Thu hút du khách từ văn hóa tín ngưỡng

'Thấy ông vào làng, như thấy vàng trong tủ' câu ví đó từ dân gian nói lên một điều ngư dân vùng biển tin rằng người nào gặp được 'ông lụy' sẽ được nhiều ơn lộc trời ban, những chuyến ra khơi luôn đầy khoang cá. Cả làng được ấm no, tai qua nạn khỏi… Ở Bình Thuận bờ biển trải dài hơn 192 cây số, nhưng không phải nơi đâu cũng thấy 'ông lụy' mà chỉ một số địa phương người dân thường gặp 'ông lụy' và họ đã chôn và lập miếu (lăng) thờ cá ông một cách tôn nghiêm. Trong số hàng chục lăng, miếu thờ cá ông của ngư dân Bình Thuận phải kể đến lăng cá ông ở Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) thờ hơn 100 bộ cốt cá ông, trong đó có bộ xương cá ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á vẫn còn nguyên vẹn có chiều dài 22m, nặng khoảng 65 tấn; lăng thờ ông Nam Hải ở Phú Quý cũng có gần 100 bộ xương cá ông và các loại cá lớn khác; hay miếu thờ ông Nam Hải ở Tuy Phong, thờ cá ông ở Mũi Né, La Gi… nơi có nhiều 'ông lụy' dạt vào bờ biển được ngư dân chôn cất và thờ xương cốt hàng trăm năm nay.

Sưu tầm 155 hiện vật có giá trị về văn hóa

Năm 2020, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm, trao đổi được 155 hiện vật, đạt 155%. Đây là những hiện vật rất có giá trị về lịch sử, văn hóa như công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng thuộc văn hóa Sa Huỳnh, đồ dùng trong sinh hoạt của các dân tộc K'ho, Raglai, chiếc phao rà phá thủy lôi trong kháng chiến chống Mỹ, bàn mài, rìu đá… Tất cả đều đang được phân loại, chỉnh lý.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý và tổ chức lễ hôịĐa dạng sắc màu văn hoáXây dựng nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội

Xuất phát từ tôn giáo, tín ngưỡng dân gian truyền thống có từ lâu đời, cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận đã sản sinh nhiều loại hình lễ hội văn hóa dân gian tương ứng, phù hợp với phong tục tập quán của cư dân địa phương. Trong xu thế hội nhập, để lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc, ngành văn hóa tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội đến tận cơ sở…

Vi vu Phan Thiết ngày cuối tuần

Phan Thiết (Bình Thuận) là một trong những thành phố biển hấp dẫn du khách bởi thắng cảnh đẹp, hải sản ngon và nhiều trải nghiệm thú vị.

'Bảo tàng' cá voi trên đảo

Cuối tháng 8, khi dịch Covid-19 đã tạm ổn, tôi cùng những người bạn thân từ Đà Lạt trở lại Phú Quý. Đã nhiều lần ra đảo, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết hết những thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử trên đảo. Ngày cuối tuần bước chân đến Phú Quý chúng tôi lên kế hoạch ngày đầu tiên dành thời gian đến xem bộ sưu tập xương cá voi tại vạn An Thạnh. Anh Nguyễn Long Hải – người bạn cùng đi với tôi hào hứng chia sẻ: 'Tuy số lượng bộ xương cá voi nơi đây không nhiều bằng vạn Thủy Tú (Phan Thiết), nhưng vạn An Thạnh có nét riêng trong cách trưng bày và được xem như 'bảo tàng' sinh vật biển trên đảo. Theo người giữ vạn giải thích, việc trưng bày bộ xương cá voi đầu to (còn gọi là cá nhà táng) ở giữa, 4 góc có 4 bộ xương cá heo bao gồm: Cá heo lươn sóng, cá heo mõm chai, cá ông chuông và loài cá heo thường gặp nhằm tái hiện lại hình ảnh ở dưới biển khi cá voi di chuyển thì xung quanh có cá heo đi theo. Hơn nữa vạn An Thạnh tọa lạc trên bãi cát trắng của thôn Triều Dương, xã Tam Thanh mặt hướng ra đại dương lộng gió, hiện trưng bày và lưu giữ hàng chục bộ xương cá voi, cá heo rùa da… trong đó bộ xương cá nhà táng dài 17m được phục dựng công phu đến từng chi tiết; đếm hết tất cả có 50 đốt xương. Phần đầu của bộ xương to quá khổ và dài ngoằng với hàm răng trắng tinh, nhọn hoắt. Hàng ngày người dân địa phương và du khách từ đất liền ra đảo đến vạn thắp hương cầu nguyện cho những chuyến biển bình yên, gặp nhiều điều may mắn. Vạn An Thạnh mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người dân trên đảo…'.

Ở một vùng đất có nhiều di tích…

Ngày 11/9/1934, chính quyền Pháp xác lập thị xã Phan Thiết là thành phố cấp III với 6 phường: Đức Long, Lạc Đạo, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng và Phú Trinh, trong đó Đức Long hình thành từ làng Nhuận Đức và một phần làng Tú Luông (Long). Lần theo di tích của làng Tú Luông xưa (Đức Long ngày nay) tại đình còn lưu giữ một bản khắc gỗ chữ Hán có tên là 'Khuê chí' (bản nêu công ghi nhớ) lập năm Thành Thái nguyên niên (Kỷ Sửu-1889). Nội dung bản 'Khuê chí cho biết:

Phát huy giá trị di tích trong phát triển du lịch

Di tích ở Bình Thuận thể hiện sự đa dạng và đa sắc màu, mang những nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn hấp dẫn du khách tìm tòi khám phá. Các di tích phân bố trong không gian rộng lớn gắn với các cộng đồng tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và đây là thế mạnh quan trọng tạo tiền đề cho phát triển du lịch văn hóa.

Phan Thiết: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích, thắng cảnh phục vụ du lịch

Di tích, thắng cảnh là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là sự kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa là việc làm quan trọng, góp phần đưa hình ảnh quê hương, con người xứ biển Bình Thuận đến với bạn bè quốc tế.

Nơi lưu giữ 100 bộ xương cá voi đón nhận Bằng xếp hạng Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội cầu ngư của vạn Thủy Tú (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi đang lưu giữ 100 bộ xương cá voi (còn gọi là cá Ông) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể và di tích cấp tỉnh

Sáng 12/6, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP. Phan Thiết tổ chức đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Cầu ngư và bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với thắng cảnh Suối Tiên và Đồi Cát Bay.

Những địa điểm tâm linh nổi tiếng của đất Bình Thuận

Chùa Cổ Thạch, dinh Thầy Thím, vạn Thủy Tú... là những địa điểm tâm linh mang nhiều nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc, cảnh quan mà du khách không thể bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Thuận.

Xây dựng kế hoạch đón nhận bằng xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể

Ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT &DL) đã đề nghị các địa phương xây dựng chương trình tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể và thắng cảnh theo quyết định của Bộ VHTT&DL.

Phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch

Di tích là sản phẩm kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta dày công tạo dựng, là báu vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất và con người Bình Thuận. Di tích ở tỉnh ta thể hiện sự đa dạng và đa sắc màu, mang nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn, hấp dẫn du khách tìm tòi, khám phá.

Lễ hội Cầu ngư Phan Thiết là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định công bố Lễ hội Cầu ngư truyền thống ở Vạn Thủy Tú (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bình Thuận: Lễ hội Cầu ngư được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Thuận vừa đón thêm tin vui khi lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cầu ngư được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú (TP.Phan Thiết).

Du lịch Bình Thuận: Phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa

Nguồn tài nguyên du lịch phong phú được khơi dậy, gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đã đánh dấu cho sự vươn lên đầy ấn tượng của du lịch Bình Thuận.

Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Tại sao du khách đến Bình Thuận lưu trú ít ngày hơn các địa phương khác có điều kiện phát triển tương đương? Sản phẩm du lịch ít đa dạng là một trong những nguyên nhân chủ yếu trả lời cho câu hỏi trên.

Loài động vật lớn nhất trên Trái Đất, nặng tới 180 tấn

Theo BBC, khủng long bạo chúa, bò sát biển, voi ma mút... là những động vật khổng lồ từng tồn tại trên Trái Đất, nhưng không có loài nào vượt qua được cá voi xanh. Với trọng lượng cơ thể lên tới 180 tấn, dài khoảng 30 m, cá voi xanh là động vật lớn nhất, nặng nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Ngôi đền lưu giữ hài cốt khổng lồ nổi tiếng nhất VN

Theo truyền thống tâm linh của ngư dân miền Nam, cá voi hay Cá Ông là con vật thiêng luôn phù hộ cho người đi biển. Nhiều đền thờ Cá Ông đã được xây dựng, là nơi lưu giữ hàng trăm bộ xương Cá Ông khổng lồ. Cùng điểm qua các đền thờ Cá Ông nổi tiếng nhất.