Các chuyên gia cho rằng, việc định giá carbon là một công cụ chính sách hướng đến tính hiệu quả và kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu giảm phát thải đề ra với chi phi thấp nhất. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu bằng cách cân bằng chi phí giảm phát thải giữa các ngành và các nguồn phát thải khí nhà kính.
Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh hoạt động mua bán khí thải (ETS) nhằm chủ động giảm thiểu lượng khí thải hàng năm, góp phần hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu. Dù muốn hay không, các công ty Việt Nam cũng cần biết đến và tham gia tích cực vào thị trường này.
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại như: Tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, giảm tác động môi trường.
Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27) do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh đã thông qua Thỏa thuận khí hậu cuối cùng với điều khoản đáng chú ý, nhất là việc các nước nhất trí thành lập quỹ 'tổn thất và thiệt hại' để bù đắp cho các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Với tuyên bố mục tiêu đưa phát thải ròng về '0' vào năm 2050, cam kết của Việt Nam đã góp phần định hình các chiến lược bảo vệ khí hậu của đất nước hình chữ S ngay sau COP26.
Nhằm chia sẻ những thông tin ghi nhận trực tiếp tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27), chiều 21/11, tại Hà Nội, Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) tổ chức buổi chia sẻ 'Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam'.
Theo các chuyên gia, áp dụng khung định giá các bon sẽ làm cho các hoạt động có phát thải khí nhà kính trở nên đắt đỏ hơn thông qua việc tính chi phí cho mỗi tấn CO2 tương đương thải ra khí quyển.
Giảm phát thải không chỉ nhằm giảm thiểu tác hại tới môi trường và hướng tới phát triển bền vững, mà còn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh của quốc gia nhập khẩu.
Các công cụ định giá khí thải carbon là cần thiết để đưa chi phí phát thải gây ô nhiễm vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó hạn chế sản xuất kém bền vững, đồng thời huy động được nguồn tài chính hỗ trợ các giải pháp thân thiện với môi trường.