Do có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn nên chúng được mệnh danh là cá trèo đồi, còn gọi là cá tràu tiến vua hay cái tên khiến người nghe ngượng chín mặt là cá cửng.
Loại cá này là đặc sản quý hiếm của vùng đất Ninh Bình, hiện được nhiều người lùng mua về thưởng thức.
Tên gọi kỳ lạ của hai loài cá này khiến người lần đầu nghe hay đọc tên chúng cứ tưởng mình nhầm. Bỏ qua yếu tố tên gọi, đây là 2 đặc sản miền biển rất được yêu thích ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
Sáng 26/9, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) tổ chức hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân, đơn vị tiêu dùng.
Ở Quảng Trị có một món cháo đặc biệt cả tên gọi lẫn cách chế biến đó là: cháo cá vạt giường Hải Lăng.
Không có thế mạnh về sản xuất hàng hóa lớn nhưng nông nghiệp Ninh Bình lại có sự đa dạng về sản phẩm, đặc biệt, tỉnh có hoạt động du lịch rất phát triển. Chính bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, nông nghiệp Ninh Bình phải tìm được lối đi riêng, khác biệt so với các địa phương trong cả nước để tận dụng tốt các lợi thế này.
Sau cơn mưa dông, những gốc me bắt đầu ra tược mới, báo hiệu mùa lá me non bắt đầu với biết bao món ngon, làm nên sự độc đáo của ẩm thực Chăm.
Cháo cá tràu (cá lóc, cá quả…) nấu đậu xanh là món ăn truyền thống của Việt Nam. Đây là món cháo bổ dưỡng và có hương vị đặc biệt nhờ thịt cá tươi ngon nấu trong nồi cháo thơm lừng.
Không chỉ có tên gọi khác lạ mà món cháo của người Quảng Trị còn gây ấn tượng bởi hương vị và cách thưởng thức 'có một không hai', trở thành đặc sản nức tiếng gần xa, thu hút đông đảo thực khách.
Người dân Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) chế biến món cá tràu kho 'queo' từ các nguyên liệu đặc trưng của địa phương với nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ.
Cá tràu kho 'queo' của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.
Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh Khánh Hòa sẽ giữ gìn, tôn vinh, phát triển và quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực của địa phương ra thế giới.
Cá kho là món ăn dân dã nhưng để chế biến sao cho thơm ngon, chuẩn vị lại cần sự kết hợp hài hòa, tinh tế của rất nhiều loại gia vị.
Được các bà nội trợ ưu ái lựa chọn chế biến cho người thân, loại cá này không chỉ ngon, giàu dinh dưỡng mà còn 'đánh bay' cơn đau xương khớp.
Một ngày đầu tháng 3, tôi được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Văn Ban tặng cuốn sách Thương nhớ hương vị quê hương vừa được Nhà Xuất bản Đà Nẵng phát hành. Tác giả thật khéo léo khi sử dụng một câu nói bình dị nhưng giàu chất văn để đặt tên cho tập sách mang tính sưu tầm, biên soạn về ẩm thực dân gian. Chỉ mấy chữ 'thương nhớ hương vị quê hương' nhưng đã gói đủ cảm xúc, khơi dậy mùi vị, hình ảnh để đưa người đọc ngược dòng thời gian sống lại những hoài niệm riêng tư.
Vào lúc mặt trời chưa khuất núi, anh Võ Tùng Lâm (SN 1990, ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) rục rịch chuẩn bị 'đồ nghề' đi câu cá lóc đêm.
Ở làng quê, dù là Bắc, Trung hay Nam, nói đến mùi hương của lúa có lẽ không ai không biết, nhất là hương lúa lên đòng. Đặc biệt, vào độ Giêng - Hai, nghĩa là vào vụ đông - xuân, giữa tiết trời ấm áp, khi muôn cây xanh lá, muôn hoa đua nở, mùi hương lúa lên đòng dường như nhiều hơn, đậm hơn. Không chỉ xuất hiện trên đồng, trên ruộng, mùi hương ấy còn theo gió nhè nhẹ lan rộng vào cả xóm, cả làng.
Được các bà nội trợ ưu ái lựa chọn chế biến cho người thân, loại cá này không chỉ ngon, giàu dinh dưỡng mà còn 'đánh bay' cơn đau xương khớp.
Trong văn hóa truyền thống người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vào đầu năm mới, ăn cá và các món ăn truyền thống như nem, mâm ngũ quả, bánh trôi hay mì trường thọ được cho là mang lại sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.
Trong văn hóa truyền thống của người Á Đông nói chung và Việt Nam ta nói riêng, vào đầu năm mới ăn cá và các món ăn truyền thống như nem, mâm ngũ quả, bánh trôi hay mỳ trường thọ được cho là mang lại sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.
TTH - Cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền luôn nỗ lực khắc phục khó khăn do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đẩy mạnh tăng gia sản xuất (TGSX), góp phần nâng cao đời sống bộ đội.
TTH - Mỗi lần về quê, trên đường trở lại phố tôi vẫn thường ghé chợ Nịu, một ngôi chợ chiều ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền để mua ít món quê. Có một món mà tôi luôn hỏi mua đó là măng vòi muối chua.
Với 200.000 đồng, người dân có thể xuống ao bắt cá thỏa thích. Chỉ sau vài giờ, nhiều người đã kiếm được hàng chục kg cá các loại, mang bán ngay tại chỗ.
Hôm mồng 5 tháng 5 (âm lịch) con trai tôi hỏi vì sao vào ngày này phải có thịt vịt? Tôi lý giải theo cách hiểu của riêng mình - người được sinh ra, lớn lên cùng đồng quê lam lũ. Nông dân ta vốn có 2 mùa canh tác trong năm, đó là vụ tháng 5 và vụ tháng 10 hay còn gọi là đông xuân và hè thu. Vụ tháng 5 thời tiết thuận lợi nên không chỉ trồng trọt mà còn kết hợp với chăn nuôi. Trong mâm cơm ngày mồng 5 nơi thị thành, tôi nhớ những cánh đồng lúa chín vàng rợn ngợp trong tầm mắt những đứa trẻ quê như tôi. Đó là Đồng Phần, Cồn Dài, Bàu Đông… mê mải bước chân theo từng xâu cá rô, cá tràu, ếch nhái mà tuổi thơ tôi đã trải qua, gắn bó với biền bãi đồng làng.
Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Công an huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đang lấy lời khai để điều tra, làm rõ cái chết của một người đàn ông ở huyện Bù Đăng nghi do ngộ độc sau khi ăn cá lóc.
Đến Quảng Trị, thực khách khó lòng bỏ qua món cháo có cái tên rất lạ mà cách ăn cũng đặc biệt không kém.