Sáng 30/6, tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội TP 6 tháng đầu năm 2023, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ cho biết, mặc dù dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quý I/2023 nhưng tính chung 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng tụt xuống thứ 3.
Trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 mới được công bố, Thừa Thiên Huế đứng vị trí thứ 6, Đà Nẵng tụt 5 bậc xuống vị trí thứ 9.
Để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển, đạt được mục tiêu Nghị quyết số 26-NQ/TW đã đề ra, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học cho rằng, cần thiết phải có thêm những nhóm giải pháp mang tính đột phá, hỗ trợ, đầu tư có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Do vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện vẫn chưa phát triển xứng tầm, các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhằm huy động nguồn lực đưa kinh tế - xã hội của vùng lên một vị thế mới.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù, qua đó khơi thông, huy động nguồn lực phục vụ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 với chủ đề 'Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung' tổ chức chiều 17/3, TS Nguyễn Thanh Nga - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng: Cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng.
Chia sẻ quan điểm tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 với chủ đề: 'Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung', TS. Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho rằng, để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh, cần có quyết tâm chính trị cao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để biến những địa phương nhiều tiềm năng nhưng chậm phát triển thành vùng đất phồn vinh.
Tiếp nối đề xuất các giải pháp để 'Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung' phát triển nhanh, bền vững, tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức, PGS TS. Chu Khánh Lân - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Ngân hàng - Trưởng nhóm chuyên gia giúp việc của Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cần được giải quyết để tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng. Do đó, việc cho phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho phát triển kinh tế địa phương là điều cần được xem xét.
Nêu giải pháp phát triển 'Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung' tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023, do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức, TS. Nguyễn Thanh Nga - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng.
Chiều 17/3 tại Đà Nẵng, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) tổ chức 'Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023' với chủ đề: 'Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung'.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã duy trì được mức tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian dài (khoảng 6%/năm giai đoạn 2016-2022). Tuy nhiên, để phát triển tương xứng với quy mô và lợi thế sẵn có, cần thiết phải có thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm huy động nguồn lực đưa kinh tế - xã hội của vùng lên một vị thế mới. Đây cũng là nội dung chính trong cuộc trao đổi của phóng viên TBTCVN với chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.
Chiều 17/3/2023, tại Đà Nẵng, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023, với chủ đề 'Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung'. Nhiều nội dung quan trọng, thiết thực sẽ được các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn, như: Những vấn đề đặt ra cho việc thu hút nguồn lực đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho vùng; các giải pháp huy động nguồn lực phát triển Vùng...
Đó là chủ đề của Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 sẽ được Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) và Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/3/2023.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế nhưng phát triển hiện tại còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là 'vùng trũng' trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước…
Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung theo nguyên tắc cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau có lợi, khai thác hiệu quả nhất kết cấu hạ tầng kết nối nội vùng, liên vùng; đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh các ngành, lĩnh vực nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Với mục tiêu của Chính phủ là xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, trở thành vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên tạo thế tiến ra biển nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, song không ít khó khăn đang đặt ra phía trước cho khu vực này.