Để chủ động ứng phó với bão số 4 (Noru), ngày 25/9, nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động đưa tàu thuyền vào cảng biển, âu thuyền để neo đậu trú tránh bão an toàn.
Trong sáng và chiều 25/9, ngư dân trong tỉnh hối hả đưa tàu thuyền vào nơi trú tránh bão số 4. Các đơn vị thi công công trình ven biển cũng khẩn trương triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình.
Giá xăng dầu liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã đẩy nhiều ngư dân rơi vào cảnh khó khăn, thậm chí thua lỗ.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022 (từ ngày 1 - 8/6) gắn với kỷ niệm ngày Đại dương thế giới (8/6), ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2022, là hoạt động được tổ chức thường niên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo trong phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh, cũng như tôn vinh những giá trị của đại dương đối với sự sống của nhân loại.
Để khuyến khích hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có Quyết định 48/2010/QĐ-TTg (QĐ 48). Tuy nhiên, gần đây có tình trạng chủ tàu gian lận nhằm trục lợi tiền hỗ trợ nhiên liệu theo QĐ 48.
Tuy đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng vì chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế nên ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản có khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí mức tăng trưởng có dấu hiệu sụt giảm.
Hiện nay, các cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền trên địa bàn tỉnh hiện đang trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Sáng ngày 14/3, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ Nguyễn Hoài Thanh cho biết, đêm 13/3, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy xưởng đóng tàu cá do ông Đỗ Ngọc Vinh, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) làm chủ.
Sáng 14-3, UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, đêm 13-3, trên địa bàn xảy ra vụ cháy xưởng đóng tàu Minh Quang.
Làm nghề vận chuyển hàng hóa bằng xe ba gác, chị Phạm Thị Luận (36 tuổi), ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) dường như quên đi phận 'chân yếu tay mềm', hằng ngày bươn chải mưu sinh bằng nghề nặng nhọc, tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông.
Những ngày qua, hàng chục tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi cập cảng Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) đầy ắp mẻ cá cơm, cá nục. Chuyến biển ngắn ngày đầu năm mang lại thu nhập khá, khiến ai nấy đều phấn khởi.
Ngay trong ngày đầu tiên tái mở cửa, các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tiêu thụ khoảng 200 tấn hải sản.
Gần 300 tấn hải sản của ngư dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) khi cập bờ bị ùn ứ đầu ra do lệnh tạm đóng cửa các cảng biển, bến cá để phòng chống dịch COVID-19. Nhờ sự hỗ trợ của Hội nông dân và chính quyền, số hải sản này đã được tiêu thụ hết.
Xà lan có 12 thuyền viên vào Lý Sơn tránh trú bão số 5 thì bất ngờ gặp sự cố, đứt neo, trôi dạc 3 hải lý. Các thuyền viên trên tàu không khắc phục được đã đề nghị hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn.
Tỉnh Quảng Ngãi sẽ theo dõi thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát tàu cá ra, vào vùng dịch, mở 'luồng xanh' ven biển thuận lợi cho tàu thuyền tiêu thụ hải sản gắn với an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Những ngày qua, TP.Quảng Ngãi đã triển khai test nhanh trên diện rộng, nhằm sớm phát hiện người nghi mắc Covid-19 tại các điểm có nguy cơ cao, như: Chợ tỉnh Quảng Ngãi, cảng cá Tịnh Kỳ, cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, tiểu thương và người buôn bán nhỏ lẻ tại chợ đầu mối nông sản TP.Quảng Ngãi (đối với những người chưa xét nghiệm)...
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng tại các điểm có nguy cơ cao, tập trung đông người nhằm sớm khống chế dịch bệnh.
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân trên địa bàn tỉnh tập trung vệ sinh tàu, kiểm tra, sửa chữa máy móc và ngư lưới cụ, chuẩn bị vươn khơi sau thời gian dài nằm bờ do mưa bão.
Hơn 1.000 tàu, thuyền của ngư dân đã vào neo đậu trú bão an toàn tại các Cảng neo đậu của tỉnh Quảng Ngãi, riêng 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, hiện đang chạy vào bờ, neo trú tại tỉnh Bình Định.
Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân trong buổi đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 9 ở các địa bàn xung yếu trong tỉnh sáng nay. Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tăng Bính…
Sau bão số 6, ngư dân Quảng Ngãi tranh thủ đánh bắt cá cơm ven bờ, những chiếc tàu cá chỉ cần chạy từ đêm đến sáng sớm đã trở về cảng là cá đầy khoang.
Tại các vùng biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã trở thành 'điểm tựa' vững chắc của nhân dân. Các anh là người con của làng biển, người thầy thuốc mang quân hàm xanh; chiến sĩ tuyên truyền văn hóa, phổ biến pháp luật, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Quân với dân đồng hành cùng nhau bảo vệ bình yên các vùng biển, đảo, biên cương của Tổ quốc.
Những ngày này tại cửa biển Cửa Đại (phía xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đang tập trung phương tiện, nhân lực nạo vét cửa biển khơi thông luồng tàu để tàu cá vào nơi neo đậu tránh trú.
Số lượng cảng cá và khu neo trú trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 1/3 số lượng tàu thuyền toàn tỉnh; luồng lạch ra vào thì bị bồi lấp, không đảm bảo an toàn... Đó là những tồn tại từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được giải quyết căn bản khiến ngư dân luôn thấp thỏm mỗi khi mùa mưa bão đến.Từ năm 2007 - 2016, toàn tỉnh có 5 cảng cá, neo trú tàu thuyền được đầu tư xây dựng, với tổng kinh phí khoảng 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nhiều cảng đã xuống cấp, lạc hậu, không còn đáp ứng nhu cầu neo trú của các tàu công suất lớn, tàu có chiều dài từ 20m trở lên. Đồng thời, tất cả các cảng này đều chưa đáp ứng tiêu chí cảng loại II. Từ năm 2019 đến nay, từ nguồn vốn trung ương và địa phương, Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á đang được đầu tư giai đoạn 2, với tổng kinh phí khoảng 185 tỷ đồng, Cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn đang được nâng cấp, với tổng kinh phí 400 tỷ đồng.
Phải 'chạy' hàng chục km để làm thủ tục đang là thực trạng của nhiều ngư dân ở Quảng Ngãi trong nhiều tháng qua. Điều này vừa tốn kém thêm nhiên liệu, lại vừa ảnh hưởng chất lượng thủy sản đã khai thác, gây tổn thất 'kép' cho ngư dân.
4 ngư dân này được tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thành Linh, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đưa vào bờ.
Trưa 4-4, tàu cá QNg 90399 TS do ngư dân Đặng Dũng, 45 tuổi, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã đưa 16 ngư dân vào bờ an toàn, trong đó có bốn ngư dân bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm tàu ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong suốt hơn 1 năm qua, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi kêu trời vì những quy định quá phi lý, phải chạy hàng trăm ki-lô-mét để xin chữ ký, vừa tốn hàng trăm lít dầu, mất nhiều thời gian, khoản tiền lót tay lên đến hàng triệu đồng/tàu, gây tổn thất rất lớn cho tàu cá và ngư dân. Tuy nhiên, kiến nghị của ngư dân vẫn chưa được xem xét.
Ngày 14/2, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình sản xuất, quản lý hoạt động thủy sản và triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU (khai thác hải sản không khai báo và không theo quy định do EC ban hành).
'Với thực trạng như hiện nay, nếu tháng 6/2020 đoàn kiểm tra của EC đến Quảng Ngãi thì không những không gỡ được thẻ vàng mà còn có nguy cơ bị thẻ đỏ', đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, tỉnh Quảng Ngãi cần làm tốt công tác thực thi pháp luật, tập trung vào 4 nhóm vấn đề của EC đã đưa ra; phải lập ra danh sách các tàu cá có nguy cơ cao, kể cả nằm bờ, ra khơi, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc thủy sản rất quan trọng...
Những năm gần đây trên dòng sông Bài Ca đoạn qua xã Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp xây dựng các công trình trái phép lấn chiếm luồng lạch, thu hẹp lòng sông, ảnh hưởng đến dòng chảy, khả năng tiêu thoát lũ và nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào Cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa.
Thời gian gần đây, ngư dân ra vào cảng cá Sa Kỳ, TP Quảng Ngãi bức xúc khi nơi neo đậu tàu thuyền bị thu hẹp.
Những năm gần đây, một số người dân và doanh nghiệp đã xây dựng các công trình trái phép, lấn chiếm luồng lạch, làm thu hẹp lòng sông Bài Ca đoạn qua xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát lũ và thu hẹp luồng tàu ra vào khu neo đậu.