Thêm một vụ sản xuất thắng lợi

Vụ đông xuân 2023 - 2024, công tác chỉ đạo mùa vụ, chuẩn bị vật tư sản xuất được thực hiện sớm. Vì vậy, dù trong vụ gặp khó khăn về thời tiết, khí hậu và tác động bất lợi của thị trường, nhưng các chỉ tiêu vẫn cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Nông dân các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ

Ngăn chặn 'kẻ thù' của nghề nuôi lợn

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được xem là một trong những

Hà Nội và tỉnh Hòa Bình liên kết cung cấp nông sản an toàn: Thêm nguồn cung bảo đảm chất lượng

Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trong việc xây dựng vùng, chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản an toàn.

Hòa Bình sắp khai trương tuyến phố đi bộ đầu tiên dọc sông Đà

Cùng với các hoạt động như lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà; bán đấu giá sản cá đặc sản hồ Hòa Bình; giới thiệu di sản văn hóa, tinh hoa ẩm thực truyền thống các dân tộc Mường; thi câu cá trên lòng hồ... tỉnh Hòa Bình sẽ chính thức khai trương tuyến phố đi bộ đầu tiên dọc sông Đà.

Sắp tổ chức đấu giá 'thủy quái' hồ Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình chuẩn bị tổ chức chương trình đấu giá cá đặc sản hồ Hòa Bình trong Lễ hội cá tôm sông Đà. Trong đó có cá trắm đen nặng 30kg được nuôi ở lòng hồ Hòa Bình.

Nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch

Hồ Hòa Bình có cảnh quan sơn thủy hữu tình, lưu giữ vẻ hoang sơ tự nhiên và được ví như Hạ Long trên núi nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu.

Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục duy trì, kết nối đưa nông sản đặc trưng của tỉnh về Thủ đô

Sau khi ký kết với Sở NN&PTNT TP Hà Nội biên bản hợp tác phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn có tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho TP Hà Nội (năm 2018) đến nay, Hòa Bình đã phát triển được 65 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố. Qua đó góp phần cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô trên 71 nghìn tấn nông, lâm, thủy sản (NLTS) an toàn mỗi năm.

Hòa Bình tăng hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản

Năm thứ ba liên tiếp tỉnh Hòa Bình được đánh giá có chỉ số cao về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Mở rộng diện tích canh tác, sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là hướng đi ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh nói riêng hướng đến. Việc áp dụng sản xuất hữu cơ (SXHC) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nông dân đảm bảo được giá thành đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả đầu vào các loại phân bón vô cơ liên tục gia tăng như hiện nay, sản xuất NNHC còn giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất.

Nâng cao hiệu quả trồng rừng từ liên kết sản xuất viên nén gỗ

Thông qua liên kết với doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh khảm lá sắn

Đầu tháng 5/2020, bệnh khảm lá sắn được phát hiện trên giống KM419 trồng tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) từ nguồn giống sắn nguyên liệu do Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng cung cấp. Tổng diện tích sắn nhiễm bệnh trong năm 2020 là 24,5 ha, đến năm 2021 tăng lên 154,59 ha. Trong đó, nhiều nhất tại huyện Lạc Sơn 144,59 ha, Yên Thủy 10 ha và rải rác tại huyện Mai Châu.

Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 3,6 nghìn tỷ đồng

Ngày 8/12, Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022.

Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển biến tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại, gia trại; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành và hoạt động hiệu quả. Song, chưa đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn nuôi còn chậm, chưa đồng bộ; thị trường tiêu thụ không ổn định… Để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Để vùng cây ăn quả có múi phát triển bền vững

Tổng diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh hiện đạt 10.840 ha, diện tích kinh doanh 6.870 ha. Những năm qua, đối với CAQCM, tỉnh xác định cam và bưởi là 2 trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Do đó, việc quan tâm, xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để đầu tư phát triển được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

Ngày 3/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số, sở, ban, ngành liên quan.

Hòa Bình: Đầu tư mở rộng diện tích lúa chất lượng cao

Vụ Xuân năm nay tỉnh Hòa Bình phấn đấu cấy trên 15,4 nghìn ha lúa. Tỉnh đang tập trung mở rộng diện tích gieo cấy trà Xuân muộn bằng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao thích ứng với điều kiện các địa phương; mở rộng các giống lúa chất lượng cao ở vùng có điều kiện thích hợp để sản xuất hàng hóa, lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống từng vùng.

Tập trung ngăn chặn dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò

Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Với sự vào cuộc của ngành chức năng, sau hơn 1 tháng dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, từ giữa tháng 2/2021 đến nay, dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên địa bàn huyện Mai Châu với những diễn biến phức tạp.

Nông nghiệp vượt khó khẳng định vai trò 'trụ đỡ' của nền kinh tế

Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của Sở NN&PTNT, cùng tinh thần nỗ lực vượt khó của nông dân, năm 2020, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH.

Phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP

Giai đoạn 2015 - 2020, chăn nuôi gia cầm của tỉnh có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ trong nông hộ sang phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được người dân quan tâm. Đặc biệt, việc xây dựng, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển, đem lại hiệu quả cao.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Ngày 4/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn 'Phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP ở các tỉnh Miền núi phía Bắc'.

Khai mạc 'Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc

Sở NN&PTNT Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức Khai mạc 'Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020'.

Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ hiệu quả, bền vững, hướng tới sản phẩm OCOP

Ngày 13/10, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: 'Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ đạt hiệu quả và bền vững hướng tới sản phẩm OCOP tại các tỉnh miền núi phía Bắc'.

Nghị quyết Tỉnh ủy tạo chuyển biến mạnh trong nông nghiệp, nông thôn

Những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển trồng trọt, phát triển chăn nuôi bền vững, cải tạo vườn tạp, phát triển thủy sản, xây dựng NTM, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Các nghị quyết được thực hiện hiệu quả đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh.

Dấu ấn phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững, những năm qua, tỉnh đã quan tâm tạo cơ chế, chính sách để thúc đẩy tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Công nghệ sinh học nâng tầm thương hiệu nông sản Hòa Bình

Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) được coi là giải pháp đột phá trong phát triển nền nông nghiệp. Bắt nhịp với xu thế này, những năm qua, tỉnh đã tích cực ứng dụng CNSH để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo đà để phát triển nông nghiệp bền vững.

Khoa học công nghệ - đòn bẩy thúc đẩy gia tăng giá trị ngành nông nghiệp

Theo giới chuyên gia, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất sẽ góp phần làm gia tăng giá trị các sản phẩm nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Điều này đã được minh chứng qua nấc thang phát triển ngành nông nghiệp cùa tỉnh.

Tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp khó do ảnh hưởng dịch nCoV

Từ Tết Nguyên đán trở ra, nông dân các địa phương trong tỉnh gặp trở ngại lớn trong vấn đề tiêu thụ nông sản thay vì thuận lợi như dịp thông thường. Thực trạng trên do ảnh hưởng diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra.

Nơi kết nối đam mê sinh vật cảnh

Sau 25 năm thành lập, đến nay, Hội quy tụ được 637 hội viên. Các hội viên đều là những người đam mê làm vườn, trồng hoa, cây cảnh, chế tác đá cảnh non bộ, đá phong thủy, gỗ lũa và các sản phẩm từ gỗ...

Đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Tuy ở khu vực miền núi, nhưng tỉnh ta lại có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện. Ngoài ra còn có một số sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Trong đó, hồ Hòa Bình có diện tích trên 10.450 ha nằm ở địa bàn TP Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với chiều dài trên 80 km là tiềm năng lớn để phát triển nuôi cá lồng.

Cấp bách thúc đẩy tiêu thụ, giải phóng vùng mía đường nguyên liệu

Diện tích mía đường nguyên liệu của tỉnh đã đến thời vụ thu hoạch kể từ tháng 11. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, người trồng mía nguyên liệu ở các địa phương lại lần nữa bất an về tình hình tiêu thụ, giá cả. Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng nghìn hộ dân. Các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp đang cùng vào cuộc với vai trò thúc đẩy.

Cải tạo vườn tạp - thêm sức mạnh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, khoảng 12.380 ha vườn tạp trên địa bàn tỉnh cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.350 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều diện tích được cải tạo để thâm canh các loại cây ăn quả đã mang lại nguồn thu từ 400 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đây là những con số ấn tượng cho thấy hiệu quả vượt trội của cải tạo vườn tạp (CTVT) - một định hướng đột phá giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng sức mạnh cho người nông dân và củng cố những giá trị bền vững để toàn tỉnh xây dựng nông thôn mới (NTM).

Sôi động sản xuất vụ đông

Màu xanh đã bắt đầu trải rộng trên những cánh đồng sau khi hoàn tất thu hoạch vụ mùa - hè thu. Đây cũng là thời điểm nông dân trong tỉnh tập trung triển khai sản xuất vụ đông với khí thế sôi động nhờ cộng hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thuận lợi.

Đầu tư cho nông sản chủ lực, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Những năm gần đây, bám sát định hướng xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao, ngành NN&PTNT cũng như các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là khai thác các nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao và tiềm năng tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Tìm đầu ra cho cây ăn quả có múi

Diện tích trồng được mở rộng, nhưng ít được chế biến mà chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi khiến cây ăn quả có múi gặp khó bởi nguồn cung lớn mà không có nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, việc trồng rải vụ, nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu sẽ là hướng đi bền vững cho loại cây này.

Vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè thu

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được 22.500 ha lúa, đạt 100,3% kế hoạch. Trong đó, giống lúa thuần chiếm từ 70 - 75% diện tích; một số giống lúa thuần chất lượng cao tiếp tục được nông dân tin tưởng sử dụng, mở rộng diện tích sản xuất như: J02, Bắc Hương 9… Diện tích cấy lúa lai chiếm khoảng 20 - 22%, chủ yếu là các giống được sử dụng thường xuyên, phù hợp điều kiện của tỉnh như: Nhị ưu 838, TH3-4, TH3-3, GS16… Các giống lúa nếp N97, N98 và giống địa phương chiếm khoảng 5% diện tích.

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) trong trồng trọt, chăn nuôi là mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng. Để quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, ngành NN&PTNT đẩy mạnh các hoạt động thanh, kiểm tra, lấy mẫu kiểm định chất lượng; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, hộ kinh doanh và người tiêu dùng.

Trăn trở thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững

Tháng 9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020. Đối tượng được hỗ trợ gồm: Hộ nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi đã, đang bảo vệ và phát triển rừng. Qua hơn 3 năm triển khai trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều bất cập.

Đưa sản phẩm nông nghiệp hướng tới thị trường Hà Nội - chất lượng là chìa khóa

Thực hiện Đề án 'Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025', tỉnh đã xác định thành phố Hà Nội là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng cao. Trong đó, tỉnh đóng vai trò là vùng cung cấp, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.

Hòa Bình mở rộng diện tích cây ăn quả có múi và rau an toàn

Tính đến năm 2018, đối với nhóm cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi, giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm; cây rau đạt 270 triệu đồng/ha.