Chân dung những con người trong Miền ký ức (tập 2) của Đăng Văn

Trong đời sống văn hóa – nghệ thuật người ta biết nhiều đến một nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đăng Văn, một người quay phim, một người viết thư pháp có phong cách.

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Tuấn: 35 năm cầm máy ảnh theo dấu chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Mọi cuộc gặp gỡ trên đời này thường xoay vần, biến ảo trong một chữ 'duyên'. Dẫu rằng nhân duyên ấy có thể đến sớm, có thể đến muộn nhưng hết thảy đều để lại trong cuộc đời mỗi con người những ấn tượng, kỷ niệm riêng. 35 năm theo dấu chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua những bức ảnh, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Tuấn đã ghi lại một cách chân thực, sinh động muôn vàn khoảnh khắc quý giá, khắc họa chân dung, tầm vóc của một vị Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với quê hương Thanh Hóa - Bài 7: Quê hương nghĩa nặng, tình sâu

'Là vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, không chỉ chăm lo cho sự nghiệp chung của quốc gia, dân tộc, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu còn rất trăn trở, nặng lòng với sự phát triển đi lên của xứ Thanh. Dù khi đương chức hay lúc đã nghỉ hưu, bác luôn dõi theo và dành tình cảm sâu nặng với quê hương bằng sự quan tâm thiết thực. Quê hương Thanh Hóa rất trân trọng tình cảm của nguyên Tổng Bí thư'. Đó là chia sẻ của các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với chúng tôi khi nói về cố Tổng Bí thư, Thượng tướng Lê Khả Phiêu.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với quê hương Thanh Hóa - Bài 5: Quê hương trọn nghĩa vẹn tình

Cách đây mấy tháng, được tin bác Lê Khả Phiêu mệt, tôi và anh Trịnh Trọng Quyền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy có ra thăm bác tại nhà riêng ở Hà Nội. Mới một thời gian ngắn không gặp mà thấy sức khỏe bác giảm sút rất nhiều. Mặc dù bác vẫn hỏi han và chăm chú lắng nghe anh em chúng tôi báo cáo những chuyển biến đáng mừng gần đây của tỉnh, nhưng tôi vẫn linh cảm có điều gì đó không ai mong muốn đang đến rất gần. Vẫn biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của đời người, ai rồi cũng phải trải qua, thế mà khi nhận được tin bác đã ra đi vào cõi vĩnh hằng lòng không khỏi bồi hồi xúc động và thương tiếc. Bởi sự cống hiến của bác cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước là hết sức to lớn; tình cảm và sự quan tâm của bác để lại cho Đảng bộ, Nhân dân Thanh Hóa vô cùng sâu nặng.

Ra mắt sách ảnh 'Nơi chim hạc cất cánh' của NSNA, nhà báo Trần Đàm

Ngày 20 - 5, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi lễ ra mắt tập sách ảnh 'Nơi chim hạc cất cánh' của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA), nhà báo, nhà thơ Trần Đàm.

Một góc Thanh

Trên tay tôi trĩu, đằm cuốn sách ảnh khổ lớn của Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Đàm vừa gửi tặng. Nếu không lầm thì đây là cuốn thứ mười lăm. Và nữa, 4 cuộc triển lãm cá nhân và cách đây dăm năm, tay máy xứ Thanh NSNA Trần Đàm có tên trong Hội NSNA Quốc tế…

Mối lương duyên đặc biệt

Suốt dặm dài lịch sử, dẫu trong chiến tranh gian khổ, ác liệt hay trong hòa bình xây dựng quê hương phồn thịnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Thanh Hóa - TP Hội An vẫn luôn kề vai sát cánh, gắn bó bền chặt, tạo nên mối lương duyên đặc biệt, cùng nhau vững bước hướng tới tương lai.

Chăm lo công việc gốc của Đảng

Trước thềm đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, một trong những nội dung quan trọng là công tác chuẩn bị đội ngũ kế nhiệm khóa mới. Thực tế, việc chuẩn bị đội ngũ kế thừa luôn được các cấp ủy đảng chuẩn bị liên tục, thường xuyên.

'Nơi chim hạc cất cánh' - Chứng nhân văn hóa về một vùng đất

Nếu biết nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Đàm trước khi cầm máy là một Trưởng phòng văn hóa, Thư ký tòa soạn báo, rồi Giám đốc nhà in Báo, thì những tước hiệu: APIAP (thành viên của tổ chức Nhiếp ảnh quốc tế); ES.VAPA (EspecialArtistofVietnamAssociationofPhotographicArtist: NSNA có cống hiến xuất sắc) sẽ thấy chính năng khiếu và sự tài hoa đã dẫn ông đến với nghề cầm ống kính, với ông, quả đúng là 'nghề chọn người'.

Di sản xứ Thanh qua góc nhìn của các nghệ sĩ nhiếp ảnh

Thanh Hóa có hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có hơn 800 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

Về Thọ Xuân - Vùng đất địa linh nhân kiệt

Vẫn biết đó là một công việc đã trù liệu từ trước, được lãnh đạo ban Văn, Hội Văn nghệ Thanh Hóa, trưởng ban nhà văn Nguyễn Văn Đệ; các phó trưởng ban nhà văn Viên Lan Anh, nhà văn Ngân Hằng, người gọi phôn, người đưa lên mạng (PB) danh sách ' chốt' đoàn nhà văn của Ban sẽ đi thực tế sáng tác tại huyện Thọ Xuân nhưng trước đó một, hai ngày, các cạ vẫn phôn í ới gọi nhau đầy hào hứng.

Một chuyến đi đáng nhớ với văn nghệ sĩ

Chúng tôi lên đường một ngày mưa tầm tã. Ngồi đợi mọi người ở quán cà phê đối diện Trụ sở hợp khối - nơi cơ quan Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đóng đô mà lòng tôi cứ sốt sình sịch:

Đọc sách Trần Văn Thịnh - cuộc đời và tác phẩm

Tôi được nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh tặng cuốn sách tiêu đề 'Trần Văn Thịnh - Cuộc đời và tác phẩm', dày 835 trang, khổ 20x30, bìa cứng, chữ nhũ vàng trang trọng. Cuốn sách nặng hơn một ki lô gam in trên giấy phấn 150g/m. Cuốn sách nặng không phải ở trọng lượng ki lô gam mà theo tôi, nó nặng nghĩa nặng tình. Nghĩa tình của Trần Văn Thịnh với quê hương, đất nước, dân tộc, cha ông, con cháu. Nghĩa tình của biết bao bạn bè, người thân, các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà văn, nhà báo cảm về anh và dành nhiều tình cảm cho anh.