6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh tăng nhưng số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu lại giảm. Nguyên nhân xuất phát từ xu hướng cắt giảm thuế những mặt hàng có thuế suất cao, lượng ô tô nhập khẩu giảm và hệ thống logistics không thuận lợi.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt trên 60.607 tỷ đồng, giảm 4,21% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chính là do nguồn thu từ mặt hàng chủ lực, gồm: ôtô, xăng dầu và sắt thép có sự biến động...
Ô tô nhập khẩu về các cảng TP.HCM giảm mạnh khiến thu ngân sách của Cục Hải quan TP.HCM suy giảm đáng kể, tháng đầu năm 2024 đạt 58.700 tỷ đồng, giảm 7,67% so với cùng kỳ, tương ứng giảm gần 5.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp ngành logistics đang rất cần các quỹ đất riêng để phát triển kho bãi với giá cả hợp lý.
Ngày 15/6, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Bình Dương đã cùng khảo sát tại hai điểm gồm đường dẫn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và nút giao Sóng Thần - Phạm Văn Đồng. Ngay sau đó, lãnh đạo hai bên đã họp bàn về các dự án giao thông kết nối vùng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ có 7 trung tâm logistics, trong đó 4 vị trí nằm trên địa bàn TP. Thủ Đức. Với ưu thế vị trí cảng, ưu thế dịch vụ hậu cần logistics có sẵn và định hướng phát triển, Thủ Đức đang có lợi thế hơn tất cả các địa phương khác để trở thành một 'thành phố cảng'.
Hiện nay, để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu ở cảng Cát Lái, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp trung chuyển hàng hóa giữa các cảng biển hoặc từ nhà máy ra, vào cảng biển bằng phương thức vận tải sà lan và khá hiệu quả.
9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển TPHCM giữ đà tăng trưởng ổn định (tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2020). Để tránh tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái tái diễn và cũng chuẩn bị cho mùa giao dịch hàng hóa tăng mạnh vào cuối năm, cơ quan chức năng đã xây dựng quy trình đổi cảng dỡ hàng nhập khẩu để xử lý nhanh chóng trường hợp cảng biển xảy ra ùn tắc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu kiên quyết trong mọi hoàn cảnh không để ùn tắc cảng Cát Lái, Tp.HCM.
Khách quốc tế có nhu cầu nhập gạo nhưng doanh nghiệp Việt lại không thể giao hàng, khiến gạo khó tiêu thụ, giá giảm.
Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý giải phóng hàng ở cảng Cát Lái trước nguy cơ có thể phải ngưng tiếp nhận tàu.
Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tình hình ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái và lan sang các cảng khác như Cái Mép, Hải Phòng và có các tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu:
Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP về danh mục các dự án trọng điểm, liên vùng cần được bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.
Vị trí Đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TPHCM cũng là TP Thủ Đức đang được thành lập. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu vốn trong khu vực nhà nước để thực hiện đô thị sáng tạo ước tính sơ bộ cần 41.660 tỷ đồng. Nơi đây được đảm bảo 5 năm mới xảy ra ngập 1 lần (chống ngập tới tần suất 80%).
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP.HCM) nêu câu hỏi, trung bình 1 ngày/đêm ở Cảng Cát Lái có 2.000 lượt xe container hoạt động dẫn đến ùn tắc, mất an ninh trật tự. Vậy Bộ Giao thông - Vận tải có giải pháp gì để gỡ khắc phục tình trạng trên.
Sáng 16/10, trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đồng chí Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đã có bài phát biểu tham luận về TP Thủ Đức.
Sáng 27/11, TAND huyện Bến Lức (Long An) xét xử Phạm Thành Hiếu, người lái xe container tông 21 xe máy dừng đèn đỏ khiến 4 người chết, 25 người bị thương.
Rất đông bị hại và thân nhân những người tử nạn đến tòa từ sớm để tham gia vụ xét xử tài xế xe container gây tai nạn kinh hoàng ở Long An hồi tháng 1-2019 làm 4 người chết, 25 bị thương