'Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới', Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh…
Hãng tin Reuters ngày 23/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết các nhà sản xuất châu Âu đang xem xét đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện gió trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi.
Các nhà phát triển, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều mong muốn đầu tư vào điện gió ngoài khơi tại thị trường Việt Nam.
Giữa bối cảnh hàng triệu người trên toàn thế giới tiếp tục rơi vào nạn đói, các nhà lãnh đạo của năm tổ chức nhân đạo, ngân hàng và thương mại quốc tế đã kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.
Theo bài viết từ Nikkei Asia ngày 6/1, các công ty Nhật Bản và châu Âu đang có những động thái lớn trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.
59 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có thể sẽ chết và gần 16 triệu thai nhi không thể chào đời nếu các dịch vụ y tế trên thế giới không được nhanh chóng cải thiện trước cuối thập niên này. Liên hợp quốc cảnh báo về mạng sống mong manh của hàng triệu trẻ em trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường tài trợ cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một trong những khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai.
Theo văn bản về lộ trình phát triển của Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức này đang tìm cách mở rộng đáng kể khả năng cho vay nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác.
Ban lãnh đạo WB sẽ đưa ra đề xuất cụ thể để thay đổi nhiệm vụ của ngân hàng, mô hình hoạt động, năng lực tài chính để WB và Ủy ban Phát triển của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông qua vào tháng 10.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên hàng đầu của WTO là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới. Các tổ chức quốc tế và các nước, các khu vực đang nỗ lực phối hợp nhằm hạ nhiệt giá lương thực và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập Rania al-Mashat vừa thông báo Ai Cập - nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã huy động được các khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD trong các cuộc đàm phán về khí hậu, đồng thời mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về mô hình tài chính này với các nước đang phát triển khác.
Ông Biden cho biết Mỹ, EU và Đức sẽ phối hợp với Ai Cập để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc thu giữ gần 14 tỷ m3 khí tự nhiên hiện bị rò rỉ từ các hoạt động dầu khí.
Trong khuôn khổ COP27, sáng 8/11, Đoàn Việt Nam do Bộ Trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã làm việc với Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) về đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 8/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện về đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) tổ chức, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Tổng giám đốc điều hành WB đánh giá các dự án của Việt Nam đã tạo động lực và có hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh WB sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong bản Cập nhật An ninh Lương thực vừa được công bố ngày 3/10, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2022, tình trạng lạm phát cao được ghi nhận ở hầu hết các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa thông qua một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các nước đang đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, trong bối cảnh cú sốc khí hậu, xung đột và đại dịch khiến giá cả leo thang trên toàn cầu. Giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các tổ chức quốc tế và các quốc gia.
Tổng Giám đốc WTO khẳng định trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên hàng đầu của WTO trong thời gian tới sẽ là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực.
Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nghiêm trọng mà nếu không hành động khẩn cấp để ứng phó thì có thể khiến hàng trăm triệu người lâm vào nạn đói, trong khi đẩy lạm phát leo thang khắp nơi.
Cuộc chiến ở Ukraine được cho là đang tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu, với giá năng lượng, thực phẩm, phân bón biến động và tăng cao...
Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) Qu Dongyu, Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) David Malpass, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley, và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala vừa ban hành tuyên bố chung, kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu.
Hai năm tới, các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhanh và mạnh mẽ...