10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020

1 Việt Nam đồng thời đảm nhiệm hai trọng trách, là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020. Trong 'vai trò kép', Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới, qua đó nâng tầm vị thế đất nước trên trường quốc tế. Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết sau tám năm đàm phán cam go.

I-xra-en và Ma-rốc vừa chính thức ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao. Ðây là thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en với quốc gia A-rập thứ tư trong năm nay, do Mỹ bảo trợ. Cả I-xra-en và bốn quốc gia A-rập đều kỳ vọng về một 'bình minh mới cho Trung Ðông'.

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 27-12, Bộ trưởng Thông tin Xu-đăng P.Xa-li cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát 60 - 70% vùng lãnh thổ gần biên giới với Ê-ti-ô-pi-a. Căng thẳng ở khu vực biên giới Xu-đăng - Ê-ti-ô-pi-a bùng phát trở lại kể từ khi xung đột nổ ra ở khu vực Ti-grây, phía bắc Ê-ti-ô-pi-a vào đầu tháng 11-2020 và sự xuất hiện của hơn 50.000 người tị nạn Ti-grây ở miền đông Xu-đăng. Tranh chấp đất nông nghiệp chủ yếu diễn ra ở An Pha-sơ-ca nằm trong ranh giới của Xu-đăng nhưng bị nông dân Ê-ti-ô-pi-a chiếm giữ. Hai bên còn bất đồng về việc Ê-ti-ô-pi-a xây dựng và chuẩn bị vận hành đập thủy điện Đại Phục hưng, bị cho là làm cạn kiệt hạ nguồn sông Nin.

Chính sách 'cây gậy và củ cà-rốt' mà Mỹ thực thi đối với một số quốc gia ở khu vực Trung Đông, châu Phi ngày càng lộ rõ. Mới nhất là 'phần thưởng' dành cho Xu-đăng với việc rút quốc gia Đông Phi này khỏi danh sách 'tài trợ khủng bố', hay 'đòn trừng phạt' áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan bản hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Những bước đi của Oa-sinh-tơn không ngoài mục tiêu bảo vệ các lợi ích chiến lược.

Nguy cơ cháy lan từ 'chảo lửa' Ê-ti-ô-pi-a

Xung đột bùng phát dữ dội ở vùng Ti-grây của Ê-ti-ô-pi-a có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi. Liên hợp quốc (LHQ) hối thúc chính phủ và phe nổi dậy ở Ê-ti-ô-pi-a ngừng bắn, tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhằm cứu hàng chục nghìn người đang bị mắc kẹt giữa các cuộc giao tranh.

I-rắc: Tiêu diệt hơn 40 phần tử IS

Quân đội I-rắc thông báo, trong chiến dịch truy quét khủng bố, lực lượng an ninh vừa tiêu diệt 42 tay súng thuộc tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Theo thông báo của Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang I-rắc, chiến dịch nêu trên nhằm vào khu vực được cho là các phần tử IS đang ẩn náu tại thành phố Mô-xun ở miền bắc. Chiến dịch có sự hỗ trợ của liên quân quốc tế tại I-rắc.

Ma-rốc bình thường hóa quan hệ với I-xra-en

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 10-12, Tổng thống Mỹ Ð.Trăm thông báo Ma-rốc đã bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Người đứng đầu Nhà trắng nhấn mạnh, đây là một bước đột phá lịch sử, khi dưới nỗ lực trung gian của ông, Ma-rốc trở thành nước A-rập thứ tư bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Trước đó, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Ba-ren và Xu-đăng đã ký các thỏa thuận tương tự với Nhà nước Do thái.

Kêu gọi mở hành lang nhân đạo tại Ê-ti-ô-pi-a

Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét kêu gọi mở các hành lang nhân đạo để hỗ trợ dân thường bị kẹt trong các cuộc giao tranh tại vùng Ti-grây của Ê-ti-ô-pi-a.

Báo động về an ninh lương thực

Nạn đói trầm trọng, sinh kế bị hủy hoại, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng là những tác động mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với nhiều nước. Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các hoạt động nhân đạo và có bước đi lớn hơn để hỗ trợ các nền kinh tế đang đối mặt nạn đói trên diện rộng. Tuy nhiên, giá lương thực liên tục leo thang càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Chung tay giúp đỡ

Liên hợp quốc (LHQ) vừa thông báo sẽ sử dụng 100 triệu USD trong quỹ khẩn cấp của cơ quan này nhằm giúp bảy quốc gia phòng ngừa nạn đói, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn đang hình thành ở khu vực Trung Đông, châu Phi. Xung đột, lũ lụt, hạn hán đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Anh: Cảnh báo nguy cơ Brexit không thỏa thuận

Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn đã cảnh báo về nguy cơ nước Anh không đạt thỏa thuận thương mại với Liên hiệp châu Âu (EU) giai đoạn sau Brexit.

Xung đột leo thang ở Ê-ti-ô-pi-a

Theo Roi-tơ, ngày 15-11, Thủ tướng Ê-ti-ô-pi-a A.A-mét tuyên bố, chiến dịch quân sự tại vùng Ti-grây ở miền bắc 'tiến triển tốt'. Nhà lãnh đạo Ê-ti-ô-pi-a nêu rõ, việc thúc đẩy pháp trị và buộc lực lượng gây bất ổn phải chịu trách nhiệm sẽ đặt nền tảng cho hòa bình lâu dài. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Ê-ti-ô-pi-a tiến hành chiến dịch quân sự ở vùng Ti-grây nhằm vào lực lượng nổi dậy Mặt trận Giải phóng nhân dân Ti-grây (TPLF).

Ðức: Kêu gọi ổn định chính trị tại Li-bi

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 31-10, Bộ trưởng Ngoại giao Ðức H.Ma-át kêu gọi người đứng đầu Chính phủ Ðoàn kết Dân tộc Li-bi (GNA) được Liên hợp quốc công nhận hoãn từ chức để bảo đảm tính liên tục trong các cuộc đàm phán chính trị, vốn được khởi động sau khi các phe phái đối địch ở quốc gia Bắc Phi này đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu dài. Hai bên tham chiến tại Li-bi gồm GNA và lực lượng Quân đội quốc gia Li-bi (LNA) cũng dự kiến tổ chức một cuộc đàm phán trực tiếp vào ngày 9-11 tới tại Tuy-ni-di với mục tiêu chính là tiến hành bầu cử quốc gia.

I-xra-en hoan nghênh thỏa thuận với các nước A-rập

Theo Tân Hoa xã, tại cuộc họp báo ở Giê-ru-xa-lem tối 24-10, thông báo về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ I-xra-en - Xu-đăng, Thủ tướng I-xra-en B.Nê-ta-ni-a-hu bày tỏ tin tưởng rằng, sẽ có thêm các nước A-rập thiết lập quan hệ với I-xra-en. Ông Nê-ta-ni-a-hu nhấn mạnh, phái đoàn của Ten A-víp sẽ tới Khắc-tum sau vài ngày nữa, để hoàn tất thỏa thuận với Xu-đăng.

Xu-đăng và I-xra-en bình thường hóa quan hệ

Theo TTXVN và Roi-tơ, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm ngày 23-10 thông báo, với sự trung gian của Mỹ, Xu-đăng và I-xra-en đã nhất trí bình thường hóa quan hệ song phương. Sau Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Ba-ren, Xu-đăng là nước A-rập tiếp theo bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Tổng thống Đ.Trăm đưa ra thông báo trên, sau khi Mỹ tuyên bố rút Xu-đăng khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.

Sự kiện nổi bật trong tuần

* Thủ tướng Nhật Bản Xư-ga Y-ô-si-hi-đê thăm chính thức Việt Nam.

Pháp: Đổ lỗi cho Anh về bế tắc hậu Brexit

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho rằng, các cuộc đàm phán về mối quan hệ mới giữa Liên hiệp châu Âu (EU) và Anh thời kỳ hậu Brexit (Anh rời EU) rơi vào bế tắc là do lỗi của Anh. EU và Anh đang nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào ngày 31-12 tới... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Sứ mệnh không dễ dàng

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo đang có chuyến thăm khu vực Trung Đông - châu Phi. Trọng tâm là các cuộc thảo luận nhằm củng cố vị thế cường quốc số một thế giới ở khu vực này, thông qua khẳng định vai trò trung gian của Mỹ trong thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en với Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), cũng như thúc đẩy quan hệ giữa I-xra-en với các nước A-rập.

Bức tranh màu xám

Bất ổn, xung đột ở một số nước châu Phi đẩy nhiều người vào cảnh 'màn trời chiếu đất' và nguy cơ xảy ra nạn đói ở nhiều khu vực thuộc 'lục địa đen'.

Quan ngại về tình hình Li-băng và Xu-đăng

Ngày 11-8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) họp trực tuyến, thảo luận về tình hình Li-băng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng lâm thời LHQ tại Li-băng (UNIFIL). Ðiều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ cập nhật thông tin tại Li-băng sau vụ nổ tại thủ đô Bây-rút hôm 4-8. Các nước chia sẻ về thiệt hại, khó khăn của người dân Li-băng sau thảm họa Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Quan ngại về tình hình Li-băng và Xu-đăng

Ngày 11-8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) họp trực tuyến, thảo luận về tình hình Li-băng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng lâm thời LHQ tại Li-băng (UNIFIL). Ðiều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ cập nhật thông tin tại Li-băng sau vụ nổ tại thủ đô Bây-rút hôm 4-8. Các nước chia sẻ về thiệt hại, khó khăn của người dân Li-băng sau thảm họa

Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt trừng phạt đơn phương vì đại dịch

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 8-8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương đối với một số nước để người dân có thể chống chọi với đại dịch Covid-19.

Ðối thoại về chia sẻ nguồn nước sông Nin

Cuộc đàm phán nhằm tháo gỡ bế tắc liên quan đập thủy điện Ðại phục hưng giữa ba nước Xu-đăng, Ai Cập và Ê-ti-ô-pi-a đã được nối lại. Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên hợp quốc kêu gọi các bên ưu tiên đối thoại trên tinh thần hợp tác, thiện chí để sớm tìm ra giải pháp thỏa đáng, tránh các tuyên bố hoặc hành động làm căng thẳng và nguy cơ xung đột leo thang.

Xri Lan-ca: Bầu cử Quốc hội

Theo Roi-tơ và TTXVN, sáng 5-8, cử tri Xri Lan-ca đã đi bỏ phiếu nhằm chọn ra 225 nghị sĩ Quốc hội khóa mới. Bầu cử Quốc hội tại Xri Lan-ca đã bị hoãn hai lần trong năm nay do dịch Covid-19.

Xu-đăng: Đối phó khủng hoảng kinh tế

Ngày 22-7, Chính phủ Xu-đăng cho biết sẽ phá giá đồng nội tệ để đối phó tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức cao và khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Hiện tỷ giá chính thức của đồng bảng Xu-đăng là 55 bảng/1 USD, so với 140 bảng/1 USD trên thị trường chợ đen. Cùng ngày, Thủ tướng Xu-đăng A.Ham-đốc cho biết, chính phủ sẽ cắt giảm dần trợ giá xăng dầu, song vẫn duy trì trợ giá thuốc chữa bệnh, điện, bánh mì và khí đốt dùng trong nấu ăn.

Ðánh bom xe ở Xy-ri

Theo tin nước ngoài, ngày 19-7, xảy ra vụ đánh bom xe ở vùng A-dát, tây bắc Xy-ri, khiến năm người chết và 85 người bị thương. Vụ việc xảy ra ở ngôi làng giáp ranh tỉnh miền nam Ki-li của Thổ Nhĩ Kỳ. 15 người bị thương được đưa tới một bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ. A-dát hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng phiến quân Xy-ri được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Kêu gọi ngừng giao tranh tại Li-bi

Ngày 25-6, Pháp, Đức và I-ta-li-a ra tuyên bố chung kêu gọi các lực lượng tại Li-bi ngừng giao tranh, đồng thời các thành phần bên ngoài chấm dứt can thiệp, nhằm tìm cách đưa các cuộc đàm phán chính trị trở lại đúng quỹ đạo.

Cam kết cùng hành động

Với châu Phi, 2019 là năm có nhiều chuyển biến tích cực, cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, châu lục trải qua những ngày cuối năm không hề yên ả, khi vụ tiến công thảm khốc tại thủ đô Mô-ga-đi-su của Xô-ma-li-a khiến ít nhất 79 người chết, hàng trăm người bị thương.

Nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Xu-đăng và Nam Xu-đăng

Theo Roi-tơ, ngày 24-10, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các hoạt động hòa bình G.P.La-croa cho rằng, Xu-đăng và Nam Xu-đăng đang tiến gần tới đạt thỏa thuận hòa bình bền vững với nhau cũng như với các lực lượng vũ trang đối lập. Ông La-croa cho biết, quan hệ đối tác giữa hai nước này vẫn được duy trì dù có sự thay đổi chính quyền ở Xu-đăng và chính điều này cho thấy đây là cơ hội hiếm có để hai bên tiến tới giải quyết các vấn đề biên giới.

Xu-đăng: Nhất trí lộ trình đàm phán hòa bình

Chính phủ Xu-đăng và nhóm phiến quân chủ chốt Phong trào Giải phóng nhân dân Xu-đăng - chi nhánh phía Bắc (SPLM-N), đã thống nhất về lộ trình nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, tạo điều kiện chấm dứt xung đột tại một số vùng. Chính phủ Xu-đăng và SPLM-N đồng ý trọng tâm của cuộc đàm phán sẽ là vấn đề chính trị, tình hình nhân đạo và tái thiết an ninh. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Thủ tướng Chính phủ tiếp Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Nam Phi

Chiều 22-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà N.Ma-pi-xa Ca-cu-la, Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Nam Phi đang thăm Việt Nam.

Hy Lạp kêu gọi EU xử lý vấn đề di cư

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Thứ trưởng phụ trách bảo hộ công dân của Hy Lạp G.Câu-mâu-xa-cốt kêu gọi Liên hiệp châu Âu (EU) có sự chia sẻ công bằng hơn trong việc phân bổ người di cư, trong bối cảnh số lượng người di cư tới các đảo của Hy Lạp tăng nhanh. Quan chức này cho biết, Hy Lạp đang dần kiệt sức trong vấn đề tiếp nhận người di cư; nêu rõ, Hy Lạp mong muốn tìm kiếm sự hợp tác hiệu quả với Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên EU trong vấn đề này.

Thủ tướng Chính phủ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cốt Ði-voa

Chiều 19-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cốt Ði-voa M.Ta-nô.

Ai Cập ngăn chặn hàng trăm người có ý định di cư trái phép

Ngày 10-6, người phát ngôn của Quân đội Ai Cập Mô-ha-mét Xa-mơ cho biết lực lượng hải quân và biên phòng nước này đã ngăn chặn được 445 người mang nhiều quốc tịch khác nhau đang định di cư trái phép qua Địa Trung Hải để sang châu Âu.

Giá lương thực thế giới giảm xuống mức thấp nhất 15 năm qua

Báo cáo công bố ngày 9-10 của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho thấy giá lương thực thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 15 năm qua, chủ yếu nhờ những vụ mùa bội thu và lượng dự trữ thực phẩm lớn.