Sau khi về đích nông thôn mới, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đồng thời tích cực phát huy lợi thế nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng để giúp sản xuất phát triển thuận lợi; góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu ở huyện Phú Xuyên đang được chính quyền cùng người dân quyết liệt vào cuộc, để hoàn thành các tiêu chí, bảo đảm chất lượng nhằm phục vụ đời sống của chính người dân.
Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đang giúp huyện Yên Định (Thanh Hóa) giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo hiệu quả.
Chăn nuôi nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Vì thế, những năm gần đây huyện Nông Cống đã tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. Đây được xem là hướng đi bền vững, giải quyết bài toán về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trang trại trồng bưởi kết hợp với nuôi gà, cá của gia đình ông Trịnh Xuân Nam, ở thôn Trịnh Xá 3, xã Yên Ninh là một trong những mô hình trang trại tiêu biểu của huyện Yên Định. Năm 2016, với mong ước được đóng góp công sức, xây dựng quê hương Yên Ninh ngày càng giàu đẹp ông đã đề xuất với chính quyền địa phương được nhận thuê và thực hiện tích tụ đất đai, thành lập Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hương Quê và xây dựng trang trại tổng hợp trên diện tích 10 ha, với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá rô đồng của gia đình anh Nguyễn Hữu Xá (sinh năm 1978), ở thôn Yên Ngô, xã An Bình là một trong những mô hình trang trại tiêu biểu của nông dân huyện Thuận Thành.
Tại Lâm Đồng có nhiều dự án lập trang trại sản xuất nông nghiệp nhưng hoạt động không hiệu quả, chủ yếu để bán điện; có dấu hiệu một số đơn vị cho bên thứ 3 thuê đất trong khu công nghiệp để triển khai dự án điện…
Những năm gần đây, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) luôn tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại khép kín. Đây được xem là hướng đi bền vững, giải quyết bài toán về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Chăn nuôi nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Chính vì thế, những năm gần đây, huyện Hậu Lộc đã tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. Đây được xem là hướng đi bền vững, giải quyết bài toán về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chiều 16/3, tiếp tục chương trình giám sát theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Giám sát của Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Lâm Đồng có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chăn nuôi nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Chính vì thế, những năm gần đây, huyện Yên Định đã tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. Đây được xem là hướng đi bền vững, giải quyết bài toán về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Văn bản hướng dẫn chính sách chậm ban hành, thiếu quy định về thu hồi, xử lý pin, gian nan xác định nguồn gốc thiết bị… là những khó khăn cơ bản trong quản lý, phát triển điện mặt trời mái nhà tại tỉnh Quảng Trị.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra đối với các công trình điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên trang trại, khẳng định Công ty Điện lực Đắk Lắk và các cấp chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý để người dân lách luật xây dựng công trình điện mặt trời lắp đặt trên trang trại đất nông nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, và đây là một nguyên nhân dẫn đến quá tải cho hệ thống điện quốc gia, buộc Nhà nước phải giảm áp, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Hàng chục hộ dân đang làm kinh tế trang trại tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đang hoạt động yên ổn hơn 15 năm, đóng sản lượng hàng năm đầy đủ bỗng bị áp giá sản lượng tăng hơn 500%, đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất.
Năm 2021, sản xuất nông nghiệp của huyện Gio Linh diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi; được sự chỉ đạo kịp thời của UBND huyện cho đến cơ sở cùng tinh thần lao động sản xuất đầy quyết tâm, sáng tạo của nông dân nên các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đạt được nhiều kết quả nổi bật, hầu hết các chỉ tiêu của lĩnh vực trồng trọt vượt kế hoạch đề ra.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp và PTNT, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 144 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT với giá trị vốn đầu tư bình quân 2,765 tỉ đồng/trang trại.
Nho Quan là huyện miền núi với đặc trưng 3 vùng sản xuất rõ rệt là vùng đồi núi cao, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng chiêm trũng. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các địa phương trong huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, qua đó từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết phát triển sản xuất có hợp đồng tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Trong lĩnh vực trồng trọt, trên địa bàn huyện Phú Giáo đã có sự chuyển dịch rõ nét cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang cây công nghiệp lâu năm ở những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp. Theo đó, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng cây ăn trái tập trung ven sông, suối với diện tích khoảng 1.299 ha. Đến nay, toàn huyện có 5 trang trại trồng trọt đạt tiêu chí trang trại theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT và 139 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, trong đó có 19 mô hình đã được chứng nhận VietGAP.
Năm 2020, Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại được ban hành, thay thế cho Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tuy trong thông tư mới này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các chủ trang trại dễ dàng tiếp cận với những chính sách ưu đãi, nhưng trên thực tế, các địa phương còn lúng túng trong việc theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại;... và các chủ trang trại vẫn chưa mặn mà với việc được chứng nhận kinh tế trang trại (CNKTTT).
Các Sở Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Công ty Điện lực TT-Huế vừa nhận được chỉ đạo từ Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế phải tăng cường quản lý hệ thống điện mặt trời mái nhà trong trang trại tại địa bàn tỉnh này.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch, nhưng năm 2020, kinh tế của huyện Thạch Thành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất tăng 16,7%, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,5%; công nghiệp, xây dựng tăng 19,6%; thương mại, dịch vụ tăng 14,9%; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,9 triệu đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ.
Những năm gần đây, kinh tế trang trại của Hà Nội phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh thu cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn không ít khó khăn cần sớm được tháo gỡ để phát triển xứng tầm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp bền vững.
Kinh tế trang trại của thành phố Hà Nội mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh thu cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn không ít rào cản về đất đai, vốn, nhân lực, ứng dụng công nghệ cao, kết nối tiêu thụ sản phẩm... đòi hỏi ngành Nông nghiệp, các địa phương, chủ trang trại... nỗ lực hơn nữa, tạo động lực cho kinh tế trang trại phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp bền vững.
Nhiều quy định mới có hiệu lực thi hành từ tháng 4-2020 liên quan trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động, người dùng mạng xã hội. Lệ phí trước bạ với ôtô bán tải sẽ tăng hàng chục triệu đồng từ 10/4; chợ phải cách kho xăng tối thiểu 80 m để đảm bảo an toàn.