'Mẹ ơi ! Tết này con không về, con xin lỗi'.
Ngày ông Công ông Táo, khi bầu trời còn tờ mờ chưa rạng lên những tia nắng, thì tôi và đồng đội đã đeo trên mình chiếc ba lô con cóc để lên đường hành quân.
Đọc 'Chợ Tết' ta bắt gặp hồn quê với vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, được nhà văn thổi vào trong từng câu chữ...
Đã ngoài ba mươi tuổi nhưng mỗi dịp tết đến được nghe lại những câu hát quen thuộc về ngày tết, trái tim tôi như chậm lại một nhịp. Cả một kí ức về tuổi thơ đầy khó khăn nhưng ấm áp, nhất là vào những ngày tết luôn được tôi lưu giữ trong trái tim.
Về ngoại ăn tất niên? Tôi thoáng giật mình. Chỉ có má thoăn thoắt làm mọi việc thật nhanh, ngơi tay một chút lại bấm điện thoại gọi cho các cậu các dì tôi thông báo về cuộc họp mặt vào ngày mai, nét mặt vừa ngợi nghĩ vừa hân hoan ẩn chứa một nỗi vui khó lòng diễn tả.
Không biết tự bao giờ chuyện chưng bông ngày Tết đã có ở Nam bộ, có lẽ lúc đầu khi đến vùng đất hoang hóa này lưu dân trồng bông nở vào ngày Tết để nhớ về quê hương cố thổ. Vài gốc mai vàng, vài bụi vạn thọ… là những loại cây thích hợp với phương nam nắng gió cũng đủ thỏa lòng người xa xứ. Rồi người đông, chợ Tết ngoài những mặt hàng cần thiết như vải vóc, bánh mứt…chợ bông Tết cũng hình thành.
Tôi là người có thói quen kỳ lạ, thường hay đếm ngày tháng của những sự kiện đặc biệt diễn ra trong cuộc đời mình. Tết Giáp Thìn đến, lại thêm một năm căn nhà thiếu vắng bóng dáng quen thuộc của ba.
Trước đây, ngay bản thân tôi luôn bị động trước những cái Tết. Ngày Ba mươi Tết năm nào cũng ập đến quá nhanh và rồi đến mồng Ba, mồng Bốn khi chưa kịp cảm nhận hương vị Tết đã vội vã hóa vàng đưa chân tổ tiên. Thoắt cái đã hết hai tháng đầu tiên của một năm lại hối hả với công việc đang bị dồn ứ…
Năm ấy anh họ rủ tôi về Bảo Lộc ăn tết. Đây là nơi anh từng sinh sống những ngày mới vào Nam lập nghiệp. Chúng tôi được đón tiếp ân cần như người thân. Cái tết nơi xứ lạ năm ấy đã gọi về trong tôi ước mơ đời mình.
Mỗi lần nhắc đến bố, mẹ tôi lại ngân ngấn lệ. Dịp Tết đến, Xuân về, mẹ thường kể những câu chuyện về bố và không quên đọc lá thư tình bố viết năm ấy gửi mẹ cho tôi nghe.
Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: 'Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ'. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.
Mặc cho cuộc sống còn gian khó, trong đêm giao thừa, trái tim mỗi người vẫn chói lòa hy vọng và niềm tin vào một năm mới tươi sáng. Chùm hoa pháo nở tung rực rỡ, mở ra một không gian ấm áp và hạnh phúc, làm cho đêm Ba mươi Tết trở nên đặc biệt và đáng nhớ hơn bao giờ hết. Bài thơ của Lê Tiến Dũng là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, với sự kỹ lưỡng trong việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh để tái hiện một cảnh tượng đặc biệt trong văn hóa Việt Nam.
Sau những buổi chợ cuối năm, mẹ mang về cho các con những bức tranh Tết: Đám cưới chuột, tranh Thầy đồ cóc, tranh Lý ngư vọng nguyệt, Đàn lợn mẹ conn...
Theo sau ván tam cúc, nhất là khi có tẹt mũi, là những tiếng cười ngây thơ trong trẻo của tuổi hoa niên.
Với Bác, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt. Mỗi khi Tết đến Xuân về, Bác đều dành những lời thơ hay nhất, những lời ân cần nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với mọi người dân Việt Nam. Tết cổ truyền của dân tộc cũng gắn với nhiều câu chuyện, kỷ niệm đáng nhớ về Người.
Khi những cơn mưa phùn thay thế cho những cơn mưa đầu đông nặng hạt, gió bấc hiu hiu lạnh thổi về từ phương Bắc, những hàng cây xơ xác, trụi lá ven đường bắt đầu nhú những chồi bé xíu, trên trời thi thoảng có những cánh én liệng là báo hiệu mùa Xuân sắp về!
Cá kho không phải là món ăn đặc trưng của ngày Tết. Nhưng giữa cái lành lạnh của miền Bắc đầu xuân, ăn cá kho rất hợp. Cái đậm đà của cá kho thấm vị, ăn cùng cơm nóng đúng là tuyệt
Ngày tôi còn nhỏ, con cháu hành lễ gia tiên đầu năm là một trong những điều bắt buộc, không được phép 'cho qua' dù bất cứ lí do nào!
Với rất nhiều gia đình người Việt hiện đang sinh sống tại nhiều quốc gia trên thế giới, dù ở đâu, làm nghề gì cũng gìn giữ nếp nhà - nét văn hóa truyền thống trong dòng chảy hội nhập mà bao đời nay tổ tiên đã truyền lại cho con cháu vẫn luôn là điều mà họ khắc cốt ghi tâm.
Cũng từ đó, cứ vào ngày 30 Tết âm lịch là mọi người chuẩn bị một con gà trống đã được luộc chín, bày lên mâm cúng, khác với cách bày cúng thường lệ là quay đầu con gà vào trong, họ quay đầu gà ra ngoài để đón quan Hành khiển.
Ngày ba mươi Tết, người ta hay hồi tưởng, tự vấn và rưng rưng thương nhớ những điều đẹp đẽ trong đời. May mắn cho ai còn có cha mẹ để tìm về, để được thấy mình nhỏ lại trong tình thương bao la của bậc sinh thành.
Ngày xưa tại các làng xã, tối 30 Tết, các trẻ em nghèo họp nhau thành từng bọn rủ nhau đi chúc Tết.
Sài Gòn chiều 30 Tết dịu êm như cô gái vừa được tắm gội, tĩnh dưỡng sau một năm bán buôn rộn ràng...
Đây là phiên chợ họp sau phiên chợ cuối của năm, thường vào ngày 28 hoặc 29 tháng Chạp âm lịch.
Sinh thời, cứ vào dịp đêm Ba mươi Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đi thăm và chúc Tết nhân dân. Kinh nghiệm dân gian 'Giàu nghèo Ba mươi Tết mới hay', nên qua cảnh chuẩn bị đón Tết ở mỗi nhà, Người muốn hiểu được đời sống của nhân dân một cách sâu sát hơn.
Năm dạy học đầu tiên, Tết đến tôi thật bất ngờ khi được phụ huynh tặng chai mật ong rừng cùng với lời nói chân tình.
Trở lại bản La Chí lần này chúng tôi vừa như được quay về với miền ký ức xa xôi vừa như được hòa mình vào tiết trời lập xuân, đúng ngày cuối cùng chuẩn bị cho lễ đón mừng năm mới của đồng bào.
Những ngày cuối năm, thỉnh thoảng đang làm gì đó mẹ tôi chợt ngừng tay nhìn ra cổng ngẩn ngơ. Nén tiếng thở dài, mẹ vu vơ bảo: 'Thế là thằng cả đã xa nhà tròn bốn cái tết rồi'.
Chỉ cần nghe bấc trở mùa, ngó con trăng tròn tháng chạp, là mấy cái chợ nổi lại rộn ràng như xuân căng tràn lên phận người thương hồ lấy sông làm nhà. Trong nhiều cách ăn Tết của người Nam bộ, thì cái Tết thương hồ vẫn luôn là cái Tết đặc biệt và độc đáo nhất.
Làng tôi ở vẫn hiện hữu, nhưng nay được nâng cấp theo mô hình phố phường. Chợ làng quê ngày xưa bây giờ được xây dựng khang trang, hàng hóa buôn bán theo khu vực bài bản. Các bậc cao niên thời ông nội tôi cũng đã qua đời từ lâu, và tục lệ dựng cây nêu ăn tết của làng ở trước chợ quê chỉ còn là hoài niệm.
Mà sao má nấu chay gì mà ngon dữ thần, không phải kiểu chay tịnh lạt lẽo giống như ăn cho qua bữa, cũng không tràn ngập dầu mỡ giống mấy món chay được ăn ở Chợ Lớn…
Ba mươi tết, trời hửng nắng, ấm hẳn. Mấy lô mai như ngóng tin ấm từ tối qua để sáng ra đã thấy vàng rực.
Sáng ba mươi Tết, lão Dần từ cơ quan về thấy cửa nhà vắng vẻ. Mở cửa thấy hai đứa con, liền hỏi thằng Tèo mới mười tuổi 'Mẹ mày đi đâu'.
Mỗi lần bắt gặp vẻ đẹp của những đóa hoa thược dược, lòng tôi lại nhớ về ba, về những mùa tết cũ theo ba đi bán bông tết.
Năm nào cũng vậy, tầm 23 tháng chạp âm lịch là quanh nhà tôi ở người ta bắt đầu bày bán hoa kiểng chưng tết. Họ dành hẳn một khu đất được chia thành từng ô ngay ngắn. Thấy người ta lục tục chuẩn bị bán là biết tết đã đến sát rạt rồi.
Những ngày cuối năm, khi công việc đang độ tất bật, tôi luôn cố thức giấc sớm để đến cơ quan. Loáng thoáng trong những giờ ăn trưa tại văn phòng, nghe các anh chị đồng nghiệp bàn bạc với nhau kế hoạch đi du lịch vào dịp Tết Nguyên đán.
Xuân sang, chồi non lộc biếc căng tràn nhựa sống. Ai cũng mong một cái tết đoàn viên ấm áp yêu thương. Tôi không còn trẻ, nửa đời người trôi qua tự khi nào nhưng mỗi lần tết đến lòng hân hoan như con trẻ.
Người Việt mừng đón ba ngày Tết gồm: Đêm trừ tịch, mùng một, mùng hai, mùng ba Tết.
Năm nay, người dân Việt Nam sẽ có một ngày 30 Tết đúng nghĩa. Tuy nhiên, phải tới năm 2033, lịch âm mới lại có ngày 30 tháng Chạp; liên tục trong 8 năm từ 2025 - 2032 chỉ có ngày 29 Tết.
Những ngày này, trên các nẻo đường phố thị, nông thôn, người ta đã thấy sự nhộn nhịp, hối hả hơn ngày thường, khi chỉ còn ít tuần nữa là đến tết.
Bữa cơm tất niên cúng tổ tiên của người Tày Bắc Hà được chuẩn bị tươm tất với bánh chưng đen, thịt vịt, thịt gà, cá nướng, xôi màu, canh miến mộc nhĩ...
Đến Tết Giáp Thìn 2024 này là mẹ tôi ngấp nghé tuổi 70. Trong ngần ấy thời gian mẹ đã có hơn ba mươi năm gánh mùa xuân đi khắp nơi. 'Quà' của mẹ là những củ sắn, khoai lang luộc, bánh đậu thơm lừng và tiếng rao giòn tan thả giữa không trung.
Bạch văn Tín
Lão Bảy vé số, qua buổi trưa còn lòng vòng quanh chợ hoa. Buổi sáng, lão đã chọn được một cây mai thế nhỏ xíu, bông nở rộ, giá có hai trăm ngàn. Mai này xong ba ngày Tết là cánh rụng gần hết, nhưng vừa túi tiền người nghèo như lão.