Chiều ngày 1.12.2021 tại con đường Nghệ thuật Phúc Tân, nhóm nghệ sĩ Phúc Tân (họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn và các cộng sự) đã ra mắt tác phẩm 'Con đường Chula' nhân 49 ngày mất của Diego Chula, để tưởng nhớ và tri ân người nghệ sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế đã có nhiều đóng góp cống hiến cho văn hóa sáng tạo của Hà Nội nói riêng lẫn Việt Nam nói chung trong suốt 20 năm qua.
Nhân 49 ngày mất của nhà thiết kế Diego Chula, nhóm các nghệ sỹ Phúc Tân đã làm 1 tác phẩm để tưởng nhớ ông, một người bạn đã cống hiến và đóng góp cho dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, cũng như đóng góp cho sự giàu có của văn hóa sáng tạo Hà nội và Việt Nam suốt gần 20 năm qua.
Ngày 30-1, tại Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Trường Đại học Xây dựng phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi 'Ký họa Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Ngày 30/1, tại Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Trường Đại học Xây dựng phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi 'Ký họa Văn Miếu-Quốc Tử Giám'.
Tác phẩm Khuê Văn Các của tác giả Đặng Viết Lộc, sinh viên trường Đại học Xây dựng đã đạt giải Nhất cuộc thi Ký họa Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
Cuốn sách cho thấy kho tàng mỹ thuật của Việt Nam đang còn ẩn khuất dưới các mái đình, mái chùa… thực sự phong phú và quý báu, cần được quan tâm nghiên cứu.
Nếu hình tượng con rồng biểu tượng cho sự uy nghi, quyền thế, cao quý, gắn với văn hóa cung đình thì con nghê được biết đến là linh vật mang đậm yếu tố bản địa, thấm đẫm đặc trưng, giá trị văn hóa – lịch sử, tôn giáo – tín ngưỡng, mỹ thuật Việt.
Trong tháng 12, hàng trăm sinh viên chuyên ngành kiến trúc, mỹ thuật đổ về Văn Miếu-Quốc Tử Giám để thi ký họa về di tích quốc gia đặc biệt này.
Cuộc thi Ký họa Văn Miếu-Quốc Tử Giám được tổ chức nhằm tìm kiếm những tác phẩm ký họa đẹp, giàu ý tưởng về các công trình kiến trúc, tượng thờ, hiện vật, khung cảnh,…của Di tích Quốc gia Đặc biệt.
Nhân dịp ra mắt cuốn sách 'Nghê Việt tinh tuyển', vào 14h ngày 15/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, CLB Những người bạn di sản sẽ tổ chức buổi trò chuyện và triển lãm về nghê Việt.
Nhân dịp ra mắt cuốn sách 'Nghê Việt tinh tuyển', nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế sẽ có buổi trò chuyện về một trong những linh vật đặc biệt của Việt Nam. Chương trình do CLB Những người bạn di sản tổ chức.
82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ lưu thông tin người đỗ đạt, mà còn thể hiện niềm kiêu hãnh của kẻ sĩ Việt, muốn gánh vác trọng trách văn hiến nước nhà.
Họa sĩ – Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu mỹ thuật, di sản văn hóa và được trao tặng giải thưởng 'Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội' cho cuốn 'Song xưa phố cũ'.
Ngôi nhà ống của Hà Nội có mặt tiền hẹp và sâu hun hút đã trở thành chất liệu để 16 nghệ sĩ đối thoại và tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mặt. Trong đó có thể kể đến các nghệ sĩ tên tuổi như Nguyễn Thế Sơn, Vương Văn Thạo, Oanh Phi Phi, Trần Hậu Yên Thế...
16 tác phẩm nghệ thuật thuộc dự án 'Cải tạo bờ bên lở sông Hồng' đã biến bãi tập kết rác nơi đây trở nên đẹp và thú vị.
Dự án nghệ thuật biến bãi rác Phúc Tân thành địa điểm 'check in' của giới trẻ đang đi vào giai đoạn nước rút. Nhưng từ sau Tết, đã có khá đông người trẻ tới đây tham quan và chụp ảnh lưu niệm.
Các hoạt động văn hóa dịp Tết Nguyên đán sẽ được tái hiện hết sức chân thật trong chương trình 'Tết phố' tại phố cổ Hà Nội.
Sau nhiều năm âm thầm nghiên cứu và biên soạn các bộ sách kì công, nhiều tác giả tại lễ trao giải Sách Quốc gia năm 2019 chưa từng nghĩ rằng sẽ được giải.
Con nghê từng hiện diện đa dạng, phong phú từ cung đình đến chốn dân gian, nhưng nó dần mất đi vị thế, thành một linh vật 'bên rìa' đời sống hiện đại.
Chỉ ít ngày khép lại những ồn ào liên quan đến bức phù điêu 'nổi tiếng', trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã ra mắt loạt tác phẩm đẹp mắt của 65 tác giả là cán bộ, giảng viên.
Vì những lý do khách quan, giai đoạn I của 'Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến' ra mắt năm 2010, mảng sách văn học - nghệ thuật còn thiếu một lĩnh vực quan trong là mỹ thuật.
Chỉ ít ngày sau công bố Top 3 linh vật đại diện cho SEA Games 31 tại Việt Nam vào năm 2021, BTC cuộc thi đã rút hình ảnh và bài viết đăng tải trên trang fanpage cuộc thi với lý do 'sẽ làm việc nội bộ để chỉnh sửa, cải thiện độ thẩm mỹ của 3 bài thi'. Sự cố này là do, đã có quá nhiều người chê các mẫu linh vật xấu.
Hai trong ba bức phù điêu nổi tiếng do các nhà điêu khắc thế hệ đầu tiên của mỹ thuật Đông Dương là Vũ Cao Đàm, Lê Tiến Phúc và Georges Khánh thực hiện đầu thế kỷ 20 vừa được giới thiệu tới công chúng bằng phiên bản. Chia sẻ với chúng tôi, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế (ảnh nhỏ) - người cùng cộng sự thực hiện công việc ý nghĩa này, cho rằng, cần nhìn nhận lại việc bảo tồn các giá trị di sản nghệ thuật của Việt Nam hiện nay.
Trần Hậu Yên Thế sinh năm 1970 tại Hà Nội, hiện đang công tác tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tác giả của những cuốn sách nghiên cứu giá trị như: 'Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác', 'Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh - Lê', 'Song xưa phố cũ', 'Phác họa Nghê - gã linh vật bên rìa'... Sở hữu giải thưởng Bùi Xuân Phái 'Vì tình yêu Hà Nội 2014' cho cuốn 'Song xưa phố cũ'.
Vào đúng ngày Quốc khánh 2-9, trên trang chủ của Google bằng tiếng Việt đã xuất hiện hình ảnh trống đồng cổ, một biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Dù vinh dự và tự hào nhưng không khó để nhận ra, chiều quay của trống đồng do Google thể hiện đã bị vẽ sai chiều.
Giới mỹ thuật mới đây lại lên tiếng kêu gọi cộng đồng lan tỏa câu chuyện về hai bức phù điêu có giá trị đặc biệt từ thời Đông Dương, hiện mắc kẹt trong đoạn 'phố cấm'.
Nghê là linh vật phổ biến ở đền, đình, miếu mạo của người Việt, nhất là ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Là linh vật được được sinh ra trong dòng chảy lịch sử và văn hóa dân tộc, nghê mang những nét đặc trưng của người Việt: dân dã, gần gũi, hiền lành…
Vừa nghe tới ý tưởng đặt tượng rùa vàng bên hồ Gươm nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế nói 'bớt đi còn không xong nữa là thêm', còn kiến trúc sư Lê Văn Lân đề xuất 'càng tinh khiết càng tốt'.