Hào sảng 'Trái tim người lính miền Tây'

Ngang tàng, phóng khoáng nhưng nặng lòng hào hiệp, trượng nghĩa là tính cách đặc trưng của đấng nam nhi mảnh đất Chín Rồng. Ở người lính miền Tây, tính cách ấy càng nổi bật khi họ mang trái tim nhiệt huyết vào chiến trường, cầm súng bảo vệ cho đất Mẹ thiêng liêng.

Ấm tình đồng đội cùng cựu chiến binh Nguyễn Văn Bé Ba

Sau chiến tranh, cựu chiến binh Nguyễn Văn Bé Ba bị mất sức đến 61% do bị thương khi tham gia kháng chiến chống Mỹ. Nhưng với tinh thần của người chiến sĩ, ông đã cùng với gia đình từng bước phát triển kinh tế gia đình, nuôi các con ăn học thành tài và hỗ trợ đồng đội vượt qua khó khăn.Ông Nguyễn Văn Bé Ba sinh năm 1952 và lớn lên ở ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Song Thuận nằm trong vành đai Bình Đức bị địch đánh phá ác liệt. Chứng kiến giặc tàn phá quê hương, ông đã sớm tham gia cách mạng.

TX. Cai Lậy và huyện Chợ Gạo: Trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên đợt 19-5

Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2023), sáng 17-5, đồng chí Phan Phùng Phú, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX. Cai Lậy đến dự và trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trương Văn Đức tại Đảng bộ xã Tân Phú.

Xã Long Hưng: Khởi sắc đi lên từ gian khó

Xã Long Hưng (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là một trong các xã thuộc vành đai Bình Đức, một địa bàn bị địch đánh phá ác liệt trong chiến tranh. Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Long Hưng đã phát huy tinh thần anh hùng bất khuất của các thế hệ cha anh, ra sức xây dựng quê hương ngày thêm đẹp giàu.ANH DŨNG TRONG KHÁNG CHIẾN

Cựu chiến binh gương mẫu làm theo lời Bác

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Tân Hòa (xã Tân Hội, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) Nguyễn Quốc Lẫm (sinh năm 1955) luôn gương mẫu trong cuộc sống và có nhiều việc làm thiết thực.

Quân khu 9: Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh

Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ luôn được các địa phương trên địa bàn Quân khu 9 xem trọng và thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Từ đó, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Di tích chiến thắng Xóm Gò: 'Địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích chiến thắng Xóm Gò (tại ấp Xóm Gò, xã Tăng Hòa, nay là thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hằng năm, tại di tích này, chính quyền và nhân dân đều tổ chức ôn lại truyền thống đấu tranh của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời, đây cũng là 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.DI TÍCH GẮN LIỀN VỚI SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Chiến thắng Ấp Bắc - trận đầu đánh bại chiến thuật 'trực thăng vận', 'thiết xa vận'

Kể từ cao trào Đồng khởi, mở đầu ở Bến Tre, sau đã nhanh chóng lan ra toàn khu Trung Nam Bộ, ta làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng. Song, lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội tập trung của tỉnh và chủ lực của quân khu còn ít về số lượng, chưa làm chủ được các loại vũ khí, phương tiện hiện đại. Bước sang năm 1963, tình hình đó đặt ra yêu cầu là phải kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân bằng 'trực thăng vận' và 'thiết xa vận' của địch, có như vậy mới hỗ trợ được quần chúng nổi dậy chống phá ấp chiến lược, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam. Chính vào thời điểm đó, ngày 2/1/1963, đã diễn ra trận Ấp Bắc, trên chiến trường Khu 8.

Họp mặt truyền thống cựu chiến binh kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc

Sáng 31-12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang đã diễn ra buổi Họp mặt của hơn 250 đại biểu là những cựu chiến binh trực tiếp tham gia trận Ấp Bắc, cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cựu chiến binh của Tiểu đoàn Ấp Bắc 2 chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ biên giới phía Bắc.

Quân và dân huyện Cai Lậy với chiến thắng Ấp Bắc

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Cai Lậy có vị trí rất quan trọng. Huyện Cai Lậy là nơi tranh chấp gay go và quyết liệt giữa ta và địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân Cai Lậy dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963). Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra trang sử mới trong lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng bộ huyện Cai Lậy nói riêng, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói chung.QUÂN DÂN CHỦ ĐỘNG PHẢN CÔNG

Vẫn vẹn nguyên ký ức hào hùng

Cựu chiến binh Lê Văn Trưng và Lê Văn Vĩ (ấp Tân Thới, xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân Ấp Bắc vào ngày 2-1-1963.Trận đánh ngày ấy cách đây đã 60 năm, nhưng năm nào cũng vậy vào những ngày này, với họ, những ký ức về trận đánh, chiến thắng lịch sử lại ùa về như mới xảy ra ngày hôm qua. Chúng tôi đã gặp lại những nhân chứng lịch sử, ghi chép lại những dòng hồi ức về trận đánh năm nào để cùng thế hệ hôm nay ôn lại những năm tháng lịch sử hào hùng của quân và dân Tiền Giang.HỒI ỨC KHÓ QUÊN

Chiến thắng Ấp Bắc - chiến thắng của lòng quả cảm

Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (nay là TX. Cai Lậy) cách TX. Mỹ Tho (nay là TP. Mỹ Tho) 16 km về hướng Tây - Bắc, cách lộ 4 khoảng 5 km về hướng Bắc. Trong ấp, nhà dân và vườn cây xen kẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng ẩn náu. Nhân dân có tinh thần đấu tranh kiên cường, có chi bộ vững mạnh, có lực lượng dân quân chiến đấu anh dũng.

Chiến thắng Ấp Bắc oai hùng

Khi nhắc đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta không thể nào quên Chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 2-1-1963. Tuy quy mô không lớn bằng những chiến thắng khác trên các chiến trường miền Nam trong suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ, nhưng tác động của Chiến thắng Ấp Bắc rất lớn đối với nhân dân miền Nam và kẻ thù đế quốc Mỹ xâm lược.

Niềm tự hào của cả nước, của quê hương Tiền Giang

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963 trở thành điểm son chói lọi của dân tộc ta, biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, quân và dân huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói riêng, cả nước nói chung. Đồng thời, Chiến thắng Ấp Bắc còn là tiếng chuông báo hiệu cho sự sụp đổ của chiến lược 'chiến tranh đặc biệt' của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Văn Mười thăm, chúc tết các đơn vị và gia đình chính sách

Sáng 3-2, đồng chí Nguyễn Văn Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn; cùng các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, chính quyền địa phương đã thăm, chúc tết, tặng quà 6 gia đình chính sách ở xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây.

Tham mưu hay, làm kinh tế giỏi

Năng động, nhiệt tình, cần cù, chịu khó là những tố chất của Đại úy Lê Huỳnh Nhật Khoa, Trợ lý tuyên huấn, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) - một trong những tấm gương tiêu biểu tô đẹp thêm hình ảnh 'Bộ đội Cụ Hồ' trong lòng đồng chí, đồng đội và nhân dân.

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Bưng Bồn Bồn

Từ năm 1969, trên chiến trường miền Nam nói chung và Khu 8 nói riêng, quân Mỹ gặp nhiều thất bại, buộc phải rút hết sư đoàn bộ binh 9 cùng bộ tư lệnh đóng tại căn cứ Đồng Tâm (tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang) về nước, giao lại nhiệm vụ bình định cho quân đội Sài Gòn, mở đầu việc thực hiện chiến lược 'Việt Nam hóa chiến tranh'.

Chuẩn bị thêm cơ sở cách ly y tế phòng, chống Covid-19

Sáng 14-4, đồng chí Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đến khảo sát Trung tâm Huấn luyện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại xã Long Hòa, TX. Gò Công và doanh trại Tiểu đoàn 514 tại xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây chuẩn bị tổ chức thêm điểm cách ly y tế phòng, chống Covid-19.

Đêm văn nghệ không có tiếng vỗ tay

Đã là một buổi biểu diễn văn nghệ thì ít nhiều cũng có tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, nhưng đêm diễn cách đây hơn 30 năm thì hoàn toàn không, mặc dù có đến 2 tiểu đoàn quân tình nguyện Việt Nam ngồi xem Đội Tuyên văn (Đoàn Văn công) của Tỉnh đội Tiền Giang biểu diễn.

Chuyện 'hậu cung' ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (2): Yêu cô thôn nữ vì miếng đường thỏi giữa bom đạn

Ngày ấy, ông Tư Bốn (trung tướng Nguyễn Việt Thành) không về Long Tiên, không ghé nhà cụ Hai (cha mẹ của bà Chín), không bị trọng thương thì có lẽ giữa hai người đã chẳng nên chuyện.