ĐBP - Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ của tỉnh tập trung trên các lĩnh vực, gồm: Nông nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn... Trong đó, kết quả vượt trội là nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với hỗ trợ các chủ thể xây dựng nhãn hiệu, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang quan tâm quản lý chất lượng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2022, toàn tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi thêm 2.783 ha đất trồng lúa kém hiệu quả kinh tế. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 2.010 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 324 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 449 ha và vụ đông xuân 2021-2022, các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi được khoảng 900 ha, đạt 32,2% kế hoạch.
Chiều 28/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh 'Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận 'Vân hương mỹ tửu' cho sản phẩm rượu của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang'.
Ngày 22/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn giao trực tiếp thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh 'Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế' cho Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Hà Nội) chủ trì thực hiện.
Người dân huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) những ngày này đang đi hái quả quýt rừng, mang lại thu nhập cả chục triệu đồng.
Năm 2019, huyện Chư Pưh phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện Dự án điều tra, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây trồng ở xã, thị trấn. Đây là bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của địa phương.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo 'Chuyển đổi cây trồng trên đất dốc tại Sơn La về hiện trạng và triển vọng'.
Đtề tài khoa học 'Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm quả thanh trà tỉnh Thừa Thiên Huế' được Sở Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng tư vấn trực tuyến để tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện vào chiều 20/8. TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN chủ trì hội nghị.
Ngày 8-4, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức tập huấn xử lý chất thải hữu cơ, rác thải, thức ăn dư thừa thành phân bón hữu cơ cho đại diện chỉ huy các cơ quan, đơn vị và gần 100 cán bộ, nhân viên các ngành Quân nhu, Doanh trại, Quân y trong toàn vùng.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị gia tăng thì cần xây dựng thương hiệu cà phê một cách bài bản, gắn với chỉ dẫn địa lý.
Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) giai đoạn 2011-2020 có mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ (SHTT), nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT cho các thành quả nghiên cứu khoa học, các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương và phát triển nguồn nhân lực về SHTT. Kết quả thực hiện Chương trình đã góp phần khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng văn hóa SHTT, góp phần khẳng định vai trò của SHTT trong đời sống kinh tế - xã hội.
Theo thống kê hiện có khoảng 3.100 ha đất sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Trung bị vùi lấp sau lũ. Vụ đông xuân 2020 - 2021 đang đến gần, việc cải tạo diện tích đất bị vùi lấp để phục vụ sản xuất đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Sạt lở, sụt lún, hoang hóa, sa mạc hóa là những hệ lụy đang diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do thiếu nguồn nước từ dòng Mê Kông.
Sáng 28.8, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị bàn giải pháp quản lý, phát triển Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cam Sành Hà Giang. Dự hội nghị có đại diện Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực UBND huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên…
Quả quýt to bằng chén trà loại nhỏ, khi chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc. Quýt hôi có vị ngọt thanh, thơm mát đặc trưng. Ngoài ra, vỏ quýt còn được dùng để trị bệnh ho, lá quýt thì được làm hương liệu cho một số món ăn, nhất là món kho của người dân miền núi.
ĐBP - Sau 2 năm triển khai Dự án 'Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp (NLKH) hướng theo thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam' do Tổ chức nghiên cứu Nông lâm Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện đã đem lại hiệu quả đáng mừng.