Trong giai đoạn mới, Bình Dương xác định phát triển dịch vụ logistics là nền tảng để thu hút đầu tư chất lượng cao, thúc đẩy liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Bình Dương, 9 tháng năm 2024 số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tăng 4,3%, số lượng tờ khai tăng 15,57%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 25,6 tỷ USD; thặng dư thương mại 7,4 tỷ USD.
Ngày 17-8, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết vừa yêu cầu các ban, ngành chức năng có liên quan và Ban ATGT các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện theo Thông báo số 275/TB-UBND ngày 2-8-2024 của UBND tỉnh về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT trong những tháng còn lại của năm 2024.
Chủ đầu tư dự án suối Cái đã kiến nghị nhiều nội dung liên quan khâu giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng...
Nhằm phát triển vận tải cho hệ thống logistics từ nội địa tỉnh Bình Dương đến cảng biển nước sâu Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và cảng Cát Lái (TP.Hồ Chí Minh), Bình Dương đang quyết liệt đầu tư, nâng cấp để khai thác hiệu quả hệ thống giao thông vận tải thủy dọc sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh.
Đang dần hồi phục sau khi có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) lại gặp khó bởi giá cước vận chuyển tăng cao. Để giữ đối tác, nhiều DN chấp nhận 'thắt lưng buộc bụng', giảm lợi nhuận để nhà máy luôn sáng đèn.
Tuy chưa hết nửa năm 2024, thu ngân sách nhà nước (NSNN) do Cục Thuế tỉnh Bình Dương thực hiện đã đạt 55,5% dự toán năm Bộ Tài chính giao. Dự báo, số thu còn tăng cao những tháng cuối năm.
Với lợi thế có sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đi qua, Bình Dương sẽ tận dụng xây dựng hệ thống các cảng, làm nơi xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy. Sau khi hình thành, Bình Dương sẽ có cảng ở các hướng gần với khu công nghiệp.
Bình Dương vừa có buổi làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải, TP.Hồ Chí Minh để tháo gỡ những bất cập, thúc đẩy phát triển giao thông thủy nội địa như nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1, hình thành hệ thống cảng trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Thị Tính gồm cảng An Sơn, An Tây, An Điền. Cùng với đó nâng cấp cảng Bình Dương đáp ứng tiêu chuẩn cảng container cửa khẩu quốc tế, nâng cấp tuyến đường sông Sài Gòn từ cấp III lên cấp II để phát triển mạng lưới đường thủy nội địa.
Trước đây, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan đều phải vận chuyển hàng hóa xuống TP.HCM nhưng nay có thể làm ngay tại Cảng cạn Thạnh Phước ở Bình Dương.
Chiều 6-6, tại thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), cảng Thạnh Phước đã chính thức ra mắt địa điểm làm thủ tục hải quan.
Chiều 6-6, tại Cảng Thạnh Phước, TP.Tân Uyên đã tỗ chức lễ ra mắt điểm làm thủ tục hải quan. Sự kiện này đánh dấu và ghi nhận bước đột phá trong kế hoạch phát triển, thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) vận chuyển bằng đường thủy nội địa.
Theo số liệu của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, địa phương hiện đang xử lý thủ tục hải quan cho khoảng 4.000 doanh nghiệp từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cảng Thạnh Phước là cảng thủy nội địa nằm cạnh sông Đồng Nai, tọa lạc tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Với công suất xếp dỡ hàng hóa đạt 5 triệu tấn/năm, cảng này đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp phía Nam khi dời về phía Bắc của tỉnh Bình Dương.
Thứ hai (3-6): Thường trực Tỉnh ủy chủ trì trao các quyết định cán bộ; UBND tỉnh tổ chức phiên họp thứ 62.
Bộ Giao thông vận tải vừa bổ sung 3 cảng cạn mới, gồm cảng Thạnh Phước, cảng Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và cảng Phú Mỹ (giai đoạn 1) vào hệ thống cảng cạn Việt Nam.
Doanh nghiệp (DN) logistics xác định việc áp dụng phương thức tự động hóa sẽ góp phần thay đổi cách thức hoạt động, tăng tính an toàn, hiệu quả và chất lượng cao hơn, hạ giá thành vận chuyển.
Mới đây, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Tân Uyên đến năm 2040. Theo đó, định hướng đến năm 2030 Tân Uyên là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; đến năm 2040 là đô thị dịch vụ - công nghiệp - đầu mối giao thông cấp vùng và nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
Để sớm thực hiện thành công mục tiêu đưa Tân Uyên trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tạo ra thế và lực mới của thành phố và của tỉnh.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký Quyết định số 182/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Tân Uyên đến năm 2040.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa ký Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 26/1/2024 phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Tân Uyên đến năm 2040. Theo đó, Đồ án điều chỉnh quy hoạch Tân Uyên định hướng đến năm 2030 là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; Đến năm 2040 là đô thị dịch vụ - công nghiệp - đầu mối giao thông cấp vùng và nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. Trong đó, công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp sạch, có công nghệ cao.
Trong năm 2023, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Tân uyên đã tiếp nhận 12.967 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 99,52%; trả kết quả qua Bưu điện được 5.573 lượt người. Bộ phận một cửa 12 xã, phường đã tiếp nhận 65.338 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 100%...
Cảng cạn Thạnh Phước tại số 207, đường ĐT747A, tổ 1, khu phố Tân Lương, phường Thạnh Phước, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương do Công ty cổ phần Cảng Thạnh Phước làm chủ đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa quyết định công bố mở cảng cạn Thạnh Phước.
Hôm nay (26/7), Ban chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại cảng An Sơn (xã An Sơn, thành phố Thuận An).
Với việc công bố thị xã Tân Uyên lên thành phố, tỉnh Bình Dương hiện có 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và trở thành 1 trong 2 tỉnh có số thành phố nhiều nhất nước - cùng với tỉnh Quảng Ninh.
Với việc công bố thị xã Tân Uyên lên thành phố, tỉnh Bình Dương hiện có 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và trở thành 1 trong 2 tỉnh có số thành phố nhiều nhất nước - cùng với tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương có tổng cộng 4 thành phố, là một trong hai địa phương có số lượng thành phố nhiều nhất cả nước.
Thành phố Tân Uyên được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên với diện tích 191,76km2, dân số hơn 466.000 người, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phường và 2 xã.
Thị xã Tân Uyên lên thành phố, Bình Dương có tổng cộng 4 thành phố.
Tân Uyên đã chính thức được công nhận là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương kể từ tháng 4/2023. Đây là thành phố có nhiều khu công nghiệp và dân nhập cư.
Từ ngày 10/4, TP.Tân Uyên chính thức được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên, trở thành thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Hôm nay 10-4, Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức có hiệu lực, thị xã Tân Uyên chính thức trở thành thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương...
Thị xã Tân Uyên được nâng cấp lên thành phố sẽ góp thêm động lực phát triển cho tỉnh Bình Dương.
Kỳ 2: Tiện ích cho người dân, doanh nghiệp
Với định hướng phát triển kinh tế đồng đều, cân bằng để xây dựng thành phố thông minh, bền vững, thời gian qua Bình Dương đã ưu tiên đầu tư hạ tầng dịch vụ. Hiện tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư, vận hành hiệu quả kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ (TM-DV) trọng điểm, từng bước chuẩn hóa nền tảng thương mại của tỉnh để gia nhập vào các hiệp hội thương mại quy mô lớn của quốc tế.
Kỳ 2: Kết nối để phát triển
Những năm qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không ngừng tăng nhanh, tập trung ở cảng container Cát Lái và cụm cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải.
Bình Dương đang chuẩn bị huy động nguồn lực lớn để đầu tư dự án hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, nhằm tạo nền tảng, động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Điểm nghẽn vận tải thủy tỉnh Bình Dương trên sông Sài Gòn đã được tháo gỡ từ khi cầu đường sắt Bình Lợi được xây mới. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng đánh dấu bước đi mới cho sự phát triển logistics của tỉnh trong thời gian vừa qua và những năm về sau.