Dự kiến Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) sẽ thu hút đầu tư đa dạng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp tạo giá trị tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư xây dựng, khai thác cảng, dịch vụ logistics,..., tạo thành cụm liên kết ngành trong khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ và Vùng ĐBSCL.
Các mô hình thí điểm của Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha) đang có nhiều tín hiệu tích cực. Bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chí trong quá trình gieo trồng, thì vấn đề đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng và phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn từ rơm rạ đảm bảo phát thải thấp, tăng trưởng xanh đang được ngành nông nghiệp chú trọng.
Mặc dù giá lúa tăng cao nhưng lợi nhuận của nông dân lại không tăng tương xứng (thậm chí giảm so với 10 năm trước) khi mà chi phí sử dụng phân bón chiếm tỷ lệ quá cao trong chi phí sản xuất. Chính vì thế, để nâng cao được thu nhập cho nông dân trồng lúa trong thời gian tới là cả bài toán hóc búa.
Ngày 12/12, tại TP.Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Báo cáo do VCCI và Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright thực hiện. Đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL và nhiều chuyên gia kinh tế, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự sự kiện.
Trên cơ sở Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND thành phố sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện các thủ tục pháp lý, sớm lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng Định An – Cần Thơ.
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0 - Km7), TP. Cần Thơ có chiều dài tuyến hơn 7 km (bao gồm cầu Bình Thủy), với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, ĐBSCL thu hút 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tăng 15% so với năm 2022. Dù tăng khá, nhưng quy mô vốn và cơ cấu lĩnh vực đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Quy hoạch xác định nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều công trình, dự án chiến lược trên địa bàn tỉnh mang tính lan tỏa, tạo động lực phát triển không chỉ cho tỉnh Sóc Trăng mà cả vùng ĐBSCL.
Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng những nỗ lực trong đầu tư hệ thống hạ tầng, Long An từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đầu mối quan trọng cho hoạt động logistics của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Các địa phương cần tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực cho khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến phát triển và thu hút nguồn nhân lực KHCN, triển khai các nhiệm vụ KHCN thiết thực, phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ở chính địa phương.
Ngày 7/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Cần Thơ (Đơn vị số bầu cử số 2) có buổi tiếp xúc với cử tri phường An Thới (quận Bình Thủy), xã Đông Thuận (huyện Thới Lai) và phường Long Hưng (quận Ô Môn) sau kỳ họp Thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Cần Thơ đang từng bước trở thành trung tâm động lực của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường chia sẻ về những định hướng lớn, cũng như sự đồng hành cùng lực lượng báo chí trong hành trình phát triển.
Long An là cửa ngõ nối liền Vùng Đông Nam bộ với Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là có chung đường ranh giới với TP.HCM, qua các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2. Hiện nay, mục tiêu quy hoạch tỉnh là 'Long An trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của Vùng ĐBSCL dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ kết nối thông suốt, thuận tiện giữa Vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm môi trường, cải thiện an sinh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh'.
Được mệnh danh là 'Vùng đất Chín Rồng' - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Để tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, du lịch, phát triển sản phẩm, các địa phương trong vùng không thể phát triển riêng lẻ, mà nhất thiết phải liên kết chặt chẽ để phát huy tối đa tài nguyên và thế mạnh.
Ngày 21.6, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030.
Tại Diễn đàn Kết nối du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2 – năm 2022 ở Đồng Tháp vào sáng nay (20/5), các đại biểu cho rằng: Để du lịch ĐBSCL phát triển cần tháo điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và chú trọng du lịch nông nghiệp.
Với việc triển khai hàng loạt dự án quan trọng, năm 2022 được xem là năm đột phá của tỉnh Lâm Đồng trong đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đất Nam Tây Nguyên, sớm đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nghị quyết đề ra 6 quan điểm chỉ đạo quan trọng và rất mới mẻ với một loạt giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng ĐBSCL.
VOV.VN - Đây là hội nghị thứ 2 được tổ chức tiếp theo sau Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - vừa được tổ chức rất thành công vào tuần trước.
8 cơ chế, chính sách đặc thù: quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, quản lý đất đai, quy hoạch, thu nhập của cán bộ và chuyên gia, nạo vét luồng Định An và trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Tại kỳ họp bất thường diễn ra vào tuần sau, Quốc hội sẽ nghe báo cáo về mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó có nội dung liên quan đến vụ việc kit xét nghiệm Việt Á.
Long An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ kết nối các tỉnh, thành phố của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP.HCM và miền Đông Nam bộ. Với lợi thế này, cùng những nỗ lực trong đầu tư cho hệ thống hạ tầng sẽ góp phần đưa Long An từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng ĐBSCL và là đầu mối quan trọng cho hoạt động logistics của các tỉnh, thành phố phía Nam.
Tiếp tục phiên làm việc sáng 10.12, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc ban hành Nghị quyết là đủ cơ sở chính trị, căn cứ thực tiễn. Các cơ chế, chính sách đặc thù được Chính phủ trình cũng đã bảo đảm tính tương đồng với các thành phố được áp dụng cơ chế đặc thù, phù hợp với Nghị quyết 59– NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, các cơ chế, chính sách này chưa thực sự đột phá, một số chính sách mới đề xuất nhưng chưa rõ căn cứ, chưa cụ thể, do đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện để bảo đảm tính thuyết phục khi trình Quốc hội.
Chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc.
Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khoảng 388 nghìn tỷ đồng.