Trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xuất hiện một số cá nhân đi xe ô tô vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, với chiêu trò thuê sân nhà dân tổ chức hội thảo, mời bà con đến dự nhận quà miễn phí để lừa lọc bà con mua hàng dỏm.
Chiều 16/9, Công an xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết đã thông báo đến tất cả hộ dân trên địa bàn về thủ đoạn lừa đảo, làm hợp đồng giả của một số đối tượng ngoài địa phương nhằm bán một số mặt hàng gia dụng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nghề bắt cọp ở làng Thủy Ba (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) chẳng ai biết có từ bao giờ, cũng không có sử sách nào ghi lại tường tận. Chỉ biết từ cuộc sống khốc liệt, khi vùng đất còn hoang sơ, cọp beo hoành hành đe dọa tính mạng thì người dân nơi đây đã sáng tạo ra cách giăng ải, vây ráp để bắt thú dữ này.
Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay, hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã phát triển, thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, khẳng định tính hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Từ đó góp phần tạo động lực cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai và dịch bệnh, nhưng kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng. Các hợp tác xã hoạt động đúng luật, vốn quỹ tăng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn các khâu dịch vụ sản xuất, phát triển nhiều sản phẩm chất lượng cao. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) tỉnh Quảng Trị có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu'. Sau 3 năm triển khai, hợp phần 3 đã phát huy hiệu quả tích cực, 'tiếp sức' cho nông dân trong canh tác, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Mười thế kỉ trước, trong hành trình Nam tiến của dân tộc, những người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào đã chọn vùng đất bồi phía Nam sông Sa Lung lập làng sinh sống. Qua nhiều thế hệ các họ tộc cùng nhau vun đắp tạo dựng nên xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh với những làng quê hiền hòa, đáng sống như hôm nay.