Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Rực rỡ sắc Ban giữa đại ngàn

Giữa tiết xuân ấm áp, ngược ngàn lên Tây Bắc của Tổ quốc, có một loài cây đã gắn bó với người dân Điện Biên từ ngàn đời đó chính là hoa ban. Vẻ đẹp của loài hoa ấy được coi là biểu trưng cho đất và người Điện Biên. Khi Lễ hội Hoa Ban và Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 khai màn thì những cánh hoa trắng muốt, tinh khôi ấy đã và đang bung nở, dịu dàng khoe sắc khắp mảnh đất cực Tây.

Lấy cộng đồng làm trung tâm để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư, góp phần hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của mỗi vùng đất, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.

Hướng phát triển từ ngựa vùng cao

Những năm gần đây, hoạt động thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phục vụ du khách được đẩy mạnh. Nhờ vậy các thế mạnh, tiềm năng sẵn có ở địa phương được quan tâm, chú trọng hơn. Trong đó, sử dụng ngựa để phục vụ khách du lịch chụp ảnh, check-in đang dần được thịnh hành, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho bà con.

Trải nghiệm Nà Sự nguyên sơ

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện biên giới Nậm Pồ; nơi đây là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc Thái trắng, với nét văn hóa độc đáo, kiến trúc nhà sàn truyền thống cùng cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ… Nà Sự hôm nay đã tạo được sức hút, là điểm dừng chân quen thuộc của du khách thập phương đến tìm hiểu, khám phá miền biên viễn.

Công an xã giúp đồng bào làm du lịch xanh (Bài 2)

Cùng với việc triển khai các phương án, chuyên đề, kế hoạch đấu tranh hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, lực lượng Công an xã ở tỉnh Điện Biên còn tham mưu với các cấp ủy chính quyền địa phương, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Điện Biên khai thác giá trị văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Câu chuyện hôm nay: Phát triển du lịch cộng đồng ở biên giới Nậm Pồ - Kỳ tích viết nên từ ý Đảng - lòng dân

Ở Tây Bắc, nơi cảnh sắc thiên nhiên còn hoang sơ, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời với nhiều phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp; phát huy thế mạnh đó, phát triển du lịch cộng đồng là một trong những hướng đi được các địa phương lựa chọn để giúp bà con có thêm thu nhập, từng bước thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới ấm no, hạnh phúc hơn.

Điện Biên: Hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch

Những năm qua, Điện Biên xác định phải tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, đặc biệt là từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để hỗ trợ đồng bào thiểu số khu vực vùng sâu, vùng xa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Điểm sáng phát triển du lịch cộng đồng ở biên giới Nậm Pồ

Phát huy thế mạnh cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, nhiều bản mường vùng cao Tây Bắc đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng làm hướng đi để từng bước thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới ấm no, hạnh phúc hơn. Câu chuyện ở bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên mà chúng tôi sẽ kể với quý vị và các bạn sau đây - là một điển hình như thế.

Nà Sự - điểm đến hấp dẫn

Nhắc đến du lịch Nậm Pồ, không thể không nhắc đến sự độc đáo, hoang sơ và giàu bản sắc văn hóa dân tộc từ bản văn hóa du lịch cộng đồng Nà Sự (xã Chà Nưa). Từ tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; du lịch Nà Sự đã thật sự 'cất cánh', trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi dừng chân lý tưởng, nghỉ dưỡng của du khách trong hành trình du lịch dọc quốc lộ 4H với điểm cuối là cột mốc số 0 A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé).

Tiềm năng du lịch nông nghiệp

Cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc, ruộng bậc thang tô vàng vùng cao vào mùa gặt; thung lũng Mường Khoe bạt ngàn cà phê nở hoa trắng muốt, trập trùng đồi chè Tủa Chùa trải xanh non tươi mát... Ðiện Biên có nhiều cảnh đẹp gắn với nông nghiệp, nông thôn. Ðây là tiềm năng mà mảnh đất cực Tây đang sở hữu, có thể khai thác phát triển du lịch góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển.

Chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đã và đang mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn...

Khó đạt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Ðiện Biên đã có 56 sản phẩm, gồm 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 52 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP đã khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn, bất cập.

Về nơi Đảng mạnh, dân giàu (3)

Bài 3: Bừng sáng vùng biênĐBP - Bằng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc, bức tranh về cuộc sống ở Chà Nưa tươi mới, đầy sức sống. Kết quả đó là niềm tự hào không chỉ với mỗi người dân trong xã mà cả huyện Nậm Pồ bởi trong lịch sử chưa có xã biên giới nào đạt thành tựu ấn tượng như vậy. Không 'ngủ quên' trước những 'trái ngọt' vừa hái, Chà Nưa tranh thủ mọi nguồn lực, biến kết quả thành động lực, quyết tâm xây dựng xã biên giới vững mạnh, giàu đẹp, bừng sáng nơi cực Tây Tổ quốc.

Về nơi Đảng mạnh, dân giàu (2)

Bài 2: Khi đảng viên tiên phong làm việc khóĐBP - Từ những cán bộ, đảng viên tiên phong trên mặt trận xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa đói giảm nghèo, nhân dân các dân tộc xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) đã chung sức, đồng lòng triển khai các phong trào thi đua sản xuất. Với quan điểm 'lấy sức dân để lo cho dân', Chà Nưa hướng đến mục tiêu giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh - quốc phòng. Nhiều cách làm hay, mô hình mới được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Chà Nưa đồng lòng thực hiện trở thành phong trào thi đua sôi nổi, tiêu biểu, lan tỏa rộng khắp.

Giữ 'trái tim' đại ngàn vững nhịp đập (1)

Với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,27%, xã biên giới Chà Nưa tự hào là một trong những xã đứng tốp đầu về bảo vệ, phát triển rừng của huyện Nậm Pồ. Rừng chính là 'trái tim', 'mạch nguồn sống' mà thiên nhiên ban tặng, nuôi dưỡng biết bao thế hệ người Chà Nưa trưởng thành. 'Rừng và người nương tựa vào nhau' - đó là tâm niệm đã bén rễ, ăn sâu vào tiềm thức người dân Chà Nưa, bởi thế bằng tất cả tình yêu và trách nhiệm họ đã và đang hàng ngày, hàng giờ giữ cho 'trái tim' ấy vững thêm nhịp đập và mãi xanh giữa đại ngàn.

Thi đua học tập, rèn luyện theo gương Bác ở Nậm Pồ

Bài 3: Lan tỏa tinh thần học và làm theo BácĐBP - Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những cách làm hay, việc làm cụ thể; học và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong đời sống hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân huyện Nậm Pồ. Ðặc biệt, từ các phong trào, hoạt động đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội...

Thi đua học tập, rèn luyện theo gương Bác ở Nậm Pồ (2)

Bài 2: Những cách làm hay, đột pháQuá trình triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Nậm Pồ đã có những cách làm mới, sáng tạo, nhiều mô hình hay, đột phá thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân hưởng ứng tham gia. Qua các mô hình, hoạt động ý nghĩa đó không chỉ nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân trong học và làm theo Bác mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nơi hội tụ văn hóa dân tộc Thái

Diện lên mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, dòng người từ khắp các bản mường nô nức đổ về sân vận động xã Phìn Hồ - nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất, để hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếng trống chiêng hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng, váy áo thướt tha rực rỡ sắc màu dân tộc vùng cao... đã tạo nên nét đẹp trữ tình, rất riêng của núi rừng Tây Bắc.

Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, song để có được những kết quả tích cực, vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy cơ sở là hết sức quan trọng. Ðiều này đã được minh chứng qua những cách làm linh hoạt, sáng tạo, bám sát điều kiện thực tế địa phương để hoàn thành các tiêu chí, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Bí thư của những 'dự án 0 đồng' vùng biên cương Nậm Pồ

Khoảng 10 năm trở về trước, xã Chà Nưa có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 53%. Cuộc sống của người dân trong xã luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu. Năm 2016, Bí thư đảng ủy xã Khoàng Văn Van đã khởi xướng các 'dự án 0 đồng', từng bước giúp nhân dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn đưa Chà Nưa trở thành một điểm sáng về xây dựng nông thôn mới ở vùng biên cương Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Ðiện Biên trên chặng đường phát triển

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đánh dấu mốc son chói lọi, đưa đất nước ta thoát khỏi sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp nối chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước, quyết tâm, ra sức thi đua xây dựng tỉnh nhà phát triển giàu đẹp...

Điện Biên phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa các dân tộc

Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống. Những năm qua, cùng với phát huy thế mạnh du lịch lịch sử, địa phương đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái với cách làm đa dạng. Qua đó, hoạt động du lịch vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa tạo thêm sinh kế cho người dân.

Nậm Pồ - 10 năm, một chặng đường phấn đấu

Cách đây 10 năm, vào ngày 23/6/2013, một sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở vùng đất biên cương, đầy gian khó của tỉnh Điện Biên, đó là Lễ ra mắt và đi vào hoạt động của huyện Nậm Pồ.

Bài 3: Cốt lõi là vai trò chủ thể và chất lượng cuộc sống của người dân

Tiêu chí NTM của giai đoạn mới cao hơn là yêu cầu tất yếu của xu thế phát triển, cũng là để khắc phục sự chủ quan, không còn động lực phấn đấu thêm nữa của các xã sau khi đạt chuẩn, cơ bản đạt chuẩn NTM. Để tránh tình trạng rớt tiêu chí NTM thì quá trình xây dựng, hoàn thành, các địa phương phải thực hiện một cách thực chất, lấy người dân làm trung tâm.Bài 1: Nhiều xã nông thôn mới rớt tiêu chíBài 2: Những 'căn bệnh' dễ làm rớt hạng nông thôn mới

Để không còn thôn, bản nơi miền biên viễn thiếu ánh sáng của Đảng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: 'Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ hoạt động tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt...'. Tại tỉnh Điện Biên, nhiều năm qua, các chi bộ thôn, bản đã phát huy được vai trò đầu tàu của mình như một 'pháo đài' của Đảng ở cơ sở. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh vẫn còn 22 thôn, bản chưa có chi bộ độc lập, tập trung chủ yếu ở địa bàn vùng cao, biên giới, xã đặc biệt khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt công tác. Trước thực trạng đó, hiện nay, các cấp ủy đã và đang nỗ lực, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm thực hiện lộ trình xóa toàn bộ thôn, bản chưa có chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép vào năm 2025.

Lan tỏa Chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Năm 2018, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động Chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương' và được các cấp hội, Bộ đội Biên phòng đẩy mạnh với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó đã góp phần nâng cao đời sống cho các hội viên phụ nữ và tăng cường tình đoàn kết giữa các cấp Hội Phụ nữ với Bộ đội Biên phòng.

Sức bật từ một địa phương vùng dân tộc thiểu số

Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.

Độc đáo ẩm thực hương sắc Điện Biên

ĐBP - Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, thế thao, du lịch tỉnh lần thứ VII; sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, đã diễn ra Hội thi ẩm thực 'Hương sắc Điện Biên' năm 2023 với sự tham gia của 17 đội thi đến từ các huyện, thị, thành phố; nhà hàng, đơn vị kinh doanh dịch vụ ẩm thực, bản du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Chính quyền và người dân cùng hành động

ĐBP - Du lịch cộng đồng hiện nay là một trong những loại hình du lịch mang lại lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp bảo vệ môi trường sinh thái mà còn bảo tồn, phát huy những nét đẹp, giá trị văn hóa của địa phương. Với nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, vài năm trở lại đây, du lịch cộng đồng ở tỉnh ta đã và đang được quan tâm đúng mức; việc phát triển loại hình du lịch này có sự quan tâm, đồng hành từ phía cấp ủy, chính quyền địa phương.

Rộn ràng ngày hội văn hóa các dân tộc vùng cao

ĐBP - Diễn ra từ ngày 25 - 28/1 (tức mồng 4 - 7 Tết Quý Mão), Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Nậm Pồ lần thứ I đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài huyện đến tham quan, trải nghiệm. Tiếng khèn Mông hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng, váy áo thướt tha đan xen những sắc màu dân tộc vùng cao... tất cả làm nên một không khí của ngày hội vô cùng sôi nổi, vui vẻ đúng với chủ đề: 'Sắc Xuân Nậm Pồ'.

Tổ dân vận cơ sở - Cầu nối ý Đảng lòng dân

Huyện nghèo, huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thời gian qua đã có nhiều đổi thay tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều cách nghĩ, cách làm mới đang được áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong đó có việc thành lập các tổ dân vận cơ sở. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội VN.

Nà Sự - Điểm dừng chân hấp dẫn ở cực Tây Tổ quốc

Nậm Pồ là huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, cũng là tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Song không thể cứ mặc cảm mãi với cái nghèo, huyện Nậm Pồ đã quyết tâm xây dựng những điểm sáng về xóa đóa giảm nghèo, trong đó, phát triển du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự, xã Chà Nưa được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ huyện.

Đón Xuân ở bản du lịch cộng đồng nơi vùng cao biên giới

Là bản du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), bản Nà Sự bắt đầu mở cửa đón khách du lịch từ những tháng cuối năm 2022. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão, ngoài các sản phẩm truyền thống theo phong tục của đồng bào dân tộc Thái trắng, người dân bản Nà Sự vẫn đang tất bật chuẩn bị cơ sở vật chất, dịch vụ để đón khách thập phương về chung vui, trải nghiệm các phong tục, tập quán truyền thống của bà con dân bản.

Du lịch Việt Nam tiếp tục bứt phá trong năm 2023

Định hướng đón 110 triệu lượt khách trong năm 2023, trong đó có 8 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêu lớn của ngành du lịch. Trong đó lượng khách quốc tế lớn gấp đôi năm nay đòi hỏi sự đột phá về sản phẩm du lịch, cách quảng bá, xúc tiến du lịch.

Khơi dậy tiềm năng du lịch cộng đồng

ĐBP - Cuộc sống càng đủ đầy, hiện đại, dường như càng khiến con người mong muốn trở về với những gì đơn sơ, giản dị, gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, du lịch cộng đồng chính là cầu nối hiện thực hóa sở thích của người lữ hành nơi miền đất lạ. Ở Điện Biên, cùng với hệ thống quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là nơi sinh sống tập trung 19 dân tộc thiểu số anh em, cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với những giá trị văn hóa độc đáo của người dân bản địa là địa chỉ không thể bỏ qua trong hành trình khám phá và trải nghiệm của du khách.

Kỳ vọng 'vạn sự khởi đầu xuôi'

ĐBP - Nằm ven quốc lộ 4H, bản Nà Sự, xã Chà Nưa được biết đến là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Nậm Pồ. Dù rất mới mẻ nhưng đã thấy những dấu hiệu khởi sắc của ngành 'công nghiệp không khói' với bà con Nà Sự nói riêng và nhân dân Nậm Pồ nói chung.

Du khách lên bản du lịch mới ở Điện Biên, khen cảnh đẹp như phim, mê món ăn người Thái

Bản Nà Sự (xã Chà Nưa) là một bản du lịch cộng đồng mới đi vào hoạt động tại Điện Biên. Tới đây, du khách sẽ lạc vào không gian sống của bà con người Thái với những nếp nhà sàn, ẩm thực phong phú, những hoạt động văn hóa văn nghệ hấp dẫn...

Được cho dân, cho cả cấp ủy, chính quyền

ĐBP - Với mục đích vận động, khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang hàng tháng dành ít nhất một ngày cuối tuần thực hiện các hoạt động tình nguyện tại cơ sở, ngày 2/9/2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Nậm Pồ phát động phong trào 'Ngày cuối tuần tình nguyện'. Đây là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai hoạt động 'Ngày cuối tuần tình nguyện'.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Nà Sự

ĐBP - Với vẻ đẹp được thiên nhiên ưu đãi, người dân bản lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Tận dụng ưu thế đó, được sự giúp đỡ của đảng bộ, chính quyền địa phương và sự đoàn kết chung tay của dân bản, giữa tháng 10 vừa qua, Nà Sự đã chính thức trở thành điểm du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn huyện Nậm Pồ đi vào hoạt động, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn du khách.

Phát triển du lịch từ di sản văn hóa

ĐBP - Cùng với hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ, trên địa bàn tỉnh có nhiều cảnh quan, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, tạo điểm nhấn, sức hút để du khách tìm hiểu, khám phá khi đến Điện Biên. Với 19 dân tộc anh em sinh sống, Điện Biên có kho di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, đặc sắc. Đặc biệt với 14 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được công nhận, việc khai thác các sản phẩm du lịch từ di sản văn hóa là vấn đề cần được ngành chuyên môn tỉnh nhà nghiên cứu, tổ chức vừa gìn giữ truyền thống dân tộc vừa phát triển du lịch địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng

ĐBP - Phát huy tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa các dân tộc, những năm gần đây một số huyện trên địa bàn tỉnh quan tâm phát triển du lịch cộng đồng. Đây là loại hình du lịch phù hợp với xu thế hiện nay, hứa hẹn tạo bước đột phá, góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch, xây dựng kinh tế du lịch Điện Biên phát triển bền vững.

Khơi dậy tiềm năng du lịch cộng đồng

ĐBP - Du lịch Điện Biên những năm qua bắt đầu có sự phát triển sâu rộng với các loại hình du lịch, từ du lịch lịch sử, sinh thái, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng... Các điểm du lịch lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và đón du khách; du lịch sinh thái, du lịch tâm linh đang được khai thác đầu tư. Vài năm trở lại đây người dân lưu tâm hơn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, khai thác tiềm năng từ chính phong tục tập quán các dân tộc, ẩm thực địa phương, cảnh quan từng thôn bản… thu hút du khách. Du lịch cộng đồng là tiềm năng lớn của mỗi địa phương nếu biết cách khai thác, vừa bảo tồn gìn giữ nét văn hóa, phong tục tập quán vừa phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no cho bà con.

Cận cảnh Nà Sự - mô hình du lịch xanh ở vùng biên giới Điện Biên

Đến với Nà Sự - bản du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ được khám phá trải nghiệm thực tế đời sống, văn hóa của bà con dân tộc Thái trắng.