TCVM Thanh Hóa góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện

Tại Việt Nam, tài chính vi mô (TCVM) được xác định là một trụ cột để thúc đẩy tài chính toàn diện. Bám sát định hướng, mục tiêu, nêu cao sứ mệnh, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã và đang nỗ lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020.

Những năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - Phòng giao dịch Bỉm Sơn (sau đây gọi tắt là PGD Bỉm Sơn) đã không ngừng nỗ lực, cố gắng đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, tiểu thương, doanh nghiệp vi mô... Nguồn vốn vay này giúp họ từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội.

Trao hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng xây mái ấm tình thương cho phụ nữ đặc biệt khó khăn xã Tam Chung

Chiều 15/5, Hội LHPN tỉnh và Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa đã trao hỗ trợ kinh phí xây mái ấm tình thương cho 2 hộ gia đình hội viên nghèo, đặc biệt khó khăn xã Tam Chung (Mường Lát), tổng trị giá 100 triệu đồng do Hội LHPN TP Thanh Hóa và Tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa hỗ trợ.

Đưa nguồn vốn vay thân thiện, hiệu quả đến với phụ nữ nghèo, thu nhập thấp

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thử thách, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khảo sát, mở rộng địa bàn hoạt động. Tổ chức TCVM Thanh Hóa hiện đang khẩn trương xúc tiến, chuẩn bị tốt các điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động tại các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Như Xuân.

Nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục cho phụ nữ, trẻ em nông thôn, miền núi

Là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã có những hoạt động thiết thực nhằm tập huấn cho cán bộ tín dụng kiến thức, kỹ năng để tư vấn tới khách hàng các giải pháp trong trường hợp trở thành nạn nhận của xâm hại tình dục (XHTD) và bạo lực trên cơ sở giới (BLG), góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong lĩnh vực này.

Mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả dẫn vốn cho người nghèo, thu nhập thấp

Bám sát định hướng, kế hoạch hoạt động của tổ chức; căn cứ vào tình hình thực tiễn, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - chi nhánh Thiệu Hóa (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) đã triển khai các công việc, thực hiện tốt việc mở rộng địa bàn hoạt động tại huyện Yên Định và Vĩnh Lộc. Từ đó, ngày càng có nhiều hơn người nghèo, thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vốn vay để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương.

Ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2024-2026 giữa Hội LHPN tỉnh và Tổ chức TCVM Thanh Hóa

Ngày 29/3, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết 2 năm Chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2024 và ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2024-2026.

Tuổi trẻ Tổ chức TCVM Thanh Hóa: 'Thân thiện trong giao tiếp, tinh thông trong nghiệp vụ, sáng tạo trong tư duy, tự tin trong hành động'

Những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã nêu cao tinh thần xung kích, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động đoàn gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Từ những việc làm thiết thực, ý nghĩa ấy, ĐVTN Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tích chung của đơn vị, thúc đẩy công tác Đoàn, phong trào thanh niên trong Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh.

Kênh dẫn vốn hiệu quả cho người nghèo, thu nhập thấp

Những năm qua, Tài chính vi mô (TCVM) được xem là công cụ hữu hiệu trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Không đơn thuần cung cấp nguồn vốn vay, giúp các đối tượng khách hàng là hộ nghèo, thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Hơn hết, nguồn vốn vay của TCVM góp phần giúp khách hàng nâng cao năng lực, tự tin, từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình, xã hội.

'Trợ lực' thoát nghèo cho bà con miền núi

Nhằm làm tốt sứ mệnh và mục tiêu 'vì sự phát triển cộng đồng', đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã phát huy lợi thế, mở rộng địa bàn về các thôn, xã nhằm đưa nguồn vốn vay đến gần hơn với các đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, thu nhập thấp, yếu thế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, bà con vùng sâu, vùng xa...

Điểm tựa cho những người yếu thế nơi chân sóng

Nguồn vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đang ngày càng trở thành 'điểm tựa' vững chắc, là động lực giúp những hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, người yếu thế ở những ngôi làng ven biển ổn định cuộc sống.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh

Trên hành trình phát triển, bên cạnh việc không ngừng đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa luôn xác định xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, yếu tố quyết định sự sống còn. Trong đó, các cấp ủy đảng, ban lãnh đạo, cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, đổi mới từ nhận thức đến hành động.

Tiết kiệm vi mô - Vun đắp tương lai

Là 1 trong 4 tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, song song với hoạt động cho vay vốn, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã phát triển sản phẩm tiết kiệm, góp phần thay đổi tư duy, tạo thói quen tiết kiệm và động lực để khách hàng từng bước ổn định, vươn lên trong cuộc sống.

Đồng hành cùng khách hàng vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế

Trên mảnh đất Nga Sơn, những cán bộ tín dụng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng, mở rộng địa bàn, đa dạng dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho nhiều khách hàng là các hộ nghèo, thu nhập thấp, tiểu thương, doanh nghiệp siêu nhỏ... có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay, từ đó từng bước ổn định cuộc sống, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, tự tin khẳng định giá trị bản thân...

Tổ chức TCVM Thanh Hóa đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng

Phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã quan tâm, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng thông qua nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Nghe khách hàng kể chuyện Tài chính vi mô Thanh Hóa

Gắn bó với Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chưa lâu, tuy nhiên, trong tất thảy những khách hàng mà tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe câu chuyện của họ, điều đọng lại là niềm vui, lời cảm ơn mộc mạc mà thân tình, giản dị mà chân thành. Những khách hàng vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa là người yếu thế, phụ nữ nghèo, thu nhập thấp. Tuy nhiên, bằng nghị lực, quyết tâm, bản tính chịu thương chịu khó, cùng sự đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình của tổ chức, họ đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế, tự tin trong gia đình, xã hội. Đó cũng là điểm chung trong những câu chuyện khách hàng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Thiệu Hóa.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa với các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện

Trên cơ sở kế thừa và phát huy mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra; thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tài chính vi mô (TCVM), TCVM Thanh Hóa đã xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với năng lực của tổ chức, nhu cầu của thị trường, khách hàng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

Dấu ấn tài chính vi mô Thanh Hóa ở Ngọc Lặc

Từ huyện miền núi nghèo của tỉnh, sau nhiều nỗ lực, Ngọc Lặc đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Trong thành quả ấy, bằng những việc làm thiết thực nhằm cung cấp vốn vay và thực hiện hoạt động an sinh xã hội cho các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã ghi dấu ấn rõ nét.

Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực TCVM tại Thanh Hóa

Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tài chính vi mô (TCVM), việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng chuyển động phức tạp của kinh tế toàn cầu. Tại Thanh Hóa, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã có hàng chục năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những tổ chức đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng như: ADB, IFC, Ford Foundation, Jica, Oiko credit, Kiva, Care, Lend with Care, Babyloan...

Tài chính vi mô Thanh Hóa mở rộng địa bàn, nỗ lực cung cấp vốn vay

Trước bối cảnh tỉnh Thanh Hóa huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới, việc phát triển hoạt động tín dụng vi mô là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần được chú trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, cố gắng mở rộng địa bàn, nâng cao năng lực cung cấp vốn vay, hướng đến các đối tượng hộ nghèo, thu nhập thấp, yếu thế, tiểu thương...

Tâm sự từ người mẹ của 'cô giáo không tay' vượt khó nuôi con trưởng thành với nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa

Trên hành trình xây dựng và phát triển, với phương thức cho vay đơn giản, hiệu quả, thân thiện, nguồn vốn vay của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã trở thành điểm tựa, gieo niềm tin, hy vọng cho biết bao người phụ nữ nghèo, thu nhập thấp từng bước ổn định cuộc sống, vươn tới tương lai. Đó cũng chính là câu chuyện cảm động về nỗ lực, cố gắng, ý chí, quyết tâm của chị Nguyễn Thị Tình (44 tuổi, thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, Đông Sơn) - mẹ của 'cô giáo không tay' Lê Thị Thắm, nhân vật truyền cảm hứng về khát vọng, nghị lực sống tiêu biểu xứ Thanh.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Phòng Giao dịch Hậu Lộc: Điểm tựa vươn lên cho các hộ thu nhập thấp vùng ven biển

Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - Phòng giao dịch (PGD) Hậu Lộc được thành lập vào tháng 12–2008, hoạt động chủ yếu trên địa bàn các xã ven biển Hậu Lộc. PGD Hậu Lộc được thành lập nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa xuyên suốt qua các thời kỳ.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa đẩy mạnh giải ngân tín dụng hỗ trợ tiểu thương và hộ thu nhập thấp

Mặc dù hoạt động tín dụng rất sôi động nhưng với phân khúc khách hàng là tiểu thương, hộ thu nhập thấp thì việc tiếp cận với các nguồn vốn vay vẫn còn nhiều 'rào cản', hạn chế, đặc biệt là các đối tượng ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhận thức được điều đó, bám sát mục tiêu, sứ mệnh của mình, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa nỗ lực kết nối, đẩy mạnh giải ngân tín dụng hỗ trợ khách hàng là tiểu thương, hộ thu nhập thấp.

Nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân thị xã Nghi Sơn vươn khơi bám biển

Tại vùng ven biển xứ Thanh nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng, đời sống của bà con ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, các phòng giao dịch (GD) của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa hoạt động trên địa bàn thị xã Nghi Sơn (Phòng GD Nghi Sơn 1, Phòng GD Nghi Sơn 2) đã không ngừng nỗ lực, cố gắng cung cấp dịch vụ tài chính gần gũi, thân thiện nhằm tạo động lực, niềm tin và nhất là tiếp thêm nguồn lực để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Nghị lực vươn lên thoát nghèo của khách hàng vay vốn TCVM

Với phương thức cho vay vốn đơn giản, thuận tiện, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã hỗ trợ nguồn vốn vay cho gần 40.000 khách hàng, trong đó có 92% là phụ nữ, hộ nghèo, thu nhập thấp, tiểu thương... Dịch vụ tín dụng thân thiện, hiệu quả đã trao động lực, tạo điểm tựa để phụ nữ nghèo, yếu thế nỗ lực, chủ động vươn lên trong cuộc sống, cải thiện thu nhập, nâng cao vị thế trong gia đình, xã hội. Đó cũng là câu chuyện thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống của chị Lê Thị Thúy (thôn Thiện Chính, xã Dân Lực, Triệu Sơn).

Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Chuyển đổi số trong đào tạo, tập huấn kiến thức quản lý tài chính, kinh doanh cho khách hàng

Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa là một tổ chức tín dụng chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép, với phương châm hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, kết hợp hài hòa giữa việc đào tạo tập huấn quản lý tài chính, kiến thức kinh doanh và cung cấp vốn vay hỗ trợ hộ thu nhập thấp, tầng lớp tiểu thương, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong những năm qua, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã chú trọng việc chuyển đổi số (CĐS) trong công tác đào tạo, tập huấn kinh doanh cho tiểu thương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.

Theo chân Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa trên hành trình giảm nghèo bền vững

Nắng xuân, khí xuân, sức xuân đã thổi bùng lên động lực, niềm tin mới. Bước sang năm mới Quý Mão 2023, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa lại tiếp tục ghi dấu những bước chân, thiết lập những dấu mốc mới, nỗ lực khẳng định thương hiệu, giá trị trên hành trình giảm nghèo bền vững cùng quê hương, đất nước.

Tài chính vi mô – chìa khóa thúc đẩy tài chính toàn diện

Tài chính vi mô (TCVM) ra đời nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo. Bên cạnh mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính, các tổ chức TCVM còn hướng tới mục tiêu là giúp khách hàng có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, TCVM được coi là công cụ phát triển của người nghèo, chứ không chỉ là dịch vụ tài chính đơn thuần.

Vay tiêu dùng, giúp cải thiện đời sống người thu nhập thấp

Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao là điều tất yếu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không phải người dân nào cũng có đủ năng lực tài chính để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, vay tiêu dùng xuất hiện đã giúp nhiều cá nhân, nhất là những người thu nhập thấp có cơ hội tiêu dùng trước, chi trả sau với nhiều hình thức.

Tài chính vi mô Thanh Hóa: Đồng hành với người phụ nữ nghèo

Văn hóa và Đời sống - Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động từ năm 2014, là 1 trong 3 tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình tín dụng này có mục tiêu phát triển cộng đồng thông qua các dịch vụ tài chính, phi tài chính thân thiện, hiệu quả.

Người phụ nữ không cam chịu đói nghèo

Về thôn Minh Thanh, xã Minh Lộc (Hậu Lộc) thăm gia đình cô Hoàng Thị Phương, chi hội trưởng phụ nữ thôn, không ai tin được trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ này lại là nơi vợ chồng cô đã đồng cam cộng khổ vượt qua bao gian khó, nuôi dưỡng 4 người con ăn học trưởng thành. Đó là cả một câu chuyện có tính lan tỏa giữa đời thường từ việc vay vốn Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa của người phụ nữ nghèo.

Phòng Giao dịch Hậu Lộc - chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển

Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc. Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục kế cận và phát triển thành viên, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị từ nền móng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (nay là Tổ chức TCVM Thanh Hóa).

'Đổi đời' từ nguồn vốn tình thương – TYM

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam. Chương trình cũng góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động TCVM đối với việc tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính, bảo đảm hiệu quả xã hội, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức TCVM, thu hút sự quan tâm của Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tới hoạt động TCVM.

Khách hàng nhận Giải thưởng Doanh nhân vi mô tiêu biểu toàn quốc

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam.

Hiệu quả hoạt động của Tài chính vi mô Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương

'Nếu ngày ấy Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không về, có lẽ cuộc sống của gia đình tôi không được như bây giờ. Nhờ có nguồn quỹ đó, bản thân tôi làm được nhiều việc mà trước đây chưa từng nghĩ đến...' - đó là những lời trải lòng của thành viên Phạm Thị Hằng, 40 tuổi tại thôn Tân, xã Quảng Nham (Quảng Xương) là thành viên vay vốn năm thứ 6 tại TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương.

Những nữ khách hàng tiêu biểu vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Nhắc đến chị Lê Thị Khuyên, bà con thôn Hòa, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đều khâm phục, bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn

Trước sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu.

Chắp cánh cho những ước mơ

Một trong những hoạt động mang ý nghĩa của cán bộ Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đó là chương trình 'Thắp sáng tương lai', trao tặng sổ tiết kiệm cho các con em khách hàng ở một số địa phương trong tỉnh. Không chỉ cung cấp các sản phẩm vốn vay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên con em của khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa hơn.

Tài chính vi mô Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế, vì mục tiêu phát triển cộng đồng

Trong những năm gần đây, nhu cầu tham gia vay vốn và sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân, đặc biệt là phụ nữ tăng lên đáng kể.

Tài chính toàn diện – 'Ngọn núi cao từ những viên sỏi nhỏ'

Chị Bùi Thị Chín là một phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Thành Long (Thạch Thành). Cho đến khi trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, chị hầu như chỉ bó buộc cuộc sống xung quanh thôn xã, làm công việc trồng trọt, chăn nuôi. Việc sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, hay các tổ chức tài chính chính thức lại càng quá xa vời, chị chưa từng nghĩ đến. Thế nhưng 2 năm gần đây, chị Chín đã được vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, giúp chị tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình. Đó chính là một trong những lợi ích mà Tài chính toàn diện (TCTD) đã mang lại. Và nhiều ví dụ điển hình khác, những người phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình, mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Nếu không được tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, những doanh nhân vi mô này sẽ kể một câu chuyện khác về cuộc đời mình.

Những bước chân không mỏi

Chương trình Tài chính vi mô Thanh Hóa được triển khai đã mang lại niềm hy vọng cho chị em phụ nữ nghèo không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Đồng thời tạo nên phong trào phụ nữ tương thân tương ái, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình còn giúp chị em nâng cao mức sống, tự tin, cải thiện vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đẩy mạnh tín dụng cho phụ nữ nghèo

Có niềm tin là có tất cả, vẫn còn cơ hội cho những người phụ nữ yếu thế nếu họ biết vươn lên bằng chính nghị lực và sức lao động của mình' - chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã chia sẻ như vậy khi chúng tôi có dịp đến thăm xưởng may của chị trong những ngày cuối tháng 10-2019.