Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia…
Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035...
Tại buổi làm việc giữa Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Nam với UBND huyện Nam Trà My mới đây về tình hình thực hiện Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, một nội dung được đại biểu quan tâm là, hiện nhiều sản phẩm du nhập từ nơi khác về có hình thái giống sâm Ngọc Linh cung ứng ra thị trường. Do đó, nguy cơ xói mòn nguồn gene và thương hiệu sản phẩm quốc gia Ngọc Linh bị suy giảm. Do vậy, đề nghị tỉnh sớm thực hiện hồ sơ bảo tồn nguồn gene sâm Ngọc Linh.
Tháng 8 hằng năm được xem là thời điểm rộn ràng nhất của người trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bởi đây là thời điểm thu hoạch hạt. Sâm Ngọc Linh là loài dược liệu quý, trồng đến năm thứ 4 mới cho hạt và hạt sâm bán rất được giá, trung bình từ 60 – 120.000 đồng/hạt.
Nhằm tạo đà phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để triển khai hiệu quả các chủ trương về phát triển cây sâm Ngọc Linh, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó, Quảng Nam là một trong 3 địa phương của cả nước phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam quy mô hàng hóa. Đây chính là cơ sở để tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh trong thời gian tới.
Trong miên man của núi rừng và những màn sương lãng đãng, cả vùng sâm Ngọc Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam) rét buốt tê tái. Lưng chừng núi, lưng chừng trời, những cây sâm Ngọc Linh đang chín đỏ quả.
Trong miên man núi rừng và những màn sương lãng đãng, cả vùng sâm Ngọc Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam) rét buốt tê tái ở cái lạnh dưới 15 độ.
Giữa lưng chừng các triền núi giăng màn, từng chùm hoa đỏ rực nổi bật trên nền đất sẫm màu và sắc xanh của cây lá xung quanh. Những chùm hạt sâm trên vùng quốc bảo đung đưa theo từng cơn gió nhẹ như điệu vũ trong gió lạnh
Sau thời gian ngủ đông, khoảng đầu năm cây sâm Ngọc Linh bắt đầu sinh trưởng và từ tháng 4 đến tháng 6 bắt đầu ra hoa, kết hạt. Mất khoảng 4 tháng từ khi ra hoa đến khi hạt chín đỏ đủ điều kiện để thu hái và ươm hạt. Mỗi chùm hạt chín sẽ cho từ 20 đến 100 hạt sâm chín đủ điều kiện gieo ươm.
Để có cây sâm giống cấp cho người dân, cán bộ, nhân viên Trạm dược liệu Trà Linh (núi Ngọc Linh, Quảng Nam) phải vất vả ngày đêm nơi núi cao rừng thẳm để chăm bẵm nâng niu từng chồi non.
Những năm qua, diện tích trồng sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể. 5 năm qua, hơn 2.300 hộ đã thoát nghèo bền vững nhờ trồng loài dược liệu được mệnh danh là Quốc bảo.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: 'Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách, để bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh'.
Tỉnh Quảng Nam đã quyết định chi 3 tỉ đồng để thực hiện mô hình nuôi cấy mô cây sâm Ngọc Linh.
Tỉnh Quảng Nam quyết định chi 3 tỉ đồng để thử nghiệm mô hình trồng sâm Ngọc Linh từ cây giống nuôi cấy mô.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý trời ban cho Việt Nam, thu hoạch sau khi trồng khoảng 6-7 năm, nhưng để càng lâu thì giá trị càng cao. Và, tương ứng với số năm tuổi sâm là số lần cây sâm 'ngủ đông'. 'Mùa sâm ngủ đông, nhìn lá cứ héo rũ ra như cây sắp chết, nhưng nó vẫn sống', già làng Hồ Văn Du kể.