Hội thảo là hoạt động thiết thực tưởng nhớ, tri ân cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của đồng chí Huỳnh Tấn Phát đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quê hương Bến Tre.
Sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại đền thờ đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15-2-1913 tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Ngày 14-2, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre đã dâng hương, dâng hoa lên khu mộ đồng chí Huỳnh Tấn Phát (tại Nghĩa trang Thành phố), nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15-2-1913 – 15-2-2023).
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát, chúng ta nhớ về ông - một nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn, một nhà lãnh đạo luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, là tấm gương tiêu biểu cho đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế…
TTH - Ông Huỳnh Tấn Phát, người thiết kế lá cờ Giải phóng, có cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi và những cống hiến to lớn cho đất nước và dân tộc, là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo.
Lấy thực tiễn cán bộ, đảng viên, những vấn đề nổi cộm cần giải quyết của xã hội để triển khai trên nền lý luận khung, tác phẩm là tài liệu cho hoạt động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tôi quen biết Tiến sĩ (TS) Ngô Kiều Oanh nhiều năm, ấy vậy mà gần đây tôi mới biết bà là con gái của cụ Ngô Tấn Nhơn, nguyên Bộ trưởng hai bộ (Bộ canh nông và Kinh tế) trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì ở Sài Gòn, Ủy ban hành chánh lâm thời Nam bộ cũng đã tổ chức trọng thể lễ mít tinh chào mừng ngày độc lập với sự tham gia của hàng vạn người cùng hòa với niềm vui chung của toàn dân tộc.
Đúng 77 năm trước, sáng ngày 2-9-1945 đông đảo nhân dân Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ lân cận với hàng chục vạn người kéo về tập trung xung quanh quảng trường Norodom (nay là đại lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch - Quận 1) hưởng ứng lời tuyên thệ quyết tâm giành chính quyền, bảo vệ chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân Sài Gòn và Nam Bộ.
Bài 1: Nghệ thuật lãnh đạo tài tình của Đảng
Tháng Tám sục sôi
Trong những ngày bão táp cách mạng, Việt Nam Giải phóng quân và hàng vạn chiến sĩ tự vệ là lực lượng xung kích, nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.
Cuộc mít-tinh đã được quần chúng hưởng ứng đông chưa từng thấy tại sân vận động. Sau khi nghe cán bộ diễn thuyết, đoàn người kéo đi khắp các ngã đường trong Thị xã để biểu dương lực lượng biểu tình và hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng.
Ngày 19.8.1945, khởi nghĩa nổ ra ở Hà Nội và giành thắng lợi. Trong khi đó ở Tây Ninh, Mặt trận Việt Minh đã kịp thời lãnh đạo quần chúng rải truyền đơn, khẩu hiệu 'Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim', 'Ủng hộ Mặt trận Việt Minh' và kêu gọi chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Giáo sư Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là nhà lãnh đạo tài năng, nhà khoa học lớn, là hiện thân của y đức 'Lương y như từ mẫu', mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta, nhất là cán bộ ngành y thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
Đình Vĩnh Bình thuộc ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, là ngôi đình cổ, được xây dựng lần đầu từ thế kỷ thứ XIX. Nhìn ngôi đình nhỏ, đơn sơ, có phần cũ kỹ, ít ai nghĩ rằng đây từng là ngôi đình bề thế nhất vùng Tân An thời bấy giờ. Mái đình xưa giờ hầu như không còn chút dấu vết nào. Ngôi đình hiện tại được người dân xây dựng lại như một lời khẳng định về tầm quan trọng của đình làng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Ra đời từ những ngày đầu của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, lực lượng Biệt động Cần Thơ đã không ngừng lớn mạnh, làm nên nhiều chiến công oanh liệt, khiến kẻ thù khiếp sợ. Phát huy truyền thống, các cựu chiến binh (CCB) Ban liên lạc truyền thống CCB Biệt động Cần Thơ tiếp tục chung tay, đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ đồng chí, đồng đội đang gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã lập nên nhiều chiến công. Từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) đến nay, phát huy truyền thống Anh hùng trong kháng chiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung hòa đã làm 'cuộc cách mạng' đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM) nâng cao và đang nỗ lực phấn đấu đạt các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG
Tháng ba, cữ xuân đương độ, cũng là 'Tháng Thanh niên' với ngày truyền thống thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ngày 26/3/1931). Trong bức thư gửi học sinh năm 1946, Bác Hồ viết: 'Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội'. Lời Bác dạy ấy đã luôn nhắc nhở tuổi trẻ, thanh niên chúng ta cần phải luôn ý thức vai trò, sứ mệnh, hành động để trở thành, để làm nên mùa xuân tràn đầy hy vọng cho đất nước.
'Điều gì đã làm nên một con người với nhân cách thật đáng kính trọng như ông? Tôi tự hỏi và đi tìm câu trả lời khi đọc lại từng trang hồi ký của ông. Rồi tôi cảm nhận một con người đáng được kính trọng không phải là người giàu nhất, nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất, mà là một con người có nhân cách cao đẹp, với tấm lòng trong sáng, trung thực, không ngừng kiên trì, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức. Ông may mắn được hưởng một nền giáo dục gia đình với truyền thống trọng nhân nghĩa, với cốt cách, nghĩa khí Nam bộ: Ghét xu nịnh, xem trọng sự trung thực, nhân ái với đồng bào, đồng chí; cần cù lao động; đã dấn thân vào con đường cách mạng là hết mình…'. Đó là những lời tâm huyết của Nhà văn Trầm Hương dành cho đồng chí Lê Quang Thành, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Bí thư Đặc khu Khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo.
Tách biệt với sự ồn ào và náo nhiệt phố thị, ẩn mình trên một ngọn đồi thông xanh mát của vùng ngoại ô Đà Lạt, Trường Tiểu học Nam Hồ (Phường 11) trở thành 'mái nhà' thân thương của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Không gian sạch sẽ, thoáng đãng, cây xanh rợp mát cùng với hoa tươi khoe sắc đã trở thành năng lượng tích cực để giáo viên và học sinh nơi đây 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'.
Trong quá trình đi sưu tầm văn hóa phi vật thể tại xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đã được nhiều cô bác lớn tuổi cung cấp những câu ca dao, điệu hò, điệu lý, hát ru, câu đố, ngành nghề truyền thống… Đặc biệt, nơi đây có một nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời, đó là nghề đương bàng.
Đình thần Khánh Hậu (phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An) là ngôi đình cổ ngoài trăm tuổi. Ngoài giá trị về văn hóa, đình còn là 'chứng nhân' cho thành công của Cách mạng Tháng Tám tại Tân An xưa.
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trương Công Trung sinh năm 1919, quê quán xã Quơn Long, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông là nhà khoa học danh tiếng, giữ nhiều trọng trách quan trọng và có nhiều đóng góp cho công tác y tế ở miền Nam. Ông còn là người thầy kính yêu của nhiều thế hệ bác sĩ ngoại khoa…
Trong những ngày này, màu áo blouse trắng tỏa sáng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. 'Chống dịch như chống giặc', màu áo ấy lung linh như những thiên thần trước cửa tử, quyết giành lấy mạng sống cho những người nhiễm Covid-19... Hình ảnh ấy gợi nhớ vị Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từng lăn xả vào chiến trường chống Pháp và chống Mỹ - bác sĩ (BS), anh hùng Phạm Ngọc Thạch.