Thị xã Nghi Sơn thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 945 tỷ đồng

Sáng 3/7, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã lần thứ 20, khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.

Vị Tiến sĩ 'ra sức học cốt để biết đạo lý làm người'

Lý tưởng của kẻ sĩ là đi học, đi thi, làm quan nhưng chỉ xuất thế khi có bậc vua sáng, chúa minh.

Thị xã Nghi Sơn tập trung giải quyết tồn đọng về đất đai và triển khai giải phóng mặt bằng

Ngày 22/2, Thường trực Thị ủy Nghi Sơn và Ban Chỉ đạo Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thị xã đã tổ chức hội nghị giải quyết tồn đọng về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và triển khai công tác GPMB năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt: Chư Sê cần sớm giải quyết đơn khiếu nại của công dân

Chiều 18-1, đoàn khảo sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Sê về việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Bùi Thị Thu Nương (tổ 11, thị trấn Chư Sê).

Cần đưa hồ đập thuộc các công ty cà phê về địa phương quản lý

Vừa qua, huyện Ia Grai kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến với Tổng Công ty Cà phê Việt Nam chỉ đạo và hỗ trợ các công ty cà phê trực thuộc đứng chân trên địa bàn huyện lập thủ tục bàn giao hệ thống hồ đập về địa phương quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Nhà khoa bảng mang hùng tâm tráng chí

50 năm làm quan, quen thạo việc binh, nhiều lần lăn lộn sa trường, Tiến sĩ Nguyễn Danh Thế được đánh giá là nhà nho khí phách, dũng cảm.

Ký ức hãi hùng của 4 người đàn ông bị bán cho tàu cá trên biển

Đến tận bây giờ, 4 người đàn ông hiền lành, chất phác ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn không khỏi hãi hùng khi nhớ lại quãng thời gian bị kẻ gian lừa bán cho tàu cá trên biển. Những tháng ngày lênh đênh trên biển, họ bị chủ tàu ép buộc lao động nặng nhọc không công, đánh đập, mắng chửi bất cần lý do.

Đà Nẵng huy động hàng trăm người diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Sáng 24-8, tại cụm cảng Liên Chiểu, Sở Tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. Buổi diễn tập với sự phối hợp của 10 đơn vị, huy động hơn 100 người và nhiều phương tiện, trang thiết bị tham gia.

Nghĩa tình 'Mái ấm biên cương'

Mùa mưa năm nay, 22 gia đình chính sách và hộ nghèo tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) sẽ không còn phập phồng nỗi lo mưa dột, gió lùa. Những 'Mái ấm biên cương' do Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp cùng UBND huyện Đức Cơ xây tặng đã giúp bà con an cư.

Vị chúa Trịnh nào giết hại 3 ông vua, thâu tóm quyền lực nhà Lê?

Để thâu tóm quyền lực các đời vua thời kỳ Lê Trung hưng, vị chúa đầu tiên của dòng tộc họ Trịnh này đã thẳng tay sát hại nhiều quân vương.

Triều đại phong kiến nào trong sử Việt có 9 vị vua bị bức tử?

Trong 108 vị vua thuộc các triều đại phong kiến ở nước ta có tới 9 người cùng một thời kỳ bị đại thần, anh em ruột bức tử.

Vì sao Nguyễn Trật thi bỏ giấy trắng nhưng vẫn đỗ tiến sĩ?

Đi thi bỏ giấy trắng nhưng vẫn đỗ tiến sĩ và lưu danh bảng vàng, ông là ai?

Vị vua Việt đầu tiên lấy vợ Tây phương

Lê Thần Tông là một vị vua 'vô tiền khoáng hậu' trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có năm bà phi thuộc các dân tộc khác nhau, trong đó có một bà phi người Hà Lan.

Buôn Mi Hoan phấn đấu xanh-sạch-đẹp-an toàn

Sau 2 tháng ra mắt, mô hình 'Khu dân cư bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn' buôn Mi Hoan (xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần xây dựng nông thôn mới và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúa Trịnh nào cho phúc khảo lại cả 3 khoa thi vì nghi có gian lận?

Trước thực trạng chất lượng giáo dục ngày càng suy thoái, dư luận xôn xao việc thi cử gian lận, chúa Trịnh phải cho phúc khảo các sinh đồ.

PVC được nhận lại khu đất biệt thự tại Tam Đảo của Trịnh Xuân Thanh

Để đảm bảo quyền lợi của nhà nước và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), tòa án tuyên tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3.400 m2 tại Tam Đảo giao cho PVC.

'Đầu tàu' của làng Kliết-H'Ôn

Không chỉ làm kinh tế giỏi, hơn 5 năm giữ vai trò già làng, ông Đinh Gui (làng Kliết-H'Ôn, xã Đak Song, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản xuất và chung tay xây dựng nông thôn mới.

Vụ 'Ethanol Phú Thọ': Chỉ định thầu kiểu 'gọt chân cho vừa giày'

Dự án Ethanol Phú Thọ với tổng vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng nhưng được ông Đinh La Thăng, với vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học, chỉ đạo giao cho liên danh nhà thầu của Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù biết liên danh nhà thầu của Trịnh Xuân thanh không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật nhưng các bị can đã thực hiện việc chỉ định thầu theo kiểu 'gọt chân cho vừa giày'. Dự án dở dang, nhà máy 'ngốn' 1.476 tỉ đồng trở thành đống sắt vụn.

Vua nào trong lịch sử từng bị gán biệt danh là 'Vua Lợn'?

Vị Vua bị gán biệt danh là 'Vua Lợn' chính là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê. Ông vua này trị vì từ năm 1509-1516 và có những thú chơi vô cùng sa đọa.

Tỏa sáng tinh thần chiến thắng 30/4

Cách đây 45 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam- kỷ nguyên độc lập, hòa bình và phát triển. Với những người cựu chiến binh (CCB) đã từng sống, chiến đấu trong những năm tháng hào hùng của dân tộc thì những ký ức, giá trị của chiến thắng 30/4 vẫn còn vẹn nguyên. Nhìn lại quá khứ, soi vào hiện tại, tinh thần chiến thắng ấy vẫn đang tỏa sáng, dẫn lối cho các thế hệ CCB tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát huy phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước.

Chuyện đời của vị tể tướng nhờ mất quần nên lấy được vợ

Xuất thân từ một nho sinh nghèo đói, Nguyễn Văn Giai đã vươn lên bằng con đường khoa cử để trở thành người hữu ích cho xã hội đương thời.

'Sữa cho em mỗi ngày': Ấm lòng học trò biên giới

2 năm trở lại đây, hàng trăm học sinh thuộc 2 điểm trường ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) được thụ hưởng chương trình 'Sữa cho em mỗi ngày' từ sự kết nối của lực lượng Công an huyện Đức Cơ với nhà tài trợ. Những hộp sữa nhỏ bé không chỉ giúp phát triển thể chất mà còn là niềm vui theo chân các em trên đường đến trường.

Theo đơn thư bạn đọc : 'Ăn' tiền của dân để bỏ qua sai phạm?

Mới đây, nhiều hộ dân ở xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) đã làm đơn tố cáo một số cán bộ địa phương có hành vi bắt chẹt họ phải đưa tiền để được bỏ qua lỗi vi phạm khi khai thác gỗ rừng về làm nhà. Nội dung tố cáo đang được chính quyền địa phương và ngành chức năng điều tra làm rõ.

Đổi thay ở xã anh hùng

Những năm kháng chiến, xã Kông Pla (huyện Kbang, Gia Lai) được biết đến với cái tên xã Bắc Anh hùng. Sau ngày giải phóng, xã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy truyền thống cách mạng, Kông Pla ngày nay đang nỗ lực biến những tiềm năng, lợi thế vốn có thành động lực để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chờ ngày khai hội du lịch Kbang

Theo kế hoạch, từ ngày 26 đến 28-7 huyện Kbang sẽ tổ chức Ngày hội Du lịch năm 2019. Đây là sự kiện quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch của địa phương. Đến nay, công tác chuẩn bị cho sự kiện này đang được khẩn trương hoàn tất.

Chư Sê: Thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc

Đến thời điểm này, huyện Chư Sê đã sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS.Chăm lo đời sống đồng bào các DTTSTheo báo cáo của Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III-năm 2019, huyện Chư Sê đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội huyện nhà phát triển, nâng cao đời sống của 12.822 hộ dân thuộc 16 DTTS sinh sống trên địa bàn.Một trong những kết quả nổi bật của huyện Chư Sê trong giai đoạn 2014-2019 là giúp hàng ngàn hộ dân thoát nghèo. Cụ thể, cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 15,37%, tương đương 4.300 hộ, trong đó có 3.872 hộ DTTS. Đến cuối năm 2018, Chư Sê còn 2.341 hộ nghèo, trong đó có 2.206 hộ DTTS. Có được điều này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí của các cấp chính quyền. Hàng năm, thông qua các nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh cấp và từ nguồn xã hội hóa, huyện đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng; vận động người dân, nhất là đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tham gia các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, từ đó nâng cao thu nhập bình quân của người dân trong huyện (hiện đạt hơn 44,1 triệu đồng/năm).