Hàng tỷ USD tăng thêm từ thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nước Mỹ đang bỏ lỡ

Các doanh nghiệp của Mỹ phải đối mặt với mức thuế cao hơn từ thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu được ký kết vào năm 2021. Các công ty sẽ bắt đầu trả thuế cao hơn ở nước ngoài từ năm 2024 và vào năm sau, thỏa thuận sẽ khiến các công ty Mỹ mất tiền giảm thuế trong nước. Vào năm 2026, thuế của Mỹ đối với thu nhập nước ngoài của các công ty sẽ tăng lên do các điều khoản bị trì hoãn từ lâu của luật thuế năm 2017.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng cho việc tuân thủ thuế tối thiểu toàn cầu

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cần sớm triển khai, nghiên cứu quy định và chuẩn bị cho việc tuân thủ, cũng như hoạch định các chính sách tối ưu có thể.

Cần khẩn trương sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An). Mục tiêu của việc ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là xử lý nhu cầu chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh bởi các quy định OECD về thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, cần có quy định về mặt pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện được nghĩa vụ thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

Giải quyết hài hòa lợi ích giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư

Tham gia thảo luận tại tổ 3 với dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu sáng nay, 10.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, dự thảo Nghị quyết cần chú trọng giải quyết vấn đề giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư và hệ thống pháp lý ổn định.

Sớm ban hành Nghị quyết thể hiện rõ quyết tâm trong thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ 1.1.2024

Việc sớm ban hành Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ 1.1.2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các nội dung này để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Nghị quyết.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Áp dụng quy định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn

Công ty thành viên hoặc tập hợp các công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có doanh thu tương đương 750 triệu EUR trở lên phải áp dụng quy định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn để phù hợp quy định thuế tối thiểu toàn cầu.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BỔ SUNG THEO QUY ĐỊNH CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ TOÀN CẦU

Sáng 10/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết này, đồng thời cho rằng cần tính toán đến các chính sách để bảo đảm lợi thế cạnh trạnh, thu hút đầu tư của nước ta, bảo đảm đồng bộ thống nhất của pháp luật về thuế.

Thuế tối thiểu toàn cầu – Những tác động và giải pháp cho Việt Nam

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là một trong hai trụ cột chính của Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được 142 quốc gia đồng thuận, trong đó có Việt Nam.

Thất thu hơn 14.000 tỉ nếu không đánh thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Việt Nam ủng hộ áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu giúp giảm trốn thuế, chuyển giá

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung; giảm trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Bảo đảm giữ quyền đánh thuế của Việt Nam

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Nội hàm của thuế tối thiểu toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, sự phát triển của công nghệ thông tin đang làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống. Nhiều loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ra đời, đem lại những giá trị và tiện ích mới cho khách hàng, đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan hành chính cần phải thay đổi các biện pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là các chính sách và quy trình quản lý thu thuế.

Thuế tối thiểu toàn cầu giảm tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận

Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) Lưu Đức Huy cho rằng, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp chính sách cho Việt Nam

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một trong những nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, dự kiến áp dụng từ ngày 01/1/2024 với 142 quốc gia đồng thuận tham gia. Bài viết mô tả nội dung của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó phân tích cơ hội và thách thức của nước ta khi tham gia quy tắ thuế tối thiểu toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thích ứng với việc tham gia quy tắc trên.

Tác động chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến hai 'ông lớn' Việt đầu tư ra nước ngoài và 120 tập đoàn FDI

Vụ trưởng Vụ Chính sách Tổng cục Thuế vừa thông tin về mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu với hai tập đoàn của Việt Nam có đầu tư lớn ra nước ngoài là Viettel và PVN. Đặc biệt, khoảng 120 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, với trên 1.000 doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ...

Áp thuế tiêu thụ toàn cầu: Doanh nghiệp Việt ở nước ngoài thế nào?

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024 sẽ tác động đến các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại nước ngoài.

Giải pháp thích ứng với sân chơi thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam ra sao?

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/1/2024. Khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động ra sao đến công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? Việt Nam đã đưa ra những giải pháp gì để ứng phó với quy tắc thuế này? Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) xung quanh vấn đề này.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Đề xuất và khuyến nghị cải cách chính sách

Với khung giải pháp 2 trụ cột bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đặc biệt là Trụ cột 2 về Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, các chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam cho các tập đoàn đa quốc gia có đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, sẽ đối mặt với một số thách thức nhất định.

Chủ động giành quyền thu thuế để bảo vệ lợi ích quốc gia

'Vì lợi ích quốc gia, trước mắt Việt Nam cần chủ động thực hiện theo chương trình thuế tối thiểu toàn cầu, để giành quyền thu phần chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam. Về lâu dài, chúng ta cần phải nghiên cứu sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, để đảm bảo tính ổn định chính sách'. Đó là chia sẻ của ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Nhóm giúp việc cho Bộ Tài chính nghiên cứu về giải pháp ứng phó của Việt Nam với thuế tối thiểu toàn cầu.

Lợi ích lâu dài, bền vững từ 'sân chơi' thuế tối thiểu toàn cầu

Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông đang áp dụng tại Việt Nam là 20%, về cơ bản đã đảm bảo quy định thuế tối thiểu toàn cầu. Tuy nhiên, do áp dụng ưu đãi thuế suất thấp và được ưu đãi miễn thuế, giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định, nên trên thực tế thuế suất đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ưu đãi sẽ có thuế suất thực tế bình quân 6% đến 8%, thấp hơn mức thuế suất tối thiểu là 15%.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội trong thách thức

Theo GS.TS. Nguyễn Mại, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội nhiều hơn thách thức, bởi vì các nhà đầu tư đang nhìn nhận chính phủ Việt Nam ứng xử thế nào với các nhà đầu tư.

Việt Nam cần chủ động giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam cần chủ động sớm ban hành quy định pháp luật để giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu cho các doanh nghiệp.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cần có các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Để hạn chế tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu đối với thu hút đầu tư tại Việt Nam, Bộ Tài chính cho rằng cần có các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho doanh nghiệp.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Không còn ưu đãi thuế, Việt Nam có gì để giữ chân nhà đầu tư?

Khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, hay nói cách khác nếu không còn ưu đãi về thuế thì sẽ thu hút và giữ chân các doanh nghiệp FDI bằng cách nào?

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lộ trình hoàn thiện chính sách của Việt Nam và giải pháp chủ động ứng phó

Việt Nam là thành viên thứ 100 của BEPS và không có ý kiến bảo lưu về nội dung này, nên là một trong những nước đồng thuận triển khai chương trình hành động BEPS theo đúng lộ trình.

Chủ động ứng phó với tác động của thuế tối thiểu toàn cầu

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành có liên quan đề xuất giải pháp chủ động ứng phó với tác động của thuế tối thiểu toàn cầu.

Cơ hội để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI?

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều DN thuộc các tập đoàn đa quốc gia lớn chịu ảnh hưởng của trụ cột 2 đang được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập DN do đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư trong địa bàn ưu tiên, lĩnh vực ưu tiên, hoặc quy mô đầu tư lớn, với mức thuế suất áp dụng thấp hơn nhiều so với mức thuế tối thiểu toàn cầu 15%.

Khi không còn ưu đãi, cần có biện pháp hỗ trợ để duy trì cạnh tranh

Dự kiến quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng vào năm 2024. Thuế tối thiểu toàn cầu được cho là sẽ tác động mạnh đến hoạt động thu hút đầu tư và nguồn thu thuế của Việt Nam. Việt Nam cần có giải pháp gì để ứng phó với vấn đề nêu trên? Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Hương Vũ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn EY Việt Nam, xung quanh vấn đề này.

Chủ động các kịch bản để giành quyền thu thuế

Thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề mới, quan trọng và có nhiều yếu tố kỹ thuật, do đó Bộ Tài chính mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, nhà khoa học, để từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam, cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

'12.000 tỷ đồng từ Samsung, Intel, Foxconn... nguy cơ chảy khỏi Việt Nam'

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2024, nếu Việt Nam không áp thuế tối thiểu toàn cầu, phần chênh lệch tiền thuế 12.000 tỷ đồng của các 'ông lớn' FDI như: Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn… sẽ phải chảy về chính quốc.

Ưu đãi cho Samsung, Intel sẽ mất tác dụng với thuế tối thiểu toàn cầu

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, các biện pháp ưu đãi thuế với nhóm doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam sẽ không còn nhiều tác dụng khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng lên các doanh nghiệp FDI như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết cần đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam.

Thuế tối thiểu toàn cầu - Bài 2: Thời cơ nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI

Với nền kinh tế có độ mở lớn và là quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhiều chuyên gia cho rằng, khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Việt Nam sẽ có ảnh hưởng nhưng cơ hội cũng không ít.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Điều chỉnh chính sách để thích nghi

Bình luận về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, TS Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể suy giảm.

Tăng thu ngân sách nếu áp dụng quy định thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn

Theo ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nếu Việt Nam áp dụng quy định thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn, Việt Nam sẽ có quyền đánh thuế bổ sung đối với những doanh nghiệp FDI đang được hưởng thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu 15%, từ đó tăng thu ngân sách nhà nước.

Loạt ông lớn ngoại hưởng thuế dưới 15% tại VN, áp thuế toàn cầu ai đi ai ở?

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc lo ngại các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn nhiều tác dụng khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó đặt ra thách thức đối về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

Việt Nam có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.