triển khai đồng bộ giải pháp giảm nghèo bền vững

Mặc dù dịch bệnh trên người và vật nuôi có diễn biến phức tạp, tuy nhiên nhờ triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách giảm nghèo, điều kiện sống của người nghèo trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã được cải thiện rõ rệt. Đến cuối năm 2021 trên địa bàn huyện có 1.038 hộ thoát nghèo; tỷ lệ giảm hộ nghèo trong năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 đạt tỷ lệ 6,01%, hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 còn 11.019 hộ, 60.152 khẩu, chiếm tỷ lệ 64,07%.

Hiệu quả từ mô hình '2 xây, 3 phòng, 4 tự'

Thôn Sủng Ú, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) cách trung tâm xã 20 km, đường đi lại khó khăn. Thôn chưa có điện lưới, có 1 điểm trường mẫu giáo, học sinh từ lớp 1 đã phải học bán trú tại xã…Vượt qua những khó khăn, người dân trong thôn cần cù, đoàn kết, giữ gìn cuộc sống bình yên.

Nghề trồng chàm nhuộm vải ở Thăm Noong

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở thôn Thăm Nong, xã Tát Ngà (Mèo Vạc) vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống đem lại giá trị kinh tế mà còn góp phần khai thác, phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Mạnh Lợi tặng quà tại huyện Mèo Vạc

Ngày 22.10, đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy – Trưởng Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy phụ trách theo dõi huyện Mèo Vạc đã đến thăm, động viên, tặng quà học sinh, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Mèo Vạc.

Để Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán thêm xanh

Đến với huyện Mèo Vạc, giữa mênh mông núi đá tai mèo, chắc hẳn nhiều người không khỏi trầm trồ trước màu xanh bạt ngàn của rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán. Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện; cũng do vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển khu vực này luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc dành sự quan tâm đặc biệt.

Huyện Mèo Vạc kích hoạt thêm chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19

Trong bối cảnh trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trường hợp F1, F2, F3, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19, huyện Mèo Vạc đã kích hoạt thêm chốt kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào địa phương.

Sủng Máng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Những năm qua, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) tập trung lãnh đạo, vận động nhân dân khai thác thế mạnh của địa phương, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế. Nhờ vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Báo Đảng với đời sống người dân miền đá

Báo Đảng từ lâu được biết đến là 1 trong những phương tiện tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; những thông tin chính xác, sát thực nhất về những vấn đề trong đời sống xã hội. Tờ báo Đảng đã trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người dân, đặc biệt là đồng bào ở các thôn, bản nhiều gian khó nơi miền đá.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy và Giám đốc Sở Lao động, TB&XH kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở tại Mèo Vạc

Sáng 3.4, đồng chí Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo (CCB), hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại 2 xã Lũng Chinh và Giàng Chu Phìn.

Dân vận khéo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Nhờ đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' đã lan tỏa sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia với 383 mô hình hoạt động hiệu quả được nhân rộng trên toàn tỉnh. Qua đó, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển KT-XH.

Sắc màu chợ phiên Mèo Vạc

Chợ phiên tại trung tâm thị trấn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, họp vào sáng chủ nhật hàng tuần, luôn hấp dẫn du khách bởi một không gian văn hóa gắn kết, đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá địa đầu Tổ quốc.

Lạc bước ở phiên chợ bò Mèo Vạc

Hà Giang, tỉnh vùng cao cực bắc của Tổ quốc không chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá tai mèo, mà còn bởi nét đẹp văn hóa với những buổi chợ phiên của bà con các dân tộc.

Tìm nước nơi lưng chừng trời

Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có địa hình chủ yếu là núi đá, thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Đặc biệt tại Đồng Văn, Mèo Vạc có đến 80% diện tích núi đá, là địa bàn trọng điểm khan hiếm nước với thời gian từ 3-4 tháng/năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát và khẳng định: Địa hình vùng cao phía Bắc Hà Giang có nhiều thung lũng, giải pháp tối ưu là xây dựng hồ chứa nước. Trước thực trạng đó, Hà Giang đã được Chính phủ đầu tư xây dựng 30 hồ chứa nước sinh hoạt, tập trung nhiều nhất vẫn là hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Mang nước về 'miền đá khát' Mèo Vạc

Nhằm nâng cao tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, giảm thiểu những cơn 'khát', những năm qua, huyện Mèo Vạc đã triển khai hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, tăng cường quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Nhớ về một thời nhọc nhằn nghề giáo nơi non cao

Tôi còn nhớ chừng 20 năm trước, nhà văn Cao Xuân Thái, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang có bút ký Ngải đắng vùng cao được Đài tiếng nói Việt Nam phát trên chương trình Văn nghệ. Bút ký viết về cuộc sống của các cô giáo vùng cao Hà Giang trong những mùa đông khắc nghiệt, thiếu nước sinh hoạt, thiếu rau xanh đến nỗi phải sử dụng cả những cọng rau ngải dại để làm canh. Tất cả như lột tả về một nghề đầy gian khổ và nỗ lực bám trường, giữ học trò của các thầy cô giáo vùng cao. Làm nghề báo, cái duyên đã đưa tôi đến nhiều điểm trường gian khó các huyện vùng cao từ phía Bắc sang phía Tây của tỉnh, để thấy sự vất vả của một trong những nghề vất vả nhất – nghề giáo nơi non cao.

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi là một trong 6 kết quả nổi bật của ngành giáo dục trong năm 2020.

Xây 'con đường no ấm' ở Sủng Máng

Cho đến giờ, nhiều người dân xã Sủng Máng (Mèo Vạc) vẫn chưa hết bất ngờ về sự hình thành của những con đường bê tông nông thôn hôm nay. Vượt qua bao gian khó, giờ đây, những tuyến đường bê tông khang trang, sạch đẹp đang từng ngày mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã vùng cao này.

Khảo sát, đề xuất thêm tuyến du lịch trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Từ ngày 7 – 13.9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức khảo sát tuyến du lịch thứ 4 trên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.

Người truyền nghề dệt may ở Sủng Máng

Với tình yêu tha thiết dành cho nghề dệt, may trang phục truyền thống; bà Phùng Mẩy Liều, thôn Sủng Nhỉ B, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) luôn miệt mài làm bạn với từng đường kim, sợi chỉ và truyền nghề cho thế hệ trẻ.

CLB xe bán tải và Ford Việt Nam tặng quà lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 tại Mèo Vạc

Trong 2 ngày 25 và 26.4, CLB xe bán tải (PVC) và Công ty Ford Việt Nam đã đến tặng quà, động viên các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hộ nghèo trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Cùng đi có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc.

Mèo Vạc chi trả trên 4 tỷ đồng khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng

Hiện nay, Ban Quản lý Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Mèo Vạc đang phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tiến hành giải ngân tiền khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ dân trên địa bàn huyện tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên năm 2019.

200 suất quà Tết đến với đồng bào nghèo nơi rẻo cao Mèo Vạc

Thông qua Báo CAND, Ngân hàng BIDV trao 300 triệu đồng tới đồng bào nghèo, trong đó có 200 suất quà với tổng giá trị 100 triệu đồng tới đồng bào nghèo huyện Mèo Vạc.

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao huyện Mèo Vạc

Ngày 28.12, tại xã Sủng Máng (Mèo Vạc), UBND huyện Mèo Vạc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Dao năm 2019. Dự có đồng chí Triệu Đức Thanh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Bàn Đức Vinh, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo huyện Mèo Vạc, Hoàng Su Phì cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách…

Tháng 12, có khả năng xuất hiện năm đến bảy đợt không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ ngày 1 đến 6-12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét về đêm và sáng sớm, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường xuống phía nam và được bổ sung liên tục trong những ngày tiếp theo, cho nên ở khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Sóng biển cao từ 2 đến 4 m. Biển động mạnh. Dự báo, từ ngày 4-12, cơn bão Kammuri đang hoạt động ở phía đông Phi-li-pin sẽ đi vào Biển Đông.

Phòng, chống bệnh sởi ở Mèo Vạc

Những diễn biến thất thường của thời tiết đã tạo thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, có thể gây dịch truyền nhiễm, nhất là dịch sởi; do đó, huyện Mèo Vạc đã chủ động các phương án phòng, chống, không để dịch bệnh bùng phát.

Công an huyện Mèo Vạc bắt gọn 2 đối tượng cướp tài sản

Vừa qua, Công an huyện Mèo Vạc phối hợp với Phòng PC02, Công an tỉnh bắt khẩn cấp 2 đối tượng là Nguyễn Văn Hậu, sinh năm 1994, trú tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) và đối tượng Phàn Páo Sun, sinh năm 1994 trú tại thôn Sủng Nhỉ A, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) về tội cướp tài sản.