40 dự án, với tổng vốn đầu tư 53.986 tỷ đồng đã được Tiền Giang quảng bá với nhà đầu tư tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024. Tỉnh mong muốn đón các nhà đầu tư; trong đó, có nhà đầu tư kiều bào đến nghiên cứu, đầu tư khu dân cư, khu đô thị biển, cảng biển, du lịch biển.
Theo kết luận thanh tra số 871 do ông Hồ Hữu Nghị, Chánh thanh tra tỉnh Tiền Giang ký cho thấy, qua thanh tra về thực hiện chính sách pháp luật tại UBND huyện Gò Công Đông đã phát hiện nhiều vi phạm, có liên đới trách nhiệm hơn 40 cán bộ, công chức, viên chức của địa phương này.
Theo thông tin từ Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Tiền Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng phát hiện, xử lý 2 vụ tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.
Phúc mua ma túy đá (loại methaphetamine) nhằm đem xuống phương tiện khai thác thủy sản để ra biển sử dụng. Lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang.
Theo thông tin từ Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tiền Giang, rạng sáng 11-7 lực lượng PCMT&TP của BĐBP tỉnh phối hợp với Đồn Biên phòng Kiểng Phước, Công an xã Kiểng Phước, Công an huyện Gò Công Đông và Cảng cá Vàm Láng mật phục bắt quả tang đối tượng Bùi Minh Phúc (sinh năm 1999, ngụ ấp Giá Dưới) và Mai Thanh Tùng (sinh năm 1999, ngụ ấp Cầu Xây), cả 2 đối tượng trên đều ngụ tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông đang có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy tại bên trong khu vực cổng vào Cảng cá Vàm Láng (thuộc địa phận xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông).
Những năm gần đây kinh tế thủy sản ở Tiền Giang chứng kiến sự khởi sắc, nhờ khai thác thủy sản hiệu quả, nhiều gia đình ngư dân trong tỉnh có cuộc sống ổn định, con cái được học hành đầy đủ.
Quyết tâm cùng cả nước gỡ thẻ vàng IUU, lực lượng chức năng Tiền Giang kiên quyết không cho phương tiện không có đầy đủ giấy tờ cũng như không có thiết bị giám sát hành trình ra khơi.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá: Nhờ tích cực triển khai công tác tuyên truyền cho ngư dân nên hiện tượng vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh đã được hạn chế tối thiểu.
Một trong những nguyên tắc chung mà Tiền Giang đặt ra cho chặng đường tới là ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà Tiền Giang có lợi thế; đồng thời, chú trọng các dự án mang tính kết nối vùng và liên vùng.Chủ trương này cũng đã được cụ thể hóa trong Danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư được thông qua tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang diễn ra vào ngày 24-3.KHAI THÁC THẾ MẠNH
Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, từ ngày 15 đến ngày 18-2 (nhằm mùng 6 đến mùng 9 tết), hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân các xã Tân Phước, Kiểng Phước và thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) tấp nập chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm.
Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang và Chi Cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hàng trăm tàu cá của tỉnh Tiền Giang, chủ yếu là của thành phố Mỹ Tho và huyện Gò Công Đông đang tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm.
Sau 5 năm thực hiện Chuyên đề thi đua 'Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT)' giai đoạn 2019 - 2023, tình hình TTATGT tại Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông được nâng lên; tai nạn giao thông (TNGT) có chiều hướng giảm so với những năm trước trên cả 3 tiêu chí.
Một số ngư dân phản ánh phương tiện đánh bắt thủy hải sản gặp khó khăn khi ra vào rạch Cần Lộc (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) do dễ bị mắc cạn, cần có phương tiện lai dắt.
Gần đây, tuyến rạch Cần Lộc – nơi neo đậu, ra vào tàu cá của ngư dân Gò Công, tỉnh Tiền Giang bị bồi lắng, phương tiện ra vào bị mắc cạn, gây khó khăn trong hoạt động đánh bắt hải sản. Trong khi đó, dự án nạo vét luồng rạch này chưa được thực hiện.
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân vùng biển, đặc biệt là lực lượng ngư dân về hậu quả của hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), năm 2023 cũng như nhiều năm liền trước đó, tỉnh Tiền Giang không xảy ra trường hợp vi phạm khai thác IUU.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực, vùng động lực; nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ trái cây. Từ đó, Tiền Giang luôn quan tâm và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chú trọng đầu tư mạnh vào khai thác công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến sâu vào các mặt hàng nông sản.
Để chuẩn bị chu đáo tiếp và làm việc Đoàn Thanh tra của EC sang Việt Nam thanh tra lần thứ 4, dự kiến trong tháng 10/2023, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực khắc phục các thiếu sót theo góp ý của Đoàn kiểm tra về chống khai thác IUU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây nhằm quyết liệt ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tỉnh sẽ khẩn trương điều tra, xác minh, xử lý triệt để tình trạng môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài (nếu có).
Tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận nghề làm tôm khô Cà Mau là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là nghề đặc trưng, có từ xa xưa. Nghề không chỉ có ở Cà Mau mà còn ở các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang. Đặc biệt, loại tôm đất (còn gọi là tôm sắt) tự nhiên khi làm khô trở thành đặc sản có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tuyến phà biển từ huyện Cần Giờ (TPHCM) đi Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và ngược lại dự kiến sẽ được khai thác vào quý II/2024. Dự án không sử dụng ngân sách nhà nước, với tổng số vốn khoảng 120 tỷ đồng.
Tuyến phà biển từ huyện Cần Giờ (Tp.HCM) đi Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và ngược lại, dự kiến sẽ được khai thác vào quý 2/2024 với tổng số vốn khoảng 120 tỷ đồng, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuyến phà biển từ huyện Cần Giờ (TP.HCM) đi Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và ngược lại dự kiến sẽ được khai thác vào quý 2/2024. Dự án không sử dụng ngân sách nhà nước, với tổng số vốn khoảng 120 tỷ đồng…
Hiện nay Cần Giờ vẫn là huyện vùng sâu, vùng xa của TP.HCM. Kết nối gần như duy nhất của Cần Giờ với các tỉnh xung quanh và ngay chính với TP.HCM vẫn là những tuyến phà.
Theo khảo sát của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Tiền Giang, vị trí dự kiến mở bến tại Cần Giờ là khu vực cầu bến Đồng Hòa trên sông Hà Thanh-Đồng Hòa và tại Gò Công Đông là khu vực cảng cá Vàm Láng.
Theo Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon, hiện đơn vị đang tham mưu UBND tỉnh phối hợp với TP. Hồ Chí Minh về đầu tư tuyến phà biển kết nối thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông với huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh để tạo thuận lại cho việc đi lại, giao thương hàng hóa và phát triển du lịch của 2 địa phương.
Chiều 10/7, tại khu neo đậu tàu cá ở rạch tại thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang xảy ra vụ cháy nhiều tàu cá. Vụ cháy không làm ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng đã gây thiệt hại về vật chất khá lớn đối với ngư dân.
Sau 13 năm thành lập (năm 2010) đến nay, thị trấn Vàm Láng của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã trở thành đô thị loại IV của huyện.
Những tháng đầu năm nay, hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân tỉnh Tiền Giang không thuận lợi, thất mùa. Tuy nhiên, để sớm được Ủy ban châu Âu (EC) gỡ 'thẻ vàng', đoàn tàu đánh cá của địa phương luôn chấp hành tốt các quy định, không vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp...
Xe ben, xe tải, xe container là phương tiện thiết yếu đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông trên đường, nhiều xe thường xuyên vi phạm về tốc độ, tải trọng, trở thành nỗi ám ảnh của người dân.
Do thời tiết bất lợi, biển động nên chuyến đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân tỉnh Tiền Giang thất thu. Hiện tại có hàng trăm tàu cá nằm bờ lâu ngày, nhiều ngư dân ôm nợ lâm vào cuộc sống khó khăn.
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và TP.HCM thống nhất một số nội dung về việc mời gọi đầu tư khai thác tuyến phà biển nối TP.HCM - Tiền Giang.
So với các địa phương khác, khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển, công nghiệp và dịch vụ ven biển. Để khai thác lợi thế này, Tiền Giang đang tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đẩy nhanh các dự án phát triển công nghiệp.
Thời gian qua, các ngành chức năng có nhiều biện pháp trong quản lý tàu cá và ngư dân nhằm phòng, chống, chấm dứt tình trạng tàu cá ngư dân trên địa bàn khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU), khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu.
Với việc triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở Tiền Giang đã chuyển biến tích cực. Tỉnh đang quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU.
Chiều 26-9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cùng với các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh đến kiểm tra thực tế tình hình thực hiện công tác PCTT tại huyện Gò Công Đông.
Trong những nghề đánh bắt thủy sản lâu đời nhất ở vùng biển phía Nam, nghề đóng đáy hiện nay chỉ còn ở một vài địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, Cà Mau... với số lượng ngư dân tham gia khá ít ỏi. Đặc biệt, cùng với nghề đáy hàng khơi quen thuộc, ngư dân vùng Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) còn sáng tạo thêm nghề đáy chạy, với cách khai thác khá lạ và hiệu quả.
Thời gian gần đây, giá xăng dầu ở mức cao, nhiều ngư dân tỉnh Tiền Giang không ra khơi vì sợ thua lỗ. Hệ quả tất yếu là mặt hàng hải sản trở nên khan hiếm, giá tăng vọt.
Tận dụng lợi thế cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có luồng hàng hải chạy dọc suốt dòng sông Tiền lên tận Campuchia và có diện tích đất phù sa rộng lớn hình thành các vùng chuyên canh cây trái đặc sản nổi tiếng, Tiền Giang đã và đang tập trung phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng tăng cường sự liên kết tương hỗ với ngành kinh tế, các dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với gần 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang có điều kiện thuận lợi, thế mạnh để phát triển kinh tế biển; trong đó, nghề đánh bắt hải sản được xem là mũi nhọn.
Chống khai thác hải sản bất hợp pháp là vấn đề mà chính quyền và ngư dân các tỉnh có biển như Tiền Giang, Bến Tre đã nhận thức rõ và quyết tâm thực hiện, khẩn trương khắc phục những mặt tồn tại, sớm tháo nút thắt để gỡ 'thẻ vàng' của EC.
Việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) đang có ổ dịch Covid-19 lớn, lây lan nhanh. Chính quyền và người dân vùng ven biển này đang quyết liệt nỗ lực khống chế dịch bệnh.
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Tiền Giang đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Hải đội và Trạm kiểm soát biên phòng triển khai nhiều giải pháp quyết liệt tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn không để người và phương tiện từ nơi khác vào địa bàn tỉnh; đồng thời, chung tay cùng người dân vượt qua đại dịch.VỮNG VÀNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Ngày 27-7, Tổ công tác của Bộ Y tế do Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cùng đồng chí Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 (gọi tắt Ban Chỉ đạo) tỉnh Tiền Giang kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Gò Công Đông.
Ngày 23-4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang cho biết, các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Chỉ huy phối hợp cơ quan công an đang xác minh làm rõ một vụ đâm chết người trên tàu đánh bắt cá.
Bùi Tuấn Kha đã đâm chết anh La Thanh Phong (27 tuổi, ngụ khu phố Lăng 1, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) trong vụ mâu thuẫn dẫn đến xô xát xảy ra trên biển vào ngày 21/4.
Những ngày đầu năm mới Tân Sửu 2021, ngư dân tại các tỉnh ven biển nước ta bắt đầu một mùa đánh bắt mới. Trước chuyến ra khơi đầu năm, mọi người đều tất bật kiểm tra máy móc của phương tiện, chuẩn bị đầy đủ các ngư lưới cụ cùng nhu yếu phẩm... Ngư dân ai cũng rất phấn khởi và hy vọng một năm đánh bắt gặp nhiều may mắn.