'Loanh quanh xứ nhớ' là tập bút ký & tùy bút mới nhất của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành vào đầu tháng 8 vừa qua. Đây cũng là cuốn sách thứ 4 của chị.
Theo truyền thuyết, tạo hóa sinh ra người đàn bà từ một dẻ sườn của người đàn ông và ban tặng họ cả gia tài khổng lồ đó là những giọt nước mắt của suối nguồn yêu thương, đau khổ. Đàn bà khóc, đó là chuyện bình thường. Còn đàn ông, liệu họ có bao giờ rơi nước mắt?
Sức sống của văn chương đích thực ngẫm thật tuyệt, có những áng văn xưa và rất xưa vẫn còn vang bóng thời gian, để nhớ để thương...
TTH - Nên chăng cần suy nghĩ để có những cánh đồng 'cứu hộ', đó sẽ là những cánh đồng tình nghĩa, nhân văn; và biết đâu còn tạo thêm hương sắc cho vùng trồng hoa địa phương…
Nơi tôi sinh, là một bản vùng cao heo hút ở Sơn La. Bản tôi bé tí tẹo, những mái nhà sàn nhỏ như những cây nấm.
Năm 2023, trên địa bàn Quân khu 5 có hàng trăm công dân là đảng viên trẻ hăng hái viết đơn, xung phong lên đường nhập ngũ, chung tay, góp sức bảo vệ quê hương, đất nước. Tuy mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là hoài bão, lý tưởng cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.
Dù còn nhiều nghèo khó nhưng với người Vân Kiều chúng tôi, Tết Nguyên đán, Tết Mừng lúa mới vẫn vui như ngày hội. Ở đó, trong những gian bếp nhà sàn là tình yêu thương của người mẹ.
Khi ngồi máy tính để viết về chủ đề Tết năm tháng rất xa trong cái ồn ào của Thủ đô những ngày cuối năm, tôi phải bật và đắm chìm trong từng lời bài hát 'Quê hương tuổi thơ tôi' để gợi nhớ về tuổi thơ, về những ngày Tết ấy…
Sự tiếp nối và sự hoàn thiện là một hành trình nhọc nhằn, quá đỗi nhọc nhằn. Hành trình nhọc nhằn đó còn hiện diện trong tôi, trong bạn, trong anh, trong chị, trong mỗi chúng ta.
Trong cuộc đời mình, tôi đã từng trải qua gần hai mươi cái Tết xa nhà. Mỗi năm một vẻ, song đó mãi là những thời khắc không bao giờ quên được.
Dù Tết xưa hay Tết nay, Tết ở thành thị hay nông thôn thì trong mâm cơm cúng tổ tiên chiều Ba mươi Tết của người dân Nam bộ vẫn không thể thiếu món canh khổ qua dồn thịt. Cũng vì tên gọi của loại quả là 'khổ qua', nên người dân mượn chữ để gửi hy vọng năm mới, mọi khó khăn, vất vả sẽ qua.
Cuối năm, gọi điện về quê hỏi thăm chuyện chuẩn bị Tết, chú tôi bảo: 'Mọi thứ ổn, nếp, đậu có sẵn rồi, còn thịt thì năm nay chú chia heo của nhà cô Năm bên cạnh'. Nói rồi chú cười hì hì, đọc: 'Số cô không giàu thì nghèo/Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà…'. Nghe chú nhắc đến câu ca dao, lòng tôi bất chợt rạo rực, nhớ đến những hình ảnh thật khó quên gắn liền với việc mổ heo chia thịt, ăn Tết nơi quê nhà…
Những ngày cuối năm, người người hối hả, ngược xuôi, lo làm nốt những công việc cuối cùng để mong sớm trở về nhà, nhưng cũng có không ít người vẫn 'lăn lộn' nơi phương xa, lặng lẽ nép mình giữa phố thị phồn hoa, ngóng về quê mà rưng rưng nước mắt…
Ngày nay, đời sống đồng bào các dân tộc đã khấm khá, nên văn hóa, nếp sống đang phục hồi và phát huy, biểu hiện đậm đặc vào dịp tết Nguyên đán.
Đêm ba mươi Tết ở vùng cao cứ ma mị làm sao. Thời tiết đỏng đà đỏng đảnh như thầy mo bắt quyết lầm rầm bùa chú. Nhưng, giao thừa thì chẳng bao giờ lỗi hẹn. Mùa này, đất trời Tây Bắc chìm vào màn sương muối hát đầu non...
Sắp trưa ba mươi tết, cô giáo trẻ Thanh Trúc đang vội làm bữa cơm đoàn kết, như cách mẹ cô hay nói thì đứa con gái vừa đầy tuổi cứ khóc ngằn ngặt. Đã thế lại có một cú điện thoại gọi đến, tán dương cô đến mức thớ lợ. Đang lúc ấy thì mẹ cô, bà giáo Nhân về. Bà đón lấy cháu, nựng. Tranh thủ lúc ấy, Thanh Trúc đi lên cầu thang tầng trên, ra tum, gay gắt nói vào máy: 'Sao cậu vẫn cứ quá đáng thế! Mình đang có một gia đình hạnh phúc. Đừng bao giờ gọi đến mình với cái giọng đó nữa nhé! Cậu nghe rõ chưa?'. Thanh Trúc nói xong liền tắt máy, đi xuống. Đến đầu cầu thang tầng một, cô dừng, lặng đi vì nghe mẹ mình đang đứng nhìn lên và nói:
Bắt đầu từ 20 tháng Chạp dường như Tết đã ở rất gần: '20 làm tốt, 21 xỏ tai, 22 đeo bông, 23 đưa về'. Với tục cúng ông Táo, Tết Nguyên đán bắt đầu với nhiều sự chuẩn bị trong gia đình cho đến giao thừa và ngày mồng Một Tết, con cháu sum vầy đông đủ, chúc thọ, mừng tuổi, trao quà...
Đi hết vạt đồi lúp xúp sim mua là tới đầm Sênh, men theo bờ đầm một quãng sẽ thấy lối rẽ vào làng Bún. Chỉ một đoạn đường thôi mà Miện thấy sao xa quá. Xa tới nỗi mỗi lần chuẩn bị sắm sửa để cùng con về bên ấy, Miện lại lo lắng, bần thần mất mấy buổi trời.
Ngày xửa ngày xưa, trên ngọn đồi đất gan trâu đỏ rực, bên cạnh dòng sông uốn lượn trong vắt, có một ngôi nhà lá nhỏ nằm dưới tán cây đào cổ thụ quanh năm xanh tốt. Trong ngôi nhà ấy có một cặp vợ chồng và những đứa con khỏe khoắn xinh đẹp…
Trong khi những gia đình Việt Nam đang nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán thì tại châu Âu xa xôi, có những người trẻ đang đón Tết cổ truyền trong thầm lặng. Đó là những điều dưỡng viên sống tại Meerance thuộc bang Sachsen của nước Đức, họ đều trong độ tuổi 20, vừa học vừa đi làm tại các viện dưỡng lão.
Khi những tờ lịch tháng Chạp vơi dần, bầu không khí như càng ứ đầy chất tết. Dòng người tất bật ngược xuôi trên mọi nẻo đường. Dường như ai cũng thấy một chút nao nao, một chút bồn chồn khi năm cũ dần qua và năm mới đang đến rất gần.
Tết trong tôi là hương trầm lảng bảng, sum vầy với tách trà, nhấm nháp bánh chè lam, kể cho nhau nghe chuyện cũ của năm qua, cùng chúc những điều tốt lành trong năm mới. Một trong những nỗi nhớ da diết nhất của tôi về Tết là món chè lam mẹ làm.
Chiều cuối năm. Anh bần thần đứng lặng trên bờ đê cao. Nắng cuối chiều đang lụi dần, hiu hắt một màu vàng nhạt trải mỏng mảnh trên dòng sông quê. Cây si cổ thụ già nua trầm ngâm buông râu chấm xuống tận nước sông. Núi con Rùa thấp thoáng mờ xa trong khói lam chiều kéo anh về với ký ức một thời nhớ nhung da diết.
Những cái tết của một thời thơ ấu ở quê của tôi luôn gắn liền với hình ảnh bà ngoại. Bà đã không còn nữa, nhưng hình ảnh và tình yêu thương của ngoại luôn khắc ghi trong trí nhớ của tôi. Ngoại khéo tay lắm, món bánh răng bừa là món bánh tôi thích nhất và cũng là món mà ngoại thường làm vào mỗi dịp tết đến xuân về.
Trong lòng tôi vẫn nguyên vẹn những kí ức đẹp đẽ về những bữa cơm cuối năm ngày cũ, có khi chỉ ngon vì nhớ.
Khi những hạt mưa xuân đầu tiên rơi trên mái tóc buông lơi của những cô thiếu nữ, những nụ hoa đào chúm chím chờ ngày mãn khai, những quầy hàng trên phố rực rỡ sắc màu, hương vị … ấy là Tết đang về.
Từ ngày còn bé, tôi đã vừa thích vừa sợ mùa đông. Sợ cái rét cắt da cắt thịt nhưng lại thích vì rét nghĩa là Tết sắp về. Theo dân gian, mọi người thường gọi đó là rét ngọt. Mỗi độ đông về, rét ngọt đánh thức hoài niệm trong tôi.
Chiếc radio ngày ấy là cả một tài sản tinh thần to lớn của gia đình tôi.
Bao đời nay, người dân làng Nguyễn, xã An Đổ, huyện Bình Lục đã gắn bó, thân quen với hình ảnh cây Cọ hàng trăm năm tuổi đứng vững chắc, bền bỉ bên đình làng cổ kính, linh thiêng.