Dựa trên dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước của tỉnh Sóc Trăng, ngành Nông nghiệp tỉnh đã ban hành kế hoạch xuống giống vụ lúa Hè - Thu năm 2023, bắt đầu từ đầu tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 6/2023. Tính đến thời điểm này, diện tích lúa xuống giống tại các địa phương trên địa bàn tỉnh hơn 120.000/138.000ha. Dự kiến trong tuần, toàn tỉnh sẽ xuống giống dứt điểm diện tích lúa Hè - Thu còn lại.
Trong buổi chiều 7/6, Quốc hội tiếp tục với các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, giao thông vận tải. Đây cũng là những vấn đề mà cử tri Sóc Trăng quan tâm ngay từ khi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra.
Sau khi Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (tỉnh An Giang) phát động phong trào thi đua xây dựng 'Chi bộ bốn tốt', 'Đảng bộ cơ sở bốn tốt', các chi bộ, đảng bộ trong huyện tích cực hưởng ứng, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Mỗi tổ chức cơ sở Đảng thực hiện mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao.
Gạo Ông Cua dán 5 triệu tem QR Code chống giả của iCheck, nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm chính hãng với các mặt hàng trôi nổi.
Chiều 28.4 tại TP.Sóc Trăng đã diễn ra Hội thảo khoa học 'Kết nối cung – cầu khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng' năm 2023.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến về tham vấn giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam. Dự và chủ trì hội thảo có đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Bas Bouman - Giám đốc nghiên cứu và Phát triển/nhà khoa học danh dự của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Dự tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh Sóc trăng hiện có hơn 29.000ha, với nhiều loại như: bưởi, xoài, nhãn, vú sữa... Qua đó, để mở rộng diện tích cây ăn trái đặc sản và nâng chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 - 2021 và định hướng đến năm 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần hình thành vùng cây ăn trái tập trung tại các địa phương, cải tạo và nâng cấp nhiều diện tích cây ăn trái, đem lại nguồn thu nhập tốt cho các nhà vườn.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển đổi trong sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các mô hình thực hiện trong Chương trình Khuyến nông tỉnh, giai đoạn 2019 - 2021 đã góp phần chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Là tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn, Sóc Trăng hiện có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 212.550ha; trong đó, đất trồng lúa hơn 149.160ha, đất trồng cây hàng năm khác 19.108ha, đất trồng cây lâu năm 44.283ha. Diện tích sản xuất lúa hàng năm trên 320.000ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 60.000ha, cây ăn trái 28.500ha, nên nhu cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Sóc Trăng rất cao.
Ngày 24/8, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng tổ chức Hội thảo tham vấn Chương trình khuyến nông, giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đến dự có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; lãnh đạo phòng kinh tế, phòng NN-PTNT và các trạm khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 18/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng, Ban Quản lý Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản (PTSXLĐS) tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025 triển khai kế hoạch thực hiện dự án trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc dự án chủ trì cuộc họp.
Ngày 11/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Cục Trồng trọt, do đồng chí Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm trưởng đoàn đến Sóc Trăng để tìm hiểu về công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Thu - Đông, mùa 2022 và kế hoạch vụ lúa Đông - Xuân 2022 - 2023.
Ngày 9/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT có buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn Tân Long về việc triển khai xây dựng cánh đồng lớn tại tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Long Phú cùng lãnh đạo các hợp tác xã (HTX) sản xuất lúa trên địa bàn huyện Long Phú; lãnh đạo Phòng Kinh tế TX. Ngã Năm.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) tỉnh Sóc Trăng được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh vào năm 2016 - 2022 tại 6 huyện. Đến nay, Dự án VnSAT đã góp phần hỗ trợ các địa phương trong vùng dự án triển khai phát triển được nhiều vùng sản xuất lúa tập trung, thông qua việc hình thành các hợp tác xã (HXT) cùng với đó là việc hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa nên năng suất lúa cao, lúa đạt chất lượng tốt.
Đó là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau khi kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan diễn ra vào sáng ngày 8-6. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: 'Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn'.
Sóc Trăng triển khai thực hiện hiệu quả Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cây ăn trái đặc sản Sóc Trăng đã xuất khẩu sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và EU. Đây là dự án góp phần tăng thu nhập ổn định, cải thiện đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Ngày 28-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội thảo trực tuyến Ứng dụng than sinh học (TSH) trong phát triển nông nghiệp bền vững do đồng chí Nguyễn Hà Huế - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) chủ trì. Dự tại điểm cầu Sở NN-PTNT Sóc Trăng có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc Sở.
Ngày 26-4, tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phước An, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (VnSAT) đã có buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Quốc Doanh khảo sát các cơ sở hạ tầng do Dự án VnSAT đầu tư tại HTX. Tiếp đoàn có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng; Ngô Thanh Toàn - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành và Ban Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước An.
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Quốc Doanh tại Hội nghị trực tiếp và trực tuyến 'Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu' được Bộ NN-PTNT tổ chức tại tỉnh Bình Định, vào ngày 22-4. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc bộ; các tổ chức nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, công ty. Dự tại điểm cầu Sở NN-PTNT Sóc Trăng có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT và lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở.
Ngày 23-3, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì cuộc họp trao đổi, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.
Ngày 21-3, tại nhà Văn hóa xã Thạnh Trị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) tổ chức Hội thi 'Nông dân sản xuất lúa gạo bền vững huyện Thạnh Trị'. Đến dự có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh kiêm Giám đốc Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (Dự án VnSAT).
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng đến mục tiêu 'nông dân sản xuất nông sản chất lượng, chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất'. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng.
Sau 4 năm (2018 - 2021) triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh, Sóc Trăng đã thu kết quả tích cực, bởi có nhiều loại trái cây đặc sản được liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.
Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng tại Hội nghị tổng kết Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 - 2021, vào sáng ngày 11-1. Tham dự có các đồng chí: Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc dự án; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; các hợp tác xã (HTX) cây ăn trái tiêu biểu. Hội nghị trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị xã thực hiện dự án.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Dự án VnSAT) tỉnh Sóc Trăng được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các địa phương trong vùng dự án. Đặc biệt là dự án đã hỗ trợ cho các hợp tác xã (HTX) sản xuất lúa về kỹ thuật, nhà kho dự trữ lúa đi kèm với các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất lúa, góp phần tạo nền tảng cho các địa phương và người dân trong vùng dự án sản xuất lúa gạo bền vững, nhất là tạo ra các sản phẩm lúa sau thu hoạch an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thông qua áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiện đại do dự án hỗ trợ. Để hiểu rõ hơn về các hoạt động của Dự án VnSAT đã hỗ trợ các địa phương vùng dự án trong thời gian qua, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi cùng đồng chí Trần Tấn Phương - Giám đốc Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng xoay quanh các nội dung trên.
Ngày 22-12, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, gia đình ông Hồ Quang Cua - tác giả của giống lúa và gạo ST24, ST25 đạt giải 'Gạo ngon nhất thế giới' năm 2019 đã có đơn gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đề nghị hỗ trợ bảo vệ thương hiệu 2 giống lúa và gạo này tại thị trường Việt Nam.
Sau khi giành ngôi vị 'Gạo ngon nhất thế giới' năm 2019, sản phẩm gạo ST25 của Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến giả mạo nhãn hiệu tại thị trường nội địa.
Sau khi được vinh danh là 'Gạo ngon nhất thế giới', gạo ST25 đang bị mạo danh, làm giả tràn lan ở thị trường trong nước.
Đó là một trong những đánh giá của Tổng cục Thủy lợi nêu ra tại Hội nghị tổng kết kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (TT, TKN) cho cây trồng trên cạn bằng hình thức trực tuyến, diễn ra tại Hà Nội, vào chiều ngày 21-12. Dự và chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Hội nghị trực tuyến 63 điểm cầu sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố.
Ngày 1-12, tại Hà Nội, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT)) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, cùng đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP. Hà Nội để phổ biến các quy định và cam kết SPS trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Dự án VnSAT) tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua đã hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn các huyện vùng dự án triển khai hàng chục con đường; xây dựng nhiều cầu giao thông nông thôn trên suốt các tuyến đường. Hầu hết đều nhằm mục đích phục vụ cánh đồng sản xuất lúa của các hợp tác xã (HTX) và cánh đồng lúa lớn tại địa phương, nhằm tạo điều kiện cho nông dân trong vùng dự án phát triển sản xuất...
Hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) là loại hình kinh tế tập thể (KTTT). Trong các năm qua, loại hình này ở lĩnh vực nông nghiệp được ngành nông nghiệp rất quan tâm phát triển, nhằm tập hợp các hộ nông dân liên kết lại với nhau sản xuất, tạo ra sản phẩm nông, lâm, thủy sản có số lượng lớn, cùng chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của công ty, doanh nghiệp trong khâu kết nối tiêu thụ trong nước và phục vụ thị trường xuất khẩu. Lợi ích của người dân khi tham gia là họ được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất, tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, được hỗ trợ xây dựng nhà kho, trang thiết bị sản xuất lúa, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi…