Sáng 17/4, chương trình thơ - nhạc 'Se sẽ chứ' diễn ra tại Phố Hoài studio (Phùng Khoang, Hà Nội). Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày sinh của cố nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (17/4/1948 – 17/4/2021) và lan tỏa tinh thần của 2 nhà thơ Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh tới đông đảo độc giả.
Sáng nay, tại Hà Nội, Quỹ tranh Butta Sweet Life thuộc Mạng xã hội Phật giáo Butta.vn trao tặng bộ tranh gồm 35 bức cho bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Ngày 15-4, tại Hà Nội, Quỹ tranh Butta Sweet Life thuộc Mạng xã hội Phật giáo Butta.vn, trao tặng bộ tranh gồm 35 bức cho Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Tuần 'Se Sẽ Chứ' diễn ra từ 12 – 18/4 tại Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, TP. Hồ Chí Minh, với nội dung tôn vinh hai nhà thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, đã chứng tỏ khả năng tổ chức và liên tài của đạo diễn hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Điệp.
Tuần thơ Se Sẽ Chứ 2021 nhằm lưu giữ di sản của hai nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh sẽ diễn ra từ 12-18/4 tại Hà Nội, Hải Phòng, Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở năm thứ 3, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và các cộng sự sẽ đồng loạt tổ chức đêm thơ nhạc 'Se sẽ chứ' tại Hà Nội, Hội An, Hải Phòng và TP.HCM. Loạt hoạt động ý nghĩa này nhằm tưởng nhớ và lan tỏa tinh thần của 2 nhà thơ Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh tới đông đảo độc giả.
Trong buổi sáng tiễn đưa 'ông vua truyện ngắn' Nguyễn Huy Thiệp về với đất mẹ, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nghẹn ngào với nhiều kỷ niệm cũ.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mất đi để lại khoảng trống lớn trên văn đàn Việt Nam.
Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đã quá nhiều người bình bàn. Tôi chỉ ghi lại đôi ba lần trò chuyện cùng anh. Chắc là trong những câu chuyện ấy, những câu thoại ấy, thấp thoáng anh, cũng tức là văn anh
Sáng 24/3, giới văn chương cùng người hâm mộ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tới nhà tang lễ để tiễn đưa một cây bút lớn của văn chương.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời lúc 16h45 hôm nay, ngày 20/3 tại nhà riêng, hưởng thọ 72 tuổi.
Nhà văn – họa sĩ Trần Thị Trường chia sẻ điều này khi cùng họa sĩ Kim Đức - nhà đồng sáng lập Mạng xã hội Phật giáo Butta, Chủ tịch Quỹ tranh thiện nguyện 'Butta Sweet Life' trao những bức tranh cho BVĐK Đức Giang (Hà Nội).
Khi nhà thơ lừa... nhà thơ
Gia đình, đồng nghiệp tề tựu tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông để đưa tiễn nhạc sĩ Phó Đức Phương về cõi. Lễ viếng bắt đầu từ 11h30 hôm nay 24/9.
Sự ra đi của nhạc sĩ Phó Đức Phương để lại niềm thương tiếc cho rất nhiều người. Nền âm nhạc Việt Nam mất đi một con người tài hoa, phóng khoáng và khát khao sống mãnh liệt như tác giả 'Về quê'.
'Mảnh ghép' đầu tiên trong bộ tứ nhạc sĩ sông Hồng - nhạc sĩ Phó Đức Phương - đã qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Ông rời xa cõi tạm vào một ngày trời trở lạnh và mưa tầm tã. Sự ra đi dù đã được báo trước nhưng vẫn khiến những người ở lại không khỏi bàng hoàng xót xa…
Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời ở tuổi 76 trong sự thương tiếc của nhiều người. Dù biết ông bị ung thư tụy trước khi qua đời nhưng nhiều người không khỏi xót xa. Ông được gọi là nhạc sĩ của những ca khúc trữ tình về quê hương, đất nước. Tên tuổi của ông đã làm nên 'Bộ tứ Sông hồng' – Với những nhạc sĩ có công lớn góp phần vào sự phát triển của Âm nhạc Việt Nam.
Trong hơn 9 năm cùng công tác với nhạc sỹ tài hoa Phó Đức Phương, nhà văn, họa sỹ Trần Thị Trường nhớ về ông không chỉ qua những tác phẩm để đời, mà còn cả lối sống quyết liệt với công việc của ông...
Nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi để lại cả một gia tài âm nhạc khiến khán giả thương tiếc. Bên cạnh gia tài đó thì cuộc đời đầy biến động ông cũng là điều mà nhiều người nhớ đến.
'Trên đỉnh Phù Vân' là liveshow riêng duy nhất do chính nhạc sĩ Phó Đức Phương thực hiện trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp.
Trong thời điểm cả nước nỗ lực chống dịch Covid-19, giới mỹ thuật có nhiều hoạt động thiết thực chung tay cùng toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống đại dịch.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương bị ung thư tụy đang điều trị ở bệnh viện tại Hà Nội. Cái tin ấy làm cho nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ lo lắng. Bệnh tật khiến ông phải nói chuyện một cách khó nhọc nhưng trong ông vẫn giữ niềm lạc quan.
Nhắc về Lê Dung hầu như rất hiếm chuyện 'bếp núc' bên lề nhưng có quá nhiều chuyện kể về đóng góp của bà cho âm nhạc và giáo dục.
Với cuộc chiến chống dịch như chống giặc lần này tôi thực lòng khâm phục chính phủ, ngành y tế và người dân Việt Nam đã đồng lòng chung tay diệt căn bệnh đang ở mức toàn cầu này.
Nhà văn Trần Thị Trường ở tuổi tròn 70 tung ra cuốn sách mô tả 70 năm biến thiên của lịch sử Việt Nam phản ánh lên số phận của tầng lớp trí thức đô thị. Phố Hoài được viết trong 10 năm dù có khi cả năm tác giả không viết chữ nào. Vì ngần ngại viết ra có khi không được in…
'Phố Hoài', tiểu thuyết mới ra lò của Trần Thị Trường sau chục năm nhà văn im ắng trên văn đàn. Có người hỏi tác giả, 'Phố Hoài' phải chăng viết về phố cổ Hội An? Trần Thị Trường thưa rằng: 'Phố Hoài là phố/thành phố ký ức của tôi, ở đó có một tầng lớp trí thức bị bỏ quên, bị hiểu lầm'.
Vào những ngày cuối cùng của năm, nhà văn Trần Thị Trường mở cuộc triển lãm tranh tại tầng 2, Nhà triển lãm Mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Thật bất ngờ, sau 30 năm không cầm cọ, khi cảm hứng hội họa đến thì ào ạt, bùng nổ dạt dào. Chị vẽ suốt ngày đêm, mê mải, say đắm với khung vải, toan màu. Những tĩnh vật qua bàn tay nữ nhà văn lại trở nên biến ảo kì lạ, đẹp đến không ngờ.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2020, với nhiều điểm mới mang tính nhân văn, gần gũi hơn với cuộc sống. Nhiều nội dung trong luật này siết chặt các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
Trong giới văn chương, Trần Thị Trường đích thị là một người đa tài và tháo vát. Chị trải qua khá nhiều công việc mà việc nào cũng để lại dấu ấn thành công. Thời gian gần đây, Trần Thị Trường quay sang cầm cọ. Chị vừa trình làng triển lãm đầu tiên 'Những cảm xúc bằng màu'. Chuyện không ngờ đã xảy ra, tranh bán nhanh đến mức triển lãm phải đóng cửa sớm hơn dự kiến.
Chơi với Trần Thị Trường mấy chục năm nay, toàn chơi theo cái lối bạn bè cùng gu, cùng sở thích, khoái giống nhau ở một vài thứ, thí dụ chúng tôi cùng thích nhạc các cụ tiền chiến hơn nhạc đương đại. Thích văn của các nhà văn cổ điển hơn các tác giả thời danh đang rất nổi tiếng. Rồi thơ thì thích thơ ông này hơn thơ bác kia. Thích tranh sơn dầu hơn tranh thuốc nước. Thích lối vẽ phóng túng của cụ này hơn tranh sơn khắc của cụ kia. Thích mầu gắt của bà X hơn màu nhẹ của bà N. Sau lâu dần cái kiểu thích ấy thành ra cùng 'cạ'.
Từng dang dở niềm đam mê với hội họa vì bộn bề lo toan cho gia đình, nhà văn Trần Thị Trường sau chuỗi ngày bén duyên với văn chương, đã đột ngột trở lại với bảng vẽ. Triển lãm 'Những cảm xúc bằng màu' được các thành viên hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá là cuộc chơi chuyên nghiệp, chẳng xuất hiện một chút nghiệp dư nào ở đây hay một sự chiếu cố với danh xưng 'nhà văn vẽ'…
Là tên gọi cuộc triển lãm đầu tiên của nhà văn, họa sĩ Trần Thị Trường, khai mạc chiều 20/12 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 35 bức tranh được tác giả vẽ trong thời gian gần đây, trong số đó có tới 30 bức là tĩnh vật.