Huyện Văn Chấn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, có diện tích tự nhiên hơn 1.100km2, dân số gần 120.000 người với 17 dân tộc cùng chung sống. Những năm qua, công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) đã để lại dấu ấn trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
Ngày 1/10, Đoàn công tác UBND tỉnh Hòa Bình do ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra tiến độ, kết quả triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La giai đoạn 1 đoạn qua địa phận huyện Lương Sơn.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Văn Chấn đã bị sạt lở trên 500.000m3 đất đá, trong đó sạt lở đã gây thiệt hại tài sản 164 nhà, 130 điểm giao thông bị ùn tắc.
Trung tâm Nghiên cứu địa tin học vừa phát đi thông báo cảnh báo lũ quét, sạt lở đất khu vực tỉnh Yên Bái.
Trước khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đất liền, Hội LHPN ở các xã trên địa bàn huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực vận động đưa người dân ở vùng nguy hiểm đi trú, tránh bão nơi an toàn, việc làm này được người dân tin tưởng và đánh giá rất cao.
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 7/9 đến sáng 8/9, trên địa bàn Yên Bái có mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại đến các công trình công cộng, nhà dân và diện tích sản xuất nông nghiệp tại một số huyện.
Vốn là xóm có điều kiện đặc biệt khó khăn, cách đây khoảng dăm, bảy năm, Suối Bu thuộc xã Trường Sơn cũ, nay là xã Cao Sơn (Lương Sơn) được coi là xóm
Với tôi, ấn tượng về Bí thư Đảng ủy xã Cao Sơn (Lương Sơn) Bùi Văn Điệp không chỉ là một cán bộ tận tụy với công việc, đảng viên mẫu mực. Mà ấn tượng đậm nét nhất ở anh là một cán bộ dân cử gần gũi, biết lắng nghe dân, giải quyết những kiến nghị của nhân dân bằng việc làm, hành động thực tế...
Cây tre măng Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái. Nhất là khi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp được hình thành, cây tre Bát độ thực sự đã trở thành cây làm giàu, giúp đời sống của người dân vùng trồng tre măng ngày một khởi sắc.
Phát huy phẩm chất 'bộ đội Cụ Hồ', anh Sùng A Dê - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Suối Bu, huyện Văn Chấn là người đã tiên phong đưa cây tre măng Bát Độ vào làm giàu cho gia đình và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế giúp bà con thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương.
Huyện Văn Chấn có dân số trên 15 vạn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ trên 70%. Để từng bước nâng cao đời sống đồng bào, huyện đã quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn.
Chiều 21-8, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Văn Chấn phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Suối Bu, huyện Văn Chấn tổ chức bàn giao, hỗ trợ kinh phí xây dựng 'Nhà đồng đội' cho chiến sỹ dân quân Sùng A Cá, Ban CHQS xã Suối Bu.
Thời gian qua, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đã chú trọng xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, nhằm ứng dụng mang lại giá trị thực tiễn cho nông dân ở các vùng sản xuất.
Câu chuyện về những người trẻ thành công với ước mơ, hoài bão của mình luôn là niềm cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ khác, đặc biệt là những thanh niên dân tộc thiểu số - nơi mà khó khăn chồng chất khó khăn như sự nối tiếp, điệp trùng tới ngút ngàn của núi, của rừng già ở nơi họ sinh sống. Nhưng một khi họ vượt qua được khó khăn ấy, câu chuyện của họ sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực để cộng đồng học tập, noi theo.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2023, hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 434.120,2ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước.
Vừa qua, tại Công ty Xăng dầu Yên Bái, Khối thi đua các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp Trung ương 2 đã tổ chức sơ kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp ở Biển Đông khiến khu vực Bắc và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 250mm, cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại đô thị.
Những ngày tới, mưa lớn còn tiếp diễn ở nhiều khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ, Tây Nguyên, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao, người dân cần chuẩn bị các phương án phòng ngừa.
Cơ quan khí tượng thủy văn đã đưa ra cảnh báo nguy cơ sạt lở đất ở mức cao nhất (mức tím) với nhiều xã thuộc các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Xín Mần và Quang Bình của tỉnh Hà Giang. Một số xã của Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên và Lào Cai cũng có nguy cơ sạt lở đất ở mức cao đến rất cao.
Đến nay, huyện Văn Chấn có 354 mô hình 'Dân vận khéo' (304 mô hình tập thể, 50 mô hình cá nhân). Những mô hình, điển hình 'Dân vận khéo' tiêu biểu đã lan tỏa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn huyện.
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Văn Chấn xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ, tà đạo như: Tổ chức Giê sùa, tổ chức Ân điển cứu rỗi, Pháp luân công…. Khi được phát hiện, huyện đã chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và những hoạt động tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 31/5/2024. Dự báo tin thời tiết ngày 31/5/2024 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Ngày 28/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái đã khảo sát việc thực hiện Đề án 05 ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và xây dựng mô hình điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Văn Chấn.
Văn Chấn phấn đấu năm 2024 sẽ có 98% cơ sở y tế trên địa bàn có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện tiêu chí tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đảm bảo tối thiểu 90% đạt yêu cầu trong năm 2024 và 95% đạt yêu cầu từ năm 2025 đến 2030.
Mang trong mình dòng máu người lính, Sùng A Dê (36 tuổi), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, luôn gương mẫu, trách nhiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng dìu dắt, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho nhân dân.
Cây xanh do chính tay anh và bạn bè, người dân địa phương trồng nay đã cao lớn. Nhiều mảnh đất trống, đồi trọc đã được phủ xanh mướt mắt…
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền gần gũi, thiết thực, huyện Văn Chấn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua gắn với thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó chú trọng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần xây dựng, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất còn nhiều gian khó nên thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của bà con dân tộc, những năm qua, đồng chí Sùng A Dê (36 tuổi), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã có nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, giúp người dân trong xã thoát nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày một phát triển.
Chỉ sau một đêm mưa dông bất chợt, đến chiều 1-5, các địa phương đã thống kê có hơn 1.700 ngôi nhà chịu cảnh màn trời chiếu đất (chủ yếu do tốc mái). Dự báo, ngày 2-5, miền Bắc mát mẻ nhưng từ ngày 4-5, nắng nóng sẽ trở lại Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Vốn là 'điểm nóng' trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.
Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.
Sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Chấn đang phát triển mạnh theo hướng hàng hóa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp bước đầu đã hình thành sự liên kết, hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao.
Trong các ngày 5 và 6/4, trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Quốc tế Wellspring Hanoi đã kết hợp với dự án 'Ước mơ triệu cây xanh' thuộc Hệ sinh thái Rừng và Em tổ chức thành công hoạt động tham quan, trải nghiệm cho các em học sinh vùng cao Yên Bái tại Hà Nội.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thanh tra tỉnh, năm 2023, UBND huyện Văn Chấn chỉ đạo Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra tránh chồng chéo theo quy định; nội dung các cuộc thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực được dư luận xã hội quan tâm như: đất đai, tài chính, chế độ chính sách... Các cuộc thanh tra thực hiện theo đúng quy định của Luật Thanh tra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành; nhân rộng mô hình về PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… tạo sự lan tỏa nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Yên Bái vừa xảy ra trận mưa đá vào khoảng 10h ngày 28/3, cảnh tượng mưa đá đọng trắng nền đất, phủ đầy trong vườn, ruộng khiến dư luận xôn xao về hiện tượng thời tiết này.
Mưa đá diện rộng kèm theo gió mạnh xảy ra sáng nay tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khiến một ngôi nhà bị tốc mái và một số diện tích hoa màu của người dân bị thiệt hại.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên cao, tại địa bàn huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn (Yên Bái) xảy ra mưa đá kèm dông lốc khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Bằng cách sử dụng linh hoạt các nguồn vốn đầu tư, khéo léo huy động sức người, sức của trong nhân dân, các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực trong việc hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Là tỉnh miền núi, có gần 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều năm qua, Yên Bái đặc biệt quan tâm, hỗ trợ toàn diện cho vùng với quyết tâm đến năm 2025 sẽ tăng trên 2 lần thu nhập bình quân của người DTTS so với năm 2020.
Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Bình Thuận là đơn vị được Hội LHTN huyện Văn Chấn chỉ đạo tổ chức đại hội điểm Hội LHTN cấp xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029 vào ngày 12/1.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bắt nhịp xu thế chung, tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển NNHC, không ngừng đưa nông sản địa phương khẳng định vị thế, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế.
Huyện Văn Chấn có 15 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.Việc thực hiện các đề án hỗ trợ nông lâm nghiệp đã thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, góp phần mở rộng diện tích, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở vùng cao, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS.
Ngày 29/12, Đoàn Thanh niên Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái phối hợp với Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất và đầu tư Lâm Phong, Công ty TNHH tủ bếp Cao Tiệp Việt Nam đến thăm và tặng quà tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn.
Với mục tiêu bảo vệ, giữ vững diện tích rừng hiện có nhằm bảo đảm sinh kế cho người dân sống và phát triển kinh tế từ rừng, bước vào mùa khô hanh năm 2023, huyện Văn Chấn đã và đang tập trung chỉ đạo những địa phương có rừng, chủ rừng chủ động các phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) để đảm bảo an toàn tài nguyên rừng.
Tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới luôn được coi là tiêu chí khó thực hiện và càng khó hơn với những xã đặc biệt khó khăn như Suối Bu, huyện Văn Chấn. Song, nhiều năm nay, Suối Bu đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT), giúp xã cơ bản hoàn thành tiêu chí số 2 này.
Trong 2 ngày 16, 17/11, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn tuyên truyền vận động phụ nữ làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em cho 150 cán bộ Hội phụ nữ.
Trong 2 ngày 16 - 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn tuyên truyền, vận động phụ nữ làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em cho 150 cán bộ Hội cấp huyện, xã, chi hội; đại diện mô hình, các câu lạc bộ về công tác gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc thuộc địa bàn thực hiện Dự án 8 tại các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao.
Với mục tiêu nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, những năm qua, chính quyền cùng nông dân các địa phương trên địa bàn huyện Văn Chấn đã năng động đưa các giống cây trồng mới, có giá trị cao vào thay thế các diện tích đất trồng ngô, lúa kém hiệu quả, đất gò cao, bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Trồng cây với tất cả đam mê, nhiều lần về quê thấy cây mình trồng bị chết mà rớt nước mắt... Đây là chia sẻ cảm động của anh Sùng A Cải, chủ nhiệm dự án 'Ước mơ triệu cây xanh'.
Hơn 3 năm tham gia dự án trồng na Thái Lan, na Đài Loan nhập nội, một số hộ người Mông ở thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã bước đầu nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc và thu hái những thành quả đầu tiên.