Sau hơn một năm triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp, cách làm trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tự nguyện từ bỏ đạo lạ, đến nay huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã vận động thành công hàng trăm hộ dân tự nguyện từ bỏ đạo lạ có tên 'San sư khẻ tọ'; đặc biệt xóa trắng đạo lạ này tại địa bàn 9/13 xã.
Mưa to kèm gió lốc xảy ra vào tối 4-5 khiến hai người bị thương và nhiều công trình, nhà ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang) bị hư hỏng nặng.
Để có cơ sở nội dung phục vụ cho Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV, ngày 22-4, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát công tác triển khai thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia, các mô hình phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Ngày 10-4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Mưa đá kèm gió lốc khiến hơn 1.300 ngôi nhà ở Hà Giang bị ảnh hưởng, nhiều công trình phúc lợi bị hỏng, hoa màu bị tàn phá, ước thiệt hại hàng tỷ đồng.
Mang theo tình cảm ấm áp và tinh thần sẻ chia, các bạn trẻ nhóm Áo xanh tình nguyện đã không quản đường xa, vượt hơn 400km gửi những tấm 'Áo ấm đón Xuân' đến các em học sinh, người dân nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ngày 25-1, đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang đến thăm, tặng quà tết hộ nghèo và áo ấm cho học sinh. Cùng đi có đồng chí Vương Thị Thủy, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Mèo Vạc (Hà Giang).
Vùng cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang gồm 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với tổng diện tích 2.356,8km2. Khu vực này nằm ở độ cao trung bình từ 1.100-1.600m so với mực nước biển, là nơi cư trú của 17 dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Nùng, La Chí, Pu Péo, Lô Lô...
Sau thời gian thực hiện, Dự án số 6 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' năm 2023 thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát huy hiệu quả.
Nhiều mô hình du lịch nông thôn đang tạo sinh kế cho người dân ở tỉnh Hà Giang thoát nghèo.
Những năm qua, tình trạng các tà đạo xâm nhập vào nhiều huyện biên giới phía Bắc đã ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự trên địa bàn. Để ngăn chặn tà đạo, thời gian qua, cả hệ thống chính trị huyện Mèo Vạc (Hà Giang), mà nòng cốt là lực lượng vũ trang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ kiên trì tuyên truyền, vận động quần chúng đến nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi.
Hà Giang mùa này có một loài hoa đẹp trong trẻo, tinh khôi, lãng mạn nhưng đầy sức sống, tím hồng cả khoảng trời Cao nguyên đá, như làn môi xinh, đôi má ửng hồng của thiếu nữ vùng cao, làm xao xuyến bao trái tim du khách - loài hoa Tam giác mạch.
Mặc dù dịch bệnh trên người và vật nuôi có diễn biến phức tạp, tuy nhiên nhờ triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách giảm nghèo, điều kiện sống của người nghèo trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã được cải thiện rõ rệt. Đến cuối năm 2021 trên địa bàn huyện có 1.038 hộ thoát nghèo; tỷ lệ giảm hộ nghèo trong năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 đạt tỷ lệ 6,01%, hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 còn 11.019 hộ, 60.152 khẩu, chiếm tỷ lệ 64,07%.
Thôn Sủng Ú, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) cách trung tâm xã 20 km, đường đi lại khó khăn. Thôn chưa có điện lưới, có 1 điểm trường mẫu giáo, học sinh từ lớp 1 đã phải học bán trú tại xã…Vượt qua những khó khăn, người dân trong thôn cần cù, đoàn kết, giữ gìn cuộc sống bình yên.
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở thôn Thăm Nong, xã Tát Ngà (Mèo Vạc) vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống đem lại giá trị kinh tế mà còn góp phần khai thác, phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Ngày 22.10, đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy – Trưởng Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy phụ trách theo dõi huyện Mèo Vạc đã đến thăm, động viên, tặng quà học sinh, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Mèo Vạc.
Đến với huyện Mèo Vạc, giữa mênh mông núi đá tai mèo, chắc hẳn nhiều người không khỏi trầm trồ trước màu xanh bạt ngàn của rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán. Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện; cũng do vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển khu vực này luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc dành sự quan tâm đặc biệt.
Trong bối cảnh trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trường hợp F1, F2, F3, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19, huyện Mèo Vạc đã kích hoạt thêm chốt kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào địa phương.
Những năm qua, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) tập trung lãnh đạo, vận động nhân dân khai thác thế mạnh của địa phương, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế. Nhờ vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.
Báo Đảng từ lâu được biết đến là 1 trong những phương tiện tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; những thông tin chính xác, sát thực nhất về những vấn đề trong đời sống xã hội. Tờ báo Đảng đã trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người dân, đặc biệt là đồng bào ở các thôn, bản nhiều gian khó nơi miền đá.
Sáng 3.4, đồng chí Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo (CCB), hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại 2 xã Lũng Chinh và Giàng Chu Phìn.
Nhờ đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' đã lan tỏa sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia với 383 mô hình hoạt động hiệu quả được nhân rộng trên toàn tỉnh. Qua đó, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển KT-XH.
Chợ phiên tại trung tâm thị trấn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, họp vào sáng chủ nhật hàng tuần, luôn hấp dẫn du khách bởi một không gian văn hóa gắn kết, đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá địa đầu Tổ quốc.
Hà Giang, tỉnh vùng cao cực bắc của Tổ quốc không chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá tai mèo, mà còn bởi nét đẹp văn hóa với những buổi chợ phiên của bà con các dân tộc.
Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có địa hình chủ yếu là núi đá, thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Đặc biệt tại Đồng Văn, Mèo Vạc có đến 80% diện tích núi đá, là địa bàn trọng điểm khan hiếm nước với thời gian từ 3-4 tháng/năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát và khẳng định: Địa hình vùng cao phía Bắc Hà Giang có nhiều thung lũng, giải pháp tối ưu là xây dựng hồ chứa nước. Trước thực trạng đó, Hà Giang đã được Chính phủ đầu tư xây dựng 30 hồ chứa nước sinh hoạt, tập trung nhiều nhất vẫn là hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Nhằm nâng cao tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, giảm thiểu những cơn 'khát', những năm qua, huyện Mèo Vạc đã triển khai hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, tăng cường quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.