Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Lùng Vai (Mường Khương) rất chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Do nắng nóng kéo dài, ít mưa, sản lượng chè búp tươi thu hoạch trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, kéo theo thu nhập của người trồng chè bị ảnh hưởng.
Tình trạng hạn hán kéo dài khiến nhiều diện tích lúa xuân và cây hoa màu đang héo hắt vì ruộng đồng nứt nẻ; cùng với đó, hàng nghìn hộ dân đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, diện tích đất sản xuất ít, nhưng Mường Khương được đánh giá là địa phương điển hình trong phát triển nông nghiệp.
Việc có nhiều nhà máy ở các làng quê trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã 'níu chân' người lao động ở lại quê hương. Họ đã thành công nhân ăn cơm nhà, làm việc tại làng... Nhiều vùng quê Lào Cai hôm nay đã bớt đi những lao động phải ly hương, mưu sinh nơi đất khách.
Dù đã được công nhận đạt chuẩn từ năm 2016 nhưng tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này tại xã Lùng Vai (Mường Khương) lại trở thành cuộc 'chạy đua' không ngừng nghỉ.
Thay vì làm ăn riêng lẻ, thời gian qua, nông dân huyện Mường Khương đã mạnh dạn liên kết tạo thành các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, nhằm chia sẻ, hỗ trợ nhau và tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao bán ra thị trường.
Những năm qua, nhờ tích cực, chủ động trong thâm canh cây chè, diện mạo thôn kiểu mẫu Cốc Cái, xã Lùng Vai (Mường Khương) đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Từ diện tích trồng phân tán, hiệu quả kinh tế thấp, đến nay chè đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã Lùng Vai (Mường Khương).
Mường Khương được coi là 'thủ phủ' của cây chuối với diện tích, sản lượng lớn nhất tỉnh. Tháng 8, thời gian thu hoạch chuối chính vụ đã kết thúc, chỉ còn một phần nhỏ diện tích cuối vụ cho thu hoạch rải rác ở các địa phương. Đúng thời điểm này, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc giao thương với các đối tác phía Trung Quốc bị ngừng trệ, hơn 1.000 tấn chuối quả đứng trước nguy cơ không tiêu thụ được.'Khi nghe thông tin phía Trung Quốc tạm ngừng thu mua chuối quả, tôi rất lo lắng vì chuối đã đến giai đoạn cho thu hoạch, quả đã to, căng đầy, không để được lâu. Nếu phía Trung Quốc không thu mua thì cũng không có cách nào tháo gỡ. Thậm chí chỗ chuối này có thể sẽ phải đổ bỏ'. Ông Phàn Văn Minh (thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai)'Tôi có kinh nghiệm giao dịch với các đối tác bên Trung Quốc nhiều năm nên vào thời điểm này không còn phương án nào khả thi hơn là chờ đợi thị trường mở cửa trở lại. Các bạn hàng phía Trung Quốc của tôi vẫn có nhu cầu mua chuối và cũng đang chờ đợi việc mở cửa trở lại. Chuối tại Mường Khương chủ yếu là chuối cấy mô, không phải thị hiếu của thị trường nội địa nên rất khó để tiêu thụ trong nước'. Ông Trần Văn Hùng (Giám đốc Hợp tác xã Châu Thịnh Phong)
Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng rừng, trải qua nhiều khó khăn, vất vả, gia đình ông Phạm Văn Tuyên, thôn Giáp Cư, xã Lùng Vai (Mường Khương) đã có gần 20 ha rừng xanh tốt, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc khiến 72 công nhân nhập viện tại Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu, Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (xã Lùng Vai, huyện Mường Khương) là do món bánh phở chứa hóa chất độc hại có tên là Formaldehyde (phormol).
>>> Bài 1: Vùng chè trước ngày 'sốt' giá
Ngày 8/6, thông tin từ ông Nguyễn Tiến Lượng, Chủ tịch UBND xã Lùng Vai (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) cho biết, tại địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu bé tử vong thương tâm dưới suối Chợ Chậu.