Ngài Tỳ kheo Bodhi sống ở Mỹ và làm việc rất tinh tấn. Mỗi ngày Ngài đều dậy từ ba bốn giờ sáng, dù cho băng tuyết hay mưa gió. Ngài tự đặt mục tiêu mỗi ngày đều dịch 5.000 từ.
Phật pháp, vốn không chỉ dành cho thiền đường hay kinh sách, mà hiện hữu trong từng hơi thở, từng bước chân, từng mối tương quan giữa con người với nhau.
Giữ giới là từ chối thứ 'tự do giả tạo', thứ khiến ta tưởng rằng mình đang sống thật phong phú, nhưng thực chất lại bị trói buộc bởi tham lam, sân hận và si mê.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần xuất gia của đức Phật vẫn là kim chỉ nam soi sáng con đường của những ai khát khao tìm kiếm chân lý và hạnh phúc chân thật.
Bài kinh Trạm Xe nhắc nhở chúng ta rằng con đường tu tập là một tiến trình có hệ thống, cần được thực hành một cách tuần tự. Dù đạt được một số trạng thái định hay trí tuệ, hành giả không nên chấp thủ mà phải tiếp tục tinh tấn.
Sáng nay, 24-11, tại tổ đình Bửu Long (TP.Thủ Đức, TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo 'Thiền Vipassanā trong đời sống hiện đại'.
Đức Thế Tôn giảng con đường hành trì để đoạn tận mọi tưởng, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại với vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nhờ những pháp được diễn giải qua con đường tu tập mà Thế Tôn được sự cung kính, tôn trọng của các vị đệ tử
Ngoài các liệu pháp điều trị thuộc về tâm lý học Phật giáo thì tiến trình hoạt động điều trị bệnh cũng phải tuân theo các chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, kết hợp các dược liệu đúng liều lượng, cân nhắc đối với các thuốc giả thuốc chứa các chất độc hại nguy hiểm cho con người,...
Thế Tôn dạy những lời nói thuần tịnh như phơi bày những thứ bị che kín, chỉ đường cho những ai còn đang lạc lối, đem ánh sáng vào nơi tối tăm, Chính pháp nhờ đó đã được Ngài dùng phương tiện làm sáng tỏ.
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ.
Thế Tôn giảng về trường hợp 'thịt' được coi là hợp pháp, có quyền thọ dụng khi 'không thấy, không nghe, không nghi'. Bên cạnh đó, người tu hành sử dụng bữa ăn cũng cần có thái độ đúng đắn, đoạn diệt tham, sân, si, giữ vững sự hiện hữu của tâm xả.
Như đất, nước, gió, lửa, người tu tập hãy học cách giữ tâm mình vững chãi trước mọi hoàn cảnh; quán chiếu thân, khẩu, ý thanh tịnh, sử dụng hơi thở là điểm tựa để an trú chính niệm tránh xa các nghiệp bất thiện hại mình, hại người.
Nếu một vị niệm Phật, Pháp, Tăng nhưng niệm xả không được tương ưng, và không an trú vào thiện pháp, vị ấy vẫn sẽ bị dao động, bị cảm thấy bất an, bất hạnh, khổ đau mà không cảm thấy hoan hỷ.
Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pālị để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ.
Chân lý là sự trực nhận, nếu có thể nói bằng ngôn từ, thì không còn là chân lý. Đức Thế Tôn chỉ giảng thuyết việc này là thiện, nên làm; việc này bất thiện, đừng làm; sau đó phương tiện để giúp chúng sinh trực nhận chân lý.
Đa số Phật tử đều quen thuộc với các ngày lễ trong truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Dưới đây là tóm lược các ngày lễ chính trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).
Thế Tôn tuyên thuyết những phương pháp đoạn trừ phiền não, thực hành các pháp của bậc Chân nhân, tu tập các pháp của bậc Chân nhân, phát triển tuệ tri, như lý tác ý những pháp cần phải tác ý.
Hỏi 'đi tu là đi đâu?' nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.
Phật tử thường hay dâng cúng nhang đèn, bông hoa lên bàn thờ Phật như là một cách tôn kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam bảo.
Hành trì pháp Tứ Niệm Xứ như lời Phật dạy là một công phu rất cao cấp. Cao cấp đến nỗi mà Ðức Thế Tôn dạy rằng nếu người nào có thể hành trì nghiêm túc bốn niệm xứ đó theo phương cách mà Ngài đã đưa ra thì chỉ trong bảy ngày, người đó có thể đạt Giác Ngộ hay đắc quả Bất Lai (Kinh Tứ Niệm Xứ).
Dhutanga (Hạnh đầu đà) có nghĩa là 'rũ bỏ' Trong Đại Tạng Kinh có nhắc đến danh từ 'Hạnh Đầu Đà' nhưng 13 (Nam Tông) hay 12 (Bắc Tông)...
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, không một ai dạy cho Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoát và giác ngộ, rất độc đáo, tuyệt diệu; đó là pháp môn: Giới Định Tuệ.
Đại kinh xóm ngựa - Trung Bộ kinh I (bài 39) - Thành tựu Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Tại đây, vị ấy tuệ tri: sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa.
Sáng nay, 22-10, tại cơ sở I Học viện Phật giáo VN - TP.HCM (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN đã diễn ra lễ khai mạc Hội thảo 'Thiền Nguyên thủy (Vipassanà) từ truyền thống đến hiện đại'.
Tăng đoàn chính là một cộng đồng xã hội thu nhỏ. Trong cộng đồng ấy, từ thời đức Phật tại thế tinh thần dân chủ đã được thể hiện ở một mức độ cao hơn so với lý tưởng dân chủ ngày nay. Tăng đoàn bảo tồn những giới điều đức Phật đã chế định chính là thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ bậc Đạo Sư, thể hiện tinh thần hộ trì phật pháp trường tồn.
Cái Thấy và biết của đức Phật là Thắng tri và Liễu tri đối tượng được thấy đúng như Pháp môn căn bản đã ghi và con đường tu tập duy nhất là Thực hành chính niệm (Tứ niệm xứ) để nhiếp phục tham ưu (dục hỷ).
Đức Phật Như Lai hay đức Phật Cồ Đàm là nhân vật lịch sử có thật, người đã được Kinh sách ghi lại về cuộc đời của Ngài từ khi sinh ra đến khi tìm Pháp (sự thật), thực hành giải thoát hoàn toàn và nhập diệt.
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Tư tưởng không những chi phối hành vi và lời nói mà còn ảnh hưởng đến nếp sống, phong thái, văn hóa của con người trong đời sống hàng ngày.
Sáng nay, 22-11 (nhằm 8-10-Canh Tý), tại chùa Tường Vân (P.Thủy Xuân, TP.Huế), môn phái tổ đình Tường Vân đã thành kính tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật cố Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện - Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Hỏi 'đi tu là đi đâu?' nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.