Bài 1: Nỗi đau kép từ ma túy ở Ngã ba Đông Dương

Những năm gần đây, 'bóng đen' ma túy len lỏi, làm đảo lộn cuộc sống vốn yên bình của đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Đặc biệt, không ít phụ nữ, trẻ em ở Ngã ba Đông Dương đã phải chịu nỗi đau kép từ 'cơn lốc' này.

Tết hội nhập của người Brâu nơi ngã 3 biên giới

Nhắc đến người Brâu ở thôn Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum người ta sẽ nghĩ ngay đến 'làng ba nước', là nơi mà khi đón bình minh 'một tiếng gà gáy cả 3 nước cùng nghe thấy'. Chính sự giao thoa nơi ngã ba biên giới này đã tạo nên sự độc đáo đặc biệt duy nhất ở Tây Nguyên.

25 tuổi, Nàng Xô Vi là đại biểu Quốc hội

Trúng cử đại biểu Quốc hội ở tuổi 25, cô giáo Nàng Xô Vi mong mang tiếng nói của mình đến với nghị trường. Qua đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm phát triển giáo dục, đặc biệt về giáo dục dân tộc.

Hiệu quả từ chính sách phù hợp với thực tiễn

Tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó, góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.

Sức sống trên những ngôi làng 'đặc biệt'

Trong những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn, phát huy, tạo dấu ấn đậm nét không chỉ trong nước, khu vực mà lan tỏa ra tầm thế giới, điển hình là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là thành quả của một quá trình vượt khó vươn lên, thể hiện sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau...

Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người

Tại tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong đó có Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của hai dân tộc thiểu số này từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.

Chiêng Tha - nhạc cụ đặc sắc, tài sản quý giá của người Brâu

Trong kho tàng nhạc cụ truyền thống Tây Nguyên, cồng chiêng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, với không gian diễn xướng gần như là bất tận. Ẩn dưới bề mặt thô ráp, cũ kỹ màu thời gian, cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ, mà hơn thế nữa, đó là biểu hiện cho tâm hồn, cốt cách của mỗi dân tộc. Một số loại chiêng còn được nhân gian nhìn nhận như một thực thể sống, trở thành vật linh thiêng bậc nhất trong đời sống cộng đồng. Chiêng Tha của người Brâu là một trong số đó…