Hà Nội những ngày này rộn ràng với lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 (1954-2024), nhưng trên những con phố cổ rêu phong vẫn có hình ảnh của một Hà Nội cổ xưa. Những chàng trai trong màu áo vệ quốc quân và chiếc áo trấn thủ chần ô quả trám, các chị, các mẹ trong những bộ áo dài của thập niên 50 thế kỷ trước. Hà Nội có quá nhiều tính từ để đi kèm với miền đất văn hiến. Hà Nội hào hoa, Hà Nội u hoài, Hà Nội kiêu sa... Những ngày kỷ niệm tháng 10 hàng năm, khi mà giải thưởng của Hà Nội mang tên danh họa Bùi Xuân Phái xướng lên bởi các nhân vật được trao giải thưởng lớn, những tác phẩm, dự án, ý tưởng... sẽ thấy Hà Nội rất thấu đáo khi chọn tên danh họa để đặt cho giải thưởng mang nội hàm là: Vì tình yêu Hà Nội để trở thành: 'Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội'.
Dương Bích Liên sống cách biệt cùng những khoảng trống mênh mang trong tranh của mình. Ông chọn một đời cô độc, chết cô độc và bảo toàn phẩm giá nghệ thuật của mình trong thầm lặng.
Sáng 13/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng đã tổ chức chương trình Art talk 'Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng' nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh danh họa.
Cho đến bây giờ đã sau 40 năm, mỗi lần chào cờ, tôi lại nhớ như in cái cảm xúc nghe 'Tiến quân ca' của nhạc sĩ Văn Cao từ đêm giao thừa năm Quý Hợi 1983 qua radio tại ký túc xá của chúng tôi ở Thủ đô Sofia (Bulgaria)...
Văn Cao nổi tiếng trong âm nhạc với kho tàng tác phẩm phong phú, từ lãng mạn, tiền chiến đến hành khúc, trường ca, đặc biệt là Tiến quân ca - quốc ca Việt Nam. Ông còn là nghệ sĩ gạo cội trong hội họa, với hơn 1.000 tác phẩm tranh sơn dầu, tranh minh họa và cả bìa sách. Tuy không được xếp vào bậc danh họa, nhưng những đóng góp của Văn Cao ở lĩnh vực hội họa là không thể phủ nhận.
Những bức tranh sơn dầu thể hiện bằng hình thức mới: 'Nửa đêm', 'Cô gái dậy thì', 'Sám hối'... đã đưa nhạc sĩ Văn Cao trở thành 'người ám ảnh hội họa' - như lời nhận xét của nhà phê bình Thái Bá Vân.
Ở địa hạt thi ca, Văn Cao viết không nhiều, nhưng là những thi phẩm vừa in dấu lịch sử chuyển động suốt một đời người, dọc theo thế kỷ, vừa nhấn thật sâu vào tư tưởng và tâm hồn để biến nó thành 'Một tiếng thơ vang vang cả lòng cả đáy'.
Từ khi còn rất trẻ, nhà thơ Thanh Thảo đã cùng với hai nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo được nhạc sĩ Văn Cao mời biên tập bản thảo thơ của ông. Những kỷ niệm về người bạn thơ vong niên và người anh lớn Văn Cao, cùng những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác được nhà thơ Thanh Thảo kể lại trong bài viết 'Văn Cao trong tôi'.
Bài hát 'Nhớ mùa thu Hà Nội' được viết dựa trên những trải nghiệm trong một tháng sống tại thủ đô của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Di sản nghệ thuật của ông, mỗi khi được tính sổ, dễ khiến người ta phải choáng ngợp vì vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Để giải bài toán đội ngũ cho lý luận, phê bình văn nghệ, các chuyên gia cho rằng không thể trong một sớm một chiều mà cần những giải pháp dài hạn.
Để đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật phát triển một cách toàn diện, khoa học cả về số lượng, chất lượng, có tài năng, bản lĩnh cần nhìn nhận, đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan, công tâm về thực trạng của đội ngũ này. Phóng viên Báo Văn nghệ Công an đã ghi lại ý kiến của những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
'Gừng Xứ Nghệ' là đóng góp rất riêng của PGS.TS Đỗ Lai Thúy khi khắc họa 20 học giả - trí thức thông qua việc đưa văn chương vào trong nghiên cứu. Bằng ngòi bút xuất sắc của mình, ông đã thành công khi khắc họa những chân dung cá nhân mà ẩn sâu trong đó chính là chân dung của một vùng văn hóa.
12 tác phẩm do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ lần đầu tiên được giới thiệu đến với công chúng tại triển lãm 'Gương mặt hội họa'.
'Sơn đã sống hết mình, đã yêu hết mình, nhưng nỗi buồn của thân phận vẫn đè nặng lên anh. Nỗi buồn của nghệ sĩ muôn đời vẫn là vậy', nhạc sĩ Hồng Đăng từng viết.
Thời thương mến xa ấy cũng là thời khó. Nhớ Dương Tường không thể không nhớ đến những người bạn, những văn nghệ sỹ một thời. Nhiều người mà số phận của họ cũng góp phần làm nên một Dương Tường.
Đây là tự sự của nhà phê bình văn học Hoài Thanh (1909-1982) trong tác phẩm để đời của ông: 'Thi nhân Việt Nam, 1932-1941' (Nguyễn Đức Phiên xuất bản, năm 1942).
Hơn 50 tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái lần đầu được công bố với công chúng sau nhiều năm ông qua đời.
Người họa sĩ tài ba của nền mỹ thuật Việt Nam nửa sau thế kỷ XX qua đời vào năm 1988, nhưng tranh và tầm vóc của ông còn mãi trong lòng người yêu nghệ thuật, yêu Hà Nội và yêu Bùi Xuân Phái.
Trịnh Công Sơn từng nói: 'Hội họa là cõi trú thứ hai, bên cạnh cõi trú âm nhạc; khi ngôn ngữ và âm thanh bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi'.
Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70, họa sĩ Lê Huy Tiếp, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có triển lãm 50 năm nghệ thuật sơn dầu và tranh in, tổng kết chặng đường hoạt động nghệ thuật lâu dài của mình tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Có thể thấy từ những sự kiện nhỏ, lẻ tẻ, Tạ Chí Đại Trường đã kết nối thành vấn đề lớn của lịch sử đất nước. Đây là lối đưa đời thường vào lịch sử, khiến bánh xe lịch sử rời bỏ chốn quan phương về với đời sống sinh động...
Cứ băn khoăn, nếu như ông mà khoác com lê cà vạt không đánh cái quần bò áo phông mà cồm cộp giầy tây thì có còn là Dương Tường nữa không nhỉ?
25 bức ảnh đen trắng mang nhiều kỷ niệm về người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đang được trưng bày tại 39A Lý Quốc Sư, Hà Nội. Các bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, Hà Tường và Nguyễn Đình Toán thực hiện.
Ngày 3-9-2020, chúng tôi đến ngôi nhà 31 ngõ 8, đường Hoa Lư, TP Hà Nội, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo đang tiếp khách. Thấy chúng tôi, anh reo lên: A! Người Thanh Hóa! Phải tiếp đồng hương quý cái đã. Chúng tôi ôm nhau thắm thiết, cái ôm của những người lâu ngày gặp lại, mừng vui lâng lâng.
Lần đầu tiên, những con phố cổ Hà Nội trong tranh họa sỹ Bùi Xuân Phái, với kích thước thật sẽ được hồi sinh bằng công nghệ 3D mapping và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng đặc biệt.