Nhằm hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lạng Sơn (17/10/1950 - 17/10/2024) và 22 năm ngày thành lập TP. Lạng Sơn (17/10/2002 - 17/10/2024), mới đây, tại Công viên hồ Phai Loạn (đoạn Cung Thiếu nhi Lạng Sơn), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Lạng Sơn phối hợp tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc TP. Lạng Sơn năm 2024.
Dù việc áp dụng công nghệ với du lịch Việt Nam đang triển khai tích cực, song theo TS. Lê Quang Đăng, quá trình chuyển đổi số du lịch hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê, trong quý I năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến với Lạng Sơn ước đạt hơn 1,5 triệu lượt, doanh thu đạt hơn 1.200 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm Lạng Sơn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc và có sức hút lớn đối với du khách. Theo thống kê, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến với Lạng Sơn ước đạt hơn 1,5 triệu lượt, doanh thu đạt hơn 1.200 tỷ đồng.
Lạng Sơn có hệ thống hàng trăm lễ hội truyền thống đặc sắc và trở thành một trong những sản phẩm du lịch ngày càng có sức hút đối với khách du lịch.
Là địa bàn trung tâm của tỉnh, nơi diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở thành phố Lạng Sơn được lực lượng công an thành phố chủ động xây dựng các phương án, hiệp đồng triển khai chặt chẽ, đem lại hiệu quả thiết thực
Mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 280 lễ hội trong dịp đầu xuân. Các lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh du xuân, trẩy hội. Chính vì vậy lượng rác thải phát sinh trong dịp này là rất lớn. Với sự chủ động vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và các đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường, trước, trong và sau lễ hội công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo, để lại những ấn tượng đẹp cho người dân và du khách.
Ngày 7/3, tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn đã diễn ra Hội Đầu Pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác trong lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách từ các địa phương.
Diễn ra vào những ngày cuối tháng Giêng, lại kéo dài trong gần 1 tuần lễ nhưng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, Lạng Sơn vẫn chật kín khách.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Lạng Sơn, trong ngày 7/3 (tức 27 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thành phố thu hút 285.500 lượt người đến dự Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ (gấp 2,5 lần so với ngày diễn ra lễ hội 27 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), doanh thu ước đạt 314 tỷ đồng.
Ngày 7/3, VKSND TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Hà Văn Tiến (SN 1985, trú tại Xóm 2, thôn Ngoài, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) về tội 'Trộm cắp tài sản', theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Sáng nay 7-3, hàng ngàn người dân ở tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang và du khách ở muôn phương đã kéo về trẩy hội Kỳ Cùng - Tả Phủ (Lạng Sơn) với màn đặc biệt là 'tranh đầu pháo'.
Tại quán đồ ăn, quan sát xung quanh không thấy ai để ý, Tiến đã lấy trộm Iphone 11 của bé gái rồi mang đến một cửa hàng điện thoại bán được 1 triệu đồng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang là thời điểm diễn ra các lễ hội xuân, thu hút rất đông người dân, du khách thập phương tới vui xuân trảy hội. Để đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ ở các di tích trong mùa lễ hội, các cấp, ngành đã và đang triển khai nhiều biện pháp.
Tối 6/3, tại Trung tâm Hội chợ Thương mại Lạng Sơn, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lạng Sơn tổ chức khai mạc hội thi 'Hương sắc ẩm thực xứ Lạng' mở rộng và hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP xuân Giáp Thìn 2024. Đây là năm thứ 6 thành phố Lạng Sơn tổ chức hoạt động này.
Những năm qua, việc giáo dục giá trị văn hóa, truyền thống của lễ hội đến học sinh đã được các trường học trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai. Thông qua đó nhằm tạo sự gắn kết cộng đồng, giúp thế hệ trẻ hiểu biết về phong tục tập quán và nâng cao niềm tự hào về truyền thống của quê hương.
Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là lễ hội lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Hằng năm, cứ vào dịp lễ hội, từ 22 - 27 tháng Giêng, hàng vạn người từ khắp các địa phương của tỉnh và du khách trong, ngoài nước lại tìm về thành phố Lạng Sơn - thành phố Hoa Đào để tham dự các hoạt động văn hóa độc đáo, cùng hòa mình vào dòng người trẩy hội, du Xuân. Vì thế, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được xem là điểm hẹn văn hóa ở Xứ Lạng...
Theo thông tin từ Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Lạng Sơn, trong ngày 2/3 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), ngày đầu tiên khai hội Kỳ Cùng - Tả Phủ, thành phố Lạng Sơn đã đón trên 52.000 lượt người về dự hội (tăng hơn 35.000 lượt người so với ngày đầu khai hội 22 tháng Giêng năm Quý Mão).
Sáng 2/3 (tức 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức lễ hội phường Vĩnh Trại và Hoàng Văn Thụ (thành phố Lạng Sơn) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Kỳ Cùng và Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa. Đây là hai lễ hội có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh, nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
Tối 1/3, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu nghệ thuật xuân Xứ Lạng năm 2024.
Tối 1/2, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Lễ hội hoa đào xứ Lạng năm 2024 với chủ đề 'Lung linh sắc đào - Tỏa sáng vươn xa'.
Với chủ đề'Lung linh sắc đào - Tỏa sáng vươn xa', Lễ hội Hoa đào Xứ Lạng sẽ diễn ra từ ngày 26/1 đến ngày 9/3/2024. Lễ hội Hoa đào Xứ Lạng là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thường niên, tiêu biểu, nổi bật của Lạng Sơn, thu hút đông đảo người dân tham gia.
UBND tỉnh Lạng Sơn đang lên kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Lạng Sơn, vùng đất phên dậu của Tổ quốc sở hữu một hệ thống các đền thờ độc đáo bậc nhất xứ bắc. Khí thiêng sông núi trấn giữ biên ải, che chắn cho nhân dân ngàn đời hội tụ cả nơi ấy.
Chiều 13/10, tại thành phố Lạng Sơn, UBND thành phố Lạng Sơn phối hợp với Hội Di sản Văn hóa tỉnh tổ chức Hội thảo 'Tả đô đốc Hán Quận Công Thân Công Tài – Cuộc đời và công lao xây dựng, phát triển phố Chợ Kỳ Lừa'. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch UBND thành phố và Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh đồng chủ trì hội thảo.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc. Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, mà tỉnh Lạng Sơn còn là mảnh đất đa bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông và một số dân tộc khác). Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng về địa hình cư trú, trang phục, đời sống kinh tế..., tạo cho Lạng Sơn bản sắc vùng miền độc đáo và phong phú riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là những tài sản vô giá cần được chính quyền cùng người dân giữ gìn và phát huy, tạo cơ sở và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lạng Sơn có sự đa dạng và vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là những tài sản vô giá cần được chính quyền cùng người dân giữ gìn và phát huy, tạo cơ sở và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hôm nay 12/2 (tức 22 tháng Giêng năm Quý Mão), hàng vạn nhân dân, du khách đã về tỉnh Lạng Sơn dự khai hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ 2023.
Ngày 12/2/2023 (tức 22 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Lạng Sơn diễn ra Lễ hội truyền thống giữa hai đền Kỳ Cùng - Tả Phủ.
Là năm đầu tiên tổ chức, Lễ hội Kỳ Hoa đã đạt thành công vượt mong đợi với nhiều dấu ấn nổi bật trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhân dịp nghỉ lễ (30/4 – 1/5) UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ hội Kỳ Hoa, đây là sự kiện du lịch nổi bật mang đậm giá trị bản địa đặc sắc của văn hóa địa phương, tập hợp những giá trị lịch sử, văn hóa, con người xứ Lạng.
Tối 29/4, tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn diễn ra Lễ khai mạc 'Lễ hội kỳ hoa Lạng Sơn 2022' với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú
Lạng Sơn tổ chức 'Lễ hội Kỳ Hoa' cùng nhiều hoạt động khác trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 như chèo thuyền trong lòng hồ, trải nghiệm đời sống người dân tộc Dao, làm bánh ngải.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa thông báo về việc Tổ chức Lễ hội Kỳ Hoa - Lạng Sơn 2022.
Trong 'Lễ hội Kỳ Hoa', du khách sẽ được trải nghiệm 'Ngũ sắc Kỳ Hoa', là năm đặc trưng văn hóa bản địa và sự hoa lệ của mảnh đất Xứ Lạng.
Di tích và lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ là di sản văn hóa duy nhất của Lạng Sơn được xếp hạng cấp Quốc gia ở cả hai loại hình vật thể và phi vật thể. Thời gian qua, chính quyền và Nhân dân thành phố đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy và nâng tầm giá trị của di sản.
Trưa ngày 27/2 (tức ngày 27 tháng Giêng năm Nhâm Dần), nghi thức rước kiệu truyền thống từ đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) tới đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) được tổ chức trang nghiêm theo đúng quy định.
Sau 2 năm tạm dừng do ảnh hưởng dịch Covid-19, Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ (tỉnh Lạng Sơn) vừa được tổ chức trở lại với nghi lễ rước kiệu truyền thống.
Sẵn sàng cho việc mở cửa, phục hồi ngành du lịch khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động xây dựng các phương án quản lý hoạt động lễ hội, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch.
Hàng nghìn người dân và du khách đổ về thành phố Lạng Sơn đón xem cuộc tranh giành đầu pháo và rước kiệu tại lễ hội Tả Phủ - Kỳ Lừa, sáng 14/3.