Chắp cánh cho những ước mơ

Một trong những hoạt động mang ý nghĩa của cán bộ Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đó là chương trình 'Thắp sáng tương lai', trao tặng sổ tiết kiệm cho các con em khách hàng ở một số địa phương trong tỉnh. Không chỉ cung cấp các sản phẩm vốn vay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên con em của khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa hơn.

Tài chính vi mô Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế, vì mục tiêu phát triển cộng đồng

Trong những năm gần đây, nhu cầu tham gia vay vốn và sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân, đặc biệt là phụ nữ tăng lên đáng kể.

Tài chính toàn diện – 'Ngọn núi cao từ những viên sỏi nhỏ'

Chị Bùi Thị Chín là một phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Thành Long (Thạch Thành). Cho đến khi trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, chị hầu như chỉ bó buộc cuộc sống xung quanh thôn xã, làm công việc trồng trọt, chăn nuôi. Việc sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, hay các tổ chức tài chính chính thức lại càng quá xa vời, chị chưa từng nghĩ đến. Thế nhưng 2 năm gần đây, chị Chín đã được vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, giúp chị tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình. Đó chính là một trong những lợi ích mà Tài chính toàn diện (TCTD) đã mang lại. Và nhiều ví dụ điển hình khác, những người phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình, mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Nếu không được tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, những doanh nhân vi mô này sẽ kể một câu chuyện khác về cuộc đời mình.

Những bước chân không mỏi

Chương trình Tài chính vi mô Thanh Hóa được triển khai đã mang lại niềm hy vọng cho chị em phụ nữ nghèo không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Đồng thời tạo nên phong trào phụ nữ tương thân tương ái, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình còn giúp chị em nâng cao mức sống, tự tin, cải thiện vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Để tài chính vi mô trở thành 'đòn bẩy' trong công tác giảm nghèo

Trong những năm qua, tài chính vi mô trơ thành công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững, tạo cho người nghèo biết cách 'làm ăn', tiết kiệm và trang bị những kiến thức tài chính cần thiết cũng như cách thức làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động này phát triển chưa đúng với tiềm năng, nguyên nhân có nhiều, một trong số những nguyên nhân đó là rào cản về khung khổ pháp lý. Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy mô hình này phát triển mạnh mẽ...

Một số vấn đề về phát triển mô hình tài chính vi mô ở Việt Nam

Tài chính vi mô là công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững, tạo cho người nghèo biết cách 'làm ăn', tiết kiệm và trang bị những kiến thức cần thiết cho người nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tài chính vi mô ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng. Một trong số những nguyên nhân được chỉ ra là rào cản về khung khổ pháp lý. Bài viết phân tích các chính sách của nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô và đề xuất phương hướng tháo gỡ khó khăn để tài chính vi mô phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đẩy mạnh tín dụng cho phụ nữ nghèo

Có niềm tin là có tất cả, vẫn còn cơ hội cho những người phụ nữ yếu thế nếu họ biết vươn lên bằng chính nghị lực và sức lao động của mình' - chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã chia sẻ như vậy khi chúng tôi có dịp đến thăm xưởng may của chị trong những ngày cuối tháng 10-2019.

Xóa bỏ rào cản phát triển tài chính vi mô

Thời gian qua, tài chính vi mô ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng, một trong những nguyên nhân căn bản là rào cản về pháp lý quy định đối với hoạt động của mô hình này.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó

Chúng tôi đến thăm gia đình em Trần Thanh Khải ở thôn Tân, xã Quảng Nham (Quảng Xương) vào một buổi sáng chủ nhật, khi gió thu se lạnh bắt đầu ùa về. Thật thương cảm khi biết em Khải mồ côi bố khi chưa đầy một tuổi, còn mẹ bỏ đi làm ăn xa...

Ngăn ngừa rủi ro cho tài chính vi mô

Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), mặc dù đến thời điểm hiện nay, hoạt động của nhóm các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) khá ổn định và hiệu quả.

Tài chính vi mô: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đã nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Hoạt động tài chính vi mô các tỉnh phía Bắc được NHNN phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ để tài chính vi mô hoạt động hiệu quả, bền vững

Sáng ngày 13/9, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo hoạt động tài chính vi mô tại các tỉnh phía Bắc. Chương trình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức.

Hoàn thiện khung pháp lý về chế độ tài chính cho TCVM

Quy định mới được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn...

Cân nhắc pháp lý cho tài chính vi mô

Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, sau 2 năm triển khai Quyết định 20, hiện nay vẫn còn khá nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý các chương trình, dự án TCVM chưa được giải quyết triệt để...

Đẩy mạnh phong trào không dùng rác thải nhựa và túi nilon

Là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, trong nhiều năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã cho khách hàng vay vốn không thế chấp để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Tổ chức TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội thiết thực, trong đó có phong trào 'Nói không với rác thải nhựa và túi nilon'.

TP. Hồ Chí Minh tăng cơ hội tiếp cận tín dụng cho người dân

Thời gian qua 'tín dụng đen' với với mức lãi suất cao, các phương thức đòi nợ không tuân theo luật pháp khiến nhiều gia đình khốn đốn. Giải pháp ngăn chặn tình trạng này là cần phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng và các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân.

Tổ chức Tài chính vi mô đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng, ngăn chặn 'tín dụng đen'

Tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân, đặc biệt đối tượng hộ gia đình phụ nữ kinh tế còn thấp, tránh lâm vào tình trạng vay 'tín dụng đen'. Trong nhiều năm Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã cung cấp vốn vay đến tận tay người nhận, đúng người, đúng việc. Đồng thời dịch vụ, đối tượng vay vốn của tổ chức tiếp tục được mở rộng nhằm khích lệ các hộ phụ nữ, hộ cựu chiến binh, gia đình chính sách chủ động vay vốn xóa nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên phát triển thành hộ gia đình có kinh tế ổn định, hoặc kinh doanh giỏi, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Vai trò của cán bộ tinh thông nghiệp vụ trong việc mở rộng địa bàn vay vốn ở Tĩnh Gia

Nhằm thực hiện tốt sứ mệnh của mình, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã, đang đẩy mạnh hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính thân thiện, hiệu quả tới các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Thanh Hóa, nhất là các đối tượng là phụ nữ và hộ gia đình chính sách.

Mở rộng khách hàng vay vốn tại huyện Nga Sơn

Tính đến hết quý I-2019, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã mở rộng địa bàn hoạt động tại 236 xã/phường thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố. Với mục đích tiếp tục giữ vững đối tượng khách hàng là các hộ phụ nữ kinh tế còn khó khăn, nhằm đồng hành cùng họ để phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên xóa nghèo bền vững và mở ra con đường làm giàu chính đáng. Một trong những địa bàn được Tổ chức TCVM Thanh Hóa chú trọng là các hộ phụ nữ nghèo huyện Nga Sơn, địa bàn từng xảy ra những vụ cho vay nặng lãi của các tổ chức 'tín dụng đen' trong cộng đồng dân cư.