Nghệ thuật Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền lâu đời nhất, đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm trong xã hội phong kiến Việt Nam, được coi là 'quốc hồn, quốc túy' của dân tộc. Đến nay, những vở Tuồng ấy vẫn tiếp tục tỏa sáng trên sân khấu kịch Việt Nam, lan tỏa đến thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của đất nước
Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác 'Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn'...
Tác phẩm đầu tay 'Thả trôi phiền muộn' (NXB Văn hóa - Văn nghệ) của Sư cô Thích nữ Hạnh Đức (bút danh Suối Thông) đã tái bản lần thứ 10 với khoảng 100.000 bản in đã phát hành.
Tác phẩm Cái tết của người già (tác giả Thanh Loan) đoạt giải nhất cuộc thi Tết nay-Tết xưa do báo SGGP tổ chức với mức giải thưởng 20 triệu đồng.
Từ hơn 700 tác phẩm tham dự cuộc thi viết 'Tết nay - Tết xưa', qua các vòng sơ khảo và chung khảo, Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử đã chọn được 9 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải
Sáng 20-4, tại trụ sở Báo Sài Gòn Giải Phóng (432 - 434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3), Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử tổ chức lễ trao giải cuộc thi 'Tết nay - Tết xưa' cho 9 tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.
Cuộc thi viết 'Tết nay - Tết xưa' do Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử lần đầu tiên tổ chức đã nhận được gần 1.000 bài dự thi, trong đó có hơn 700 bài dự thi hợp lệ và hơn 200 bài viết chất lượng vượt qua vòng sơ khảo để đăng báo…
Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nhận định rằng gia phả, lịch sử cá nhân, lịch sử dòng họ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử quốc gia.
Nhân dịp tái bản cuốn sách 'Hoan Châu ký', công ty Omega + tổ chức buổi nói chuyện 'Đối thoại về di sản dòng họ: Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp 'Hoan Châu ký'.
Nhớ những năm xưa, thuở quê hương mùi binh lửa đã tàn, ngày đất nước hết chia lìa Nam Bắc. Những năm ấy, cái tết là lễ hội của non sông, mùa xuân như tình yêu đôi trai gái, như say ngây ngất, như mê mẩn hồn. Trẻ nôn nao chờ đón, già rạo rực đợi trông.
Việc dựng nêu không chỉ ngày Tết mới có, trong đời sống thường ngày của người Việt vẫn dựng nêu khi có việc.
Chiều 1.11, tại Trụ sở UBND Quận Long Biên - số 1 Vạn Hạnh (đối diện Công viên Long Biên), Quận Long Biên đã tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề 'Long Biên – Hội tụ, khởi sắc, tương lai'. Chương trình sẽ diễn ra chính thức tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 20 năm thành lập Quận Long Biên (6.11.2003 – 6.11.2023) vào 8h30 sáng ngày 4.11.2023 tại trụ sở Quận.
Mỗi khi nói đến những nhà giáo nổi tiếng của vùng đất Hồng Lam, các đồng nghiệp và học trò thường nhắc tới thầy Đinh Chí với tất cả tấm lòng yêu mến, kính phục
Bài Dụ chư tì tướng hịch văn (chúng ta thường quen gọi Hịch tướng sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một áng văn tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trước kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
Sống chậm không phải là chậm bướcĐể trái tim lỡ những yêu đời...
Các di sản nghìn năm của cha ông với những điểm nổi bật đã được thể hiện và đan cài một cách khéo léo trên sân khấu, trong chương trình 'Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương'.
Có một thứ mà khi ta cho hết đi thì lại còn nhiều hơn, đó là tình yêu...
Giáo sư Vũ Khiêu tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19/9/1916 trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện và lao động cống hiến suốt đời. Cuộc đời ông gắn liền với Cách mạng từ năm 1945 với nhiều lĩnh vực như tuyên huấn, dân vận, đối ngoại,...
Với những đóng góp to lớn của Giáo sư Vũ Khiêu trong truyền bá văn hóa và thúc đẩy ngoại giao nhân dân Hungari - Việt Nam, ngày 09/11/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Hungari Kover Laszlo đã cùng chứng kiến Lễ trao Huân chương Chữ thập Hiệp sỹ Hungari tặng giáo sư Vũ Khiêu - nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lão thành của Việt Nam.
Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu (1916-2021), một học giả hàng đầu của nhiều ngành khoa học xã hội vừa từ trần ở tuổi đại thượng thọ (106 tuổi). Cuộc đời ông có nhiều cống hiến, sức làm việc ngay cả khi đã ở vào cái tuổi của cõi trăm năm…
Do tuổi cao sức yếu, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã qua đời trưa 30/9, hưởng thọ 106 tuổi.
Khi đọc bài 'Tâm tình chuyện sách giáo khoa' trên Bình Thuận cuối tuần số 6841, một cô giáo dạy văn có hỏi tôi về việc học môn văn trước năm 1975 như thế nào? Tôi nói cách nhìn giữa người học và dạy ở một bộ môn nhiều điểm không giống nhau, hồi ấy tôi còn là học sinh. Cô nói, muốn tìm hiểu thực tế, ở góc độ nào cũng được.
Hai gia tộc Minh Tơ và Huỳnh Long luôn giữ gìn chuẩn mực của nghề, có cách làm mới những tác phẩm kinh điển được công chúng đón nhận
Hay tin Cultura Fish - Hiếu Văn Ngư (dự án khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật Việt Nam trong lòng khán giả trẻ) tổ chức khóa học Hát bội 101, chàng trai 20 tuổi Trương Hà Anh Vũ từ Quảng Nam vào TPHCM để tham gia.
'Kín cổng, cao tường, khép vận hội. Trải lòng, mở cửa, đón tương lai' là câu đối hay nhất trong điều kiện bình thường mới. Không chỉ với xứ Sen Hồng mà với các quốc gia, từ mỗi cá nhân cho đến từng tập thể.
Việc làm kim sách nhà Nguyễn được giao cho bộ Lễ. Kim sách được chế tác theo các quy định nghiêm ngặt về chất liệu, kích thước, số trang, hòm đựng...
Nếu như tình đồng đội trong thời phong kiến tô đậm mối quan hệ thân tình giữa chủ tướng và binh sĩ, nhiều lúc muốn xóa nhòa những cách biệt để cùng hướng đến một mục tiêu chung là tiêu diệt quân thù, thì tình đồng đội trong thời hiện đại, cụ thể là thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ có thêm nhiều biểu hiện sinh động, mang trong nó hơi thở của cuộc sống...
Dân ta rất thích ca hát, như thể đó là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Hát cho phấn chấn tinh thần, để chia vui, sớt buồn, giãi bày tâm sự, thay điều muốn nói. Khi mà 'công nghệ ca hát' chưa trở nên phổ biến như bây giờ thì người xưa hát ả đào, hát chèo, hát ví dặm, hát tuồng, hát bài chòi, hát xẩm, hát hò, hát đối... Từ Bắc vô Nam vùng miền nào cũng có làn điệu dân ca; từ xuôi đến ngược dân tộc nào cũng có âm nhạc của riêng mình, được bảo tồn và phát triển.
'Người xưa đã quên ngày xưa' là tựa sách thứ 7 của tác giả Anh Khang đã khiến Hội sách TPHCM sôi động chưa từng thấy. Tác phẩm mới lần này của Anh Khang đánh dấu lần thứ 3 cây bút này có sách góp mặt trong kỳ hội sách lớn nhất cả nước.