Theo Cục Thuế Tp.HCM, Công ty TNHH Yến sào Hubnest xuất hóa đơn vào thị trường chứng khoán giá trị lên đến 34.600 tỷ đồng không vi phạm pháp luật nhưng do việc kê khai chuyển chứng khoán phái sinh có trị giá rất lớn nên cơ quan thuế sẽ đưa vào diện giám sát.
'Có doanh nghiệp chỉ kinh doanh yến sào, nhưng xuất hóa đơn với doanh thu trên 30.000 tỷ đồng, rõ ràng phải kiểm tra. Nếu hợp pháp thì sẽ hoàn thuế rất nhanh', Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nói.
Cục Thuế TPHCM cho biết Công ty Yến Sào Hubnest không vi phạm về hóa đơn, tuy nhiên vẫn đưa vào diện giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
Công ty này xuất hóa đơn cho giao dịch chứng khoán phái sinh phù hợp với các quy định về hóa đơn, chứng từ và Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành.
Liên quan việc Công ty TNHH Yến Sào Hubnest (Yến sào Hubnest) xuất 6 hóa đơn trị giá hơn 34.600 tỷ đồng, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã tiến hành xác minh thông tin của doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp vào diện giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
Công ty TNHH Yến Sào Hubnest không vi phạm về hóa đơn nhưng do việc kê khai chuyển chứng khoán phái sinh có trị giá rất lớn nên cơ quan thuế đưa doanh nghiệp này vào diện giám sát chặt chẽ
Công ty TNHH Yến Sào Hubnest thành lập tháng 10/2022, có vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng đã xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng chỉ trong 7 ngày nhưng phần lớn hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán. Yến Sào Hubnest đã giao dịch khoảng 30.634 hợp đồng chứng khoán phái sinh tại Công ty CP Chứng khoán TPHCM, chiếm khoảng 0,7% giao dịch toàn thị trường nhưng vốn thực tế giao dịch chỉ 4,38 tỷ đồng.
Sau khi nhận thấy Công ty TNHH Yến Sào Hubnest có dấu hiệu bất thường về doanh thu, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã khẩn trương cho tiến hành xác minh và kết quả xác minh từ nhiều nguồn cho thấy, doanh nghiệp không vi phạm về Luật thuế Giá trị gia tăng.
Liên quan đến vụ Công ty Yến sào Hubnest xuất 6 hóa đơn hơn 34.000 tỷ đồng, Cục Thuế Tp.HCM cho biết đơn vị đang chỉ đạo các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc khẩn trương xác minh làm rõ và báo cáo lên Tổng cục Thuế để có hướng xử lý phù hợp.
Theo Cục Thuế TP.HCM, Công ty TNHH yến sào Hubnest xuất 6 hóa đơn điện tử và kê khai doanh thu phát sinh hơn 34.567 tỉ đồng (tương đương gần 1,5 tỉ USD), không phát sinh thuế VAT phải nộp.
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cho hay, khách hàng mở tài khoản giao dịch đúng quy định thì sẽ được cung cấp dịch vụ. Việc doanh nghiệp xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng là đúng quy trình.
Ngày 1/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đã phát đi thông cáo báo chí liên quan đến việc doanh nghiệp yến sào xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng trong 7 ngày.
Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho hay đang chỉ đạo xác minh làm rõ việc một doanh nghiệp kinh doanh yến sào Khánh Hòa có trụ sở tại quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) xuất 6 hóa đơn với doanh số lên đến 34 nghìn tỷ đồng có vi phạm hay không, đồng thời báo cáo vụ việc lên Tổng cục Thuế.
Doanh nghiệp xuất hóa đơn hơn 34.000 tỷ đồng trong 7 ngày là Công ty TNHH Yến sào Hubnest có địa chỉ đăng ký trên đường Phạm Văn Đồng, phường 11, quận Bình Thạnh.
Các hợp đồng tương lai diễn biến rung lắc và đóng cửa phân hóa nhẹ trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 2/2. Mức độ biến động không lớn khi trên thị trường cơ sở dấu hiệu giằng co thấy rõ. Thanh khoản tiếp tục tăng trên thị trường phái sinh.
Thị trường trong nước điều chỉnh phiên đầu tiên sau chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp. Thanh khoản thị trường đạt mức cao nhất kể từ đầu năm khi nhà đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu bluechips. Dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ để tìm cơ hội, toàn thị trường có tới 78 cổ phiếu chốt phiên ở mức giá trần.
Giao dịch có phần sáng nước hơn so với phiên sáng, khi nhà đầu tư mạnh dạn hơn giúp bảng sắc xanh chiếm ưu thế và sự hỗ trợ của một số mã lớn đã thúc đẩy VN-Index chạm gần mốc 1.110 điểm trong phiên cuối cùng của năm Âm lịch Nhâm Dần.
Thị trường tiếp tục có phiên giao dịch tích cực ngày sát Tết Nguyên đán khi chỉ số VN-Index tăng gần 10 điểm lên sát ngưỡng 1.100 điểm. Trong đó, hàng loạt cổ phiếu trong nhóm bán lẻ, dệt may, bất động sản vừa và nhỏ khoe sắc tím.
Trong phiên chiều 17/1, với hầu hết các mã tăng giá đã giúp cho VN-Index tăng 21,61 điểm (+2,03%), lên 1.088,29 điểm, tăng 30% tổng khối lượng giao dịch so với phiên hôm qua.
Mặc dù số lượng mã giảm lớn hơn số lượng mã tăng, nhưng với lực cầu tăng mạnh của một số nhóm cổ phiếu đã giúp VN-Index tăng 6,51 điểm (+0,61%), lên 1.066,68 điểm trong phiên chiều 16/1.
Dù sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử nhưng đà tăng được nới rộng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, trong đó BID tạo điểm nhấn khi đóng cửa tăng kịch trần.
Sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu bluechip với điểm nhấn là ngân hàng vẫn là động lực chính giúp thị trường thoát hiểm và VN-Index may mắn duy trì sắc xanh nhạt phiên thứ 3 liên tiếp.
Nhờ một vài cổ phiếu ở nhóm bluechip tăng trên 2%, nên dù số mã giảm nhiều hơn nhưng VN-Index vẫn tăng 0,63 điểm (+0,06%), lên 1.056,39 điểm trong phiên ngày 12/1.
Các hợp đồng tương lai vẫn duy trì sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 11/1, mặc dù đà tăng đã bị thu hẹp vào cuối phiên. Thanh khoản vẫn ở mức thấp do xu thế đi ngang của thị trường cơ sở khá hiện hữu.
Các hợp đồng tương lai duy trì sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 10/1. Tuy nhiên, mức tăng của các hợp đồng là không lớn và trái chiều với chỉ số cơ sở. Thanh khoản có nhích tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
Các hợp đồng tương lai đều đóng cửa trong sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 9/1. Mức tăng của các hợp đồng là không lớn, trong khi thanh khoản giảm mạnh tương tự như trên thị trường cơ sở.
Áp lực bán lan rộng khiến sắc đỏ chiếm ưu thế nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường, với điểm nhấn là VCB, đã giúp VN-Index hồi phục sắc xanh trong đợt khớp lệnh ATC.
3/4 hợp đồng tương lai đóng cửa giảm điểm trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua (6/1). Mặc dù mức giảm không lớn, nhưng cho thấy áp lực chốt lời khá lớn. Thanh khoản cải thiện mạnh so với phiên kế trước.
Các hợp đồng tương lai đều giữ được sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 5/1, nhờ bên mở vị thế Mua vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thanh khoản giảm khá mạnh khi tâm lý vẫn cho thấy sự thận trọng ngắn hạn của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cận Tết.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, VN-Index giảm nhẹ 2,2 điểm xuống còn 1.007,09 điểm. Trong năm 2022, VN-Index đã rớt mất 491,19 điểm, tương đương bốc hơi 32,7%.
Thị trường đã khép lại phiên giao dịch cuối cùng của năm tài chính 2022 không mấy tích cực khi các chỉ chính đều mất điểm, cùng thanh khoản ghi nhận mức thấp nhất trong năm.
Một loạt cổ phiếu lớn thu hẹp đà tăng nên chốt phiên ngày 29/12, VN-Index giảm 6,37 điểm, xuống 1.009,29 điểm.
Một vài cổ phiếu nổi bật như IBC, NVL, L14 đã không cứu được một phiên giao dịch buồn tẻ của thị trường với thanh khoản xuống rất thấp, dường như phần lớn nhà đầu tư đã buông tay 'chốt sổ', chờ đợi năm mới đến.
Các hợp đồng tương lai đóng cửa trong sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 28/12. Mức tăng của các hợp đồng là không lớn, ngoại trừ hợp đồng tháng hiện tại có khả dĩ hơn. Thanh khoản phiên này quay lại giảm, song giảm cũng không lớn.
Với 259 mã xanh trong đó hàng loạt mã ngân hàng, nhóm sản xuất đã giúp cho VN-Index tăng 11,09 điểm trong phiên chiều ngày 28/12.
Các hợp đồng tương lai đóng cửa xanh điểm trở lại trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 27/12. Mức tăng điểm của các hợp đồng là tương đối lớn trong bối cảnh chỉ số cơ sở được kéo tăng mạnh vào cuối phiên. Thanh khoản tiếp tục tăng ở mức khá.
Các hợp đồng tương lai có diễn biến giằng co và đóng cửa phân hóa nhẹ trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 23/12. Thanh khoản có tăng nhưng không thay đổi nhiều so với phiên trước và vẫn duy trì ở mức thấp.
Sau 4 phiên giảm điểm liên tục, hôm nay (22/12), VN-Index tăng 3,73 điểm (0,37%) lên 1.022,61 điểm, HNX-Index tăng 1,32 điểm (0,65%) lên 205,79 điểm, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,19%) lên 70,83 điểm.