Kiểm soát lạm phát để giữ đà tăng trưởng

Ngày 6/7, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP quý III từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025.

Kiểm soát chặt khi thị trường 'rung lắc'

Lần tăng giá xăng dầu mới đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã 16 lần tăng, 11 lần giảm. Mặt hàng dầu 15 lần tăng, 12 lần giảm. Kể từ 1/7, chế độ lương mới, lương hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng đã được thực hiện. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại thị trường sẽ 'rung lắc'. Thực tế ra sao?

Giải pháp bán vàng miếng đã có hiệu quả?

Giá vàng miếng SJC đã không còn biến động hàng triệu đồng mỗi ngày như trước, đồng thời thu hẹp đáng kể so với vàng thế giới

Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tăng trưởng tín dụng trong hơn 3 tuần đầu tháng 6/2024 cao gần bằng mức đạt được của 5 tháng đầu năm. Với tốc độ này, khả năng mục tiêu 15% của cả năm là hoàn toàn có thể đạt được.

Kiểm soát giá cả trước nguy cơ gia tăng lạm phát

Việc điều hành giá để giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt tránh hiện tượng 'té nước theo mưa' khi lương cơ bản vừa tăng từ 1/7 đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế.

Áp lực lạm phát gia tăng, chuyên gia cảnh báo gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang có xu hướng tăng đáng kể vượt mốc 4% mà chỉ tiêu Quốc hội quyết định là 4 - 4,5%. Theo nhiều chuyên gia, lạm phát cao sẽ kéo theo một loạt hệ lụy khác của nền kinh tế như lãi suất, đầu tư,...

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/5/2024: NCB 4 lần tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/5/2024, lãi suất tiết kiệm 24/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.

Lãi suất ngân hàng biến động trái chiều tại một số kỳ hạn

Theo khảo sát của phóng viên TTXVN sáng 22/5, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng so với hồi đầu tháng. Dù vậy, vẫn có một vài kỳ hạn, lãi suất đi ngược chiều.

Càng đấu thầu, giá vàng càng cao

Nhằm ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các phiên đấu thầu vàng để tăng nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, ngược với mục đích này, cứ có thông tin đấu thầu vàng, giá vàng lại tăng.

Nhiều ngân hàng 'nối gót' nhau tăng lãi suất huy động

Chỉ trong tuần đầu tháng 5, nhiều ngân hàng đã nối gót nhau điều chỉnh lãi suất huy động, phổ biến với mức tăng từ 0,2-0,3%/năm so với trước đó.

Giá vàng miếng SJC 'lên đồng': Ai đang quyết định giá?

Giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 88 triệu đồng/lượng, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, bản thân Ngân hàng Nhà nước chưa muốn hạ nhiệt giá vàng vì thị trường vàng mang tính chất đầu cơ và cung nhiều qua đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá.

Đấu thầu vàng có đủ sức 'hạ nhiệt' thị trường?

Nhiều phiên tăng mạnh liên tiếp đã khiến giá vàng lập đỉnh, xô đổ các kỷ lục trước đó. Giải pháp đấu thầu vàng ngay lập tức được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhằm tăng cung vàng miếng ra thị trường.

Lãi suất cho vay có sớm tăng trở lại?

Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã tăng trở lại, thậm chí có nơi tăng lãi suất tới gần 1%/năm so với trước đó. Diễn biến này khiến người dân và doanh nghiệp lo lắng liệu lãi suất cho vay có sớm bắt nhịp đà tăng trở lại?

Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Ở thời điểm này, nhận định về chỉ tiêu lạm phát năm 2024 là hơi sớm. Hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê lạm phát quý đầu tiên của năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.

Đi tìm 'thuốc đặc trị' chữa cơn sốt vàng

Song hành cùng sự bứt phá của thị trường vàng quốc tế, giá vàng trong nước cũng leo thang trong những ngày gần đây và liên tục lập nên những kỷ lục mới. Điều này cũng tạo ra những áp lực vô cùng lớn với các cơ quan điều hành chính sách và bình ổn thị trường vàng…

Diễn biến giá cả theo đúng kịch bản đề ra

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhìn chung trong quý I/2024, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra.

Vì sao giá vàng nhẫn liên tục tăng mạnh?

Trong những ngày gần đây, thị trường tiếp tục chứng kiến giá vàng lên một mức kỷ lục mới. Đặc biệt giá vàng nhẫn, sau 3 ngày tăng hơn 5 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng bất giờ giảm đồng loạt

Phiên giao dịch sáng nay (11/4), doanh nghiệp vàng liên tiếp hạ giá. Trong đó, giá vàng nhẫn tròn giảm 800.000 đồng/lượng chiều mua vào, giá bán ra giảm 400.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng, về sát 82 triệu đồng/lượng.

Hạ nhiệt giá vàng: Bài toán khó

Giá vàng nhẫn sau 3 ngày tăng hơn 5 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC tăng hơn 3 triệu đồng/lượng. Muốn hạ nhiệt giá vàng chỉ còn cách nhập khẩu tăng nguồn cung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc nhập vàng ảnh hưởng đến tỷ giá và khi tăng nguồn cung, thanh khoản tốt chỉ doanh nghiệp vàng hưởng lợi.

Vàng SJC bất ngờ giảm mạnh, nhẫn tròn chạm mốc 78 triệu đồng

Chỉ sau 1 tiếng giao dịch sáng 10/4, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm mạnh 1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn tiếp tục tăng chạm mốc 78 triệu đồng/lượng.

Thu hút FDI: Quảng Ninh cần ưu thế vượt trội

Với nhiều lợi thế so với các địa phương khác, năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút 3 tỷ USD vốn FDI. Không dễ để đạt mục tiêu đó trước những yêu cầu của các nhà đầu tư, điều đáng lo nhất là chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra ưu thế, hiệu quả vượt trội...

Ngăn tình trạng 'lương tăng không theo kịp lạm phát'

Trước kiến nghị của cử tri, mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh lương tăng không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng trên thị trường.

Chuyện lạ: Tiệm vàng lớn không có vàng để bán, vì sao vàng 'cháy hàng'?

Nhu cầu mua vàng miếng, vàng nhẫn của người dân tăng đột biến sau vía Thần Tài. Doanh nghiệp nói cầu nhiều hơn cung dẫn đến hiện tượng 'cháy' hàng.

Áp lực lạm phát năm 2024 không lớn

Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn, nhưng nước ta có thể kiểm soát lạm phát thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra.

Chuyên gia nhận định tỷ giá sẽ được giữ ổn định

Theo các chuyên gia, nếu như Fed giảm lãi suất thì đồng USD sẽ mất giá và tạo ra những bất ổn, khi lãi suất được giữ nguyên sẽ tạo ra mức ổn định tỷ giá.

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng, nếu bối cảnh kinh tế thế giới thuận lợi

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, với mặt bằng lãi suất thấp hiện nay, cùng với các giải pháp về tài khóa được Quốc hội và Chính phủ ban hành, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6 - 6,5%, nếu bối cảnh kinh tế thế giới thuận lợi.

Lạm phát 2024: Khả năng kiểm soát dưới mức mục tiêu

Ngay từ đầu năm, nhiều dự báo khá lạc quan về lạm phát năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu không dễ dàng, do dự báo một số giá hàng hóa thiết yếu có thể tăng như: giá năng lượng, thực phẩm, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện, tăng lương tối thiểu. Những yếu tố này sẽ gây khó cho nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Lạm phát phủ bóng lên kinh tế thế giới, còn Việt Nam thì sao?

Kiểm soát lạm phát được xem là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ ưu tiên trong trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chuyên gia dự báo như nào về lạm phát năm 2024?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng năm 2024, lạm phát có thể ở mức 3,5-4%.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu hiệu tích cực

Sáng 4.1, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024, do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), Cục Quản lý giá phối hợp tổ chức.

Dự báo CPI năm 2024 ở mức từ 3,2 - 3,5%

Một số chuyên gia kinh tế dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. 'Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023', PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.

Dự báo CPI năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5%

Quốc hội quyết định CPI năm 2024 tăng 4-4,5%, song dự báo được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 đều khá lạc quan, dự báo thấp hơn mục tiêu, từ 3,2 - 3,5%.

Lạm phát năm 2024 sẽ tương đối 'dễ thở'

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn nhưng lạm phát năm nay sẽ tương đối 'dễ thở', có thể kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu. CPI bình quân 2024 được dự báo sẽ dao động ở mức 3,0% - 3,6%.

Áp lực kiểm soát lạm phát 2024 không quá lớn

Năm 2024, lạm phát có thể giảm do kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, trong khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, năm 2024, áp lực kiểm soát lạm phát không quá lớn.

Ngân hàng 'ngấm đòn' do tăng chi trả lãi tiền gửi dù cho vay khó

Lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng lớn khi không cho vay được nhưng vẫn phải trả lãi suất lớn cho người gửi. 9 tháng đầu năm 2023, 27 ngân hàng niêm yết đã trả lãi cho người gửi tiền 398.723 tỷ đồng, tăng mạnh 79% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương với gần 5% tổng lượng vốn huy động của các ngân hàng này.

Lãi suất giảm: Liệu kênh tiền gửi tiết kiệm còn hấp dẫn?

Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?

Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng

Theo Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/9 mở rộng cá nhân vay mua nhà, mua xe được vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác bên cạnh doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Theo đó, lãi suất ngân hàng buộc phải hấp dẫn để cạnh tranh nhau nếu muốn hút khách hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Cổ phần hóa 'dậm chân tại chỗ'

6 tháng đầu năm 2023, cả nước không ghi nhận doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nào cổ phần hóa, chỉ có 27 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Trước đó, trong giai đoạn 2021-2022, số tiền thu từ cổ phần hóa(CPH), thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 4.848 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch được Thủ tướng giao.

Bộ Tài chính đưa ra hai kịch bản để kiểm soát lạm phát

Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát; ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.