Ngâm mình dưới đáy sông sâu bất kể ngày đêm, lặn lội từng kênh rạch để tìm tung tích, thi thể nạn nhân… là công việc thường ngày của những người lính cứu nạn cứu hộ. Trên mặt trận không tiếng súng, họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, thậm chí đánh đổi cả mạng sống vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Những năm qua, tình trạng lục bình phát triển mạnh trên sông Vàm Cỏ Đông gây ách tắc giao thông đường thủy vào các tháng mùa khô. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh đã có nhiều biện pháp xử lý nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều thời điểm lục bình dày đặc, phủ kín mặt sông, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân.
Nhiều năm qua, tình trạng nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm vào mùa khô khiến người dân bức xúc vì gây chết cá nuôi, ảnh hưởng đến nước tưới phục vụ sản xuất lúa và canh tác hoa màu.
Tình trạng sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm vào mùa khô hàng năm xảy ra từ nhiều năm qua, khiến người dân bức xúc. Mùa khô năm nay, ô nhiễm nguồn nước sông có chiều hướng xấu hơn, người dân tiếp tục lên tiếng về tình trạng xả nước thải xuống sông Vàm Cỏ Đông.
Trên số báo in ra ngày 09.10.2024 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
Theo UBND xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, gần 1 tuần nay, nước trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua địa bàn xã) đột nhiên chuyển sang màu đen kèm theo mùi hôi bất thường, nhiều loài thủy sản tự nhiên trên sông và cá nuôi của người dân chết hàng loạt, đến thời điểm hiện tại, ước tính tổng thiệt hại đã lên đến gần 1 tỷ đồng.
Những năm qua, nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận Tây Ninh liên tục bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Cùng với đó, tình trạng lục bình sinh sôi, phát triển dày đặc, cản trở lưu thông khiến người dân sống 2 bên bờ sông vô cùng bức xúc.
Trên tuyến đường này có một số cây cầu kết nối qua các tuyến kênh rạch và sông Vàm Cỏ Đông được đầu tư và đưa vào vận hành khai thác từ lâu, hệ thống khe co giãn làm bằng cao su giữa các nhịp cầu đã bị hư hỏng nặng mà chưa được thay thế, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Hiện nay Tây Ninh vào vụ thu hoạch mía. Để hạn chế tình trạng xe chở quá khổ, quá tải gây mất an toàn giao thông, lực lượng CSGT toàn tỉnh tăng cường các biện pháp nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sáng 30.11, Sở Giao thông Vận tải tổ chức đoàn kiểm tra công tác xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông và các tuyến kênh, rạch tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu cùng hai thị xã Hòa Thành, Trảng Bàng.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải có văn bản chấp thuận cho bến phà khách ngang sông Gò Nổi – An Bình (huyện Châu Thành) hoạt động trở lại, thời hạn từ ngày 22.11.2023 đến ngày 30.7.2024.
Vẻ đẹp này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Huỳnh Ðông ghi lại bằng một góc nhìn mới, góc nhìn từ trên cao để thấy một Châu Thành bình yên, đầy sắc màu và những dự báo cho sự phát triển cùng các địa phương khác.
Bến phà Gò Nổi - An Bình chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, nối liền hai xã An Bình và Ninh Điền (huyện Châu Thành) qua sông Vàm Cỏ Đông, rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.
Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) luôn chú trọng, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành.
Theo phản ánh của người dân, hơn một tuần qua, trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn từ cảng Bến Kéo (thuộc xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành) đến Bến Đổi (ấp Cẩm Long, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu) lục bình xuất hiện khá dày đặc, khiến việc lưu thông của các phương tiện đường thủy qua khu vực này gặp nhiều khó khăn.
So với các năm trước, sông Vàm Cỏ Đông thường có trên 20 điểm nóng về ùn ứ lục bình, hiện nay chỉ còn khoảng 3 đến 4 điểm thỉnh thoảng bị ùn ứ lục bình cục bộ nhưng mật độ cũng không dày đặc, tàu thuyền vẫn có thể di chuyển được.
Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ mùa thu hoạch mía, trên các tuyến đường của tỉnh Tây Ninh, lưu lượng xe tải vận chuyển mía tăng mạnh, trong đó có rất nhiều xe chở quá tải trọng, mất TTATGT và bất an cho người dân.
Theo người dân địa phương, nhu cầu đi lại bằng tuyến đường phà là rất lớn, nhưng vì đường sá hư hỏng không thể đi nên người dân buộc phải đi đường vòng qua cầu Bến Sỏi và cầu Gò Chai...
Ở khu vực gần cầu Gò Chai (ấp Thanh Trung, xã Thanh Ðiền, huyện Châu Thành) có 12 hộ dân làm ăn sinh sống. Chính quyền địa phương đã 2 lần gửi thông báo yêu cầu những hộ dân này di dời đi nơi khác. Họ rất băn khoăn, không biết đi đâu về đâu.
Đến những ngày đầu tháng 10.2022 thì thường xuyên là 0m90 đến 0m95. Cao nhất có hôm tới 1m05. Vậy nước đã tràn bờ sông Vàm Cỏ Đông rồi đó.
'Thà là đừng vá, chứ làm cẩu thả, đào bới lên rồi không thảm nhựa lại, để đá lởm chởm, lăn lóc, nước ứ đọng như thế này càng nguy hiểm cho người đi đường', một người dân bức xúc với kiểu vá đường hiện nay.
Vài kỳ trước đây, chuyên mục Sắc màu văn hóa Tây Ninh có bài 'Ngã tư Thanh Điền- âm vang quá khứ'. Cái kết của bài ấy chúng tôi đã có lời mong: chi tiết thời gian diễn ra trận đánh thắng tại Bàu Cá Trê 'rất cần được minh định lại, kẻo sẽ làm giảm nhẹ đi rất nhiều giá trị lịch sử vẻ vang của chiến thắng Thanh Điền'.
Mới đây, TAND huyện Châu Thành đưa ra xét xử Phan Hoàng Tuấn (sinh năm 1989, ngụ khu phố Ninh Trung, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh) về tội 'Trộm cắp tài sản'.
Những năm qua, tuyến phà Gò Nổi – An Bình góp phần rút ngắn quãng đường và thời gian, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân hai xã Ninh Điền và An Bình, huyện Châu Thành.
Hiện nay, một số tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh đang xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông, không bảo đảm an toàn cho người dân. Do đó, việc nâng cấp, sửa chữa cần được các ngành chức năng quan tâm thực hiện kịp thời, góp phần tạo thuận lợi cho người dân khi lưu thông.
Sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Nxb Thanh niên, tái bản năm 2001) có bài kể về miếu thờ ông Gốc- một vị anh hùng ẩn danh kháng Pháp (trang 58-60).
Những năm trước, thời gian này là lục bình dày đặc trên sông Vàm Cỏ Đông, gây khó khăn cho giao thông đường thủy và ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân sinh sống hai bên bờ sông. Năm nay, tình trạng lục bình đã giảm đáng kể.
Cuối năm 2018, tuyến phà Gò Nổi – An Bình chính thức đi vào hoạt động, giúp rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại, thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa cho người dân xã biên giới Ninh Điền với các xã An Bình và Thanh Điền của huyện Châu Thành.
Ngày 7.1, UBND xã Long Vĩnh tổ chức biểu dương, khen thưởng đột xuất cho lực lượng Công an xã có thành tích triệt xóa đường dây tàng trữ trái phép chất ma túy.
Lúc 6 giờ 30 phút ngày 28.11.2021, tại đoạn đường 786 thuộc ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người người điều khiển xe máy tử vong.
Tháng 5.2020, Tập đoàn Thành Thành Công bày tỏ mong muốn hỗ trợ địa phương xử lý vấn nạn lục bình, trên tinh thần Nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại Tập đoàn sẽ đồng hành, nỗ lực cùng với địa phương xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy.
Long Chữ là một xã thuộc huyện Bến Cầu. Ðến Long Chữ, thuận tiện nhất với người từ thành phố Tây Ninh là theo đường 786, qua Thanh Ðiền, tới cầu Gò Chai bắc ngang sông Vàm Cỏ Ðông. Bên kia cầu là xã Long Vĩnh thuộc huyện Châu Thành.
Ngày 21/2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tìm được thi thể chị Nguyễn Thị C. (53 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) dưới sông Vàm Cỏ Đông thuộc ấp Long Chân, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành.
Theo gia đình nạn nhân, sau khi xảy ra mâu thuẫn, bà Ch. chạy xe máy đến giữa cầu Gò Chai rồi leo qua can can, nhảy xuống sông tự vẫn.
Ngày 19/2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH CA tỉnh Tây Ninh xác nhận đã tìm được thi thể bà Nguyễn Thị Ch. (53 tuổi, ngụ tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) dưới sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành).
Công trình đường và cầu Bến Cây Ổi nằm trên địa bàn 2 xã Phước Vinh và Hòa Thạnh, huyện Châu Thành là một công trình được người dân địa phương quan tâm, trông chờ đến ngày hoàn thành.
Thoạt tiên, tôi cứ đinh ninh là miền cổ nhất huyện Bến Cầu phải là Long Thuận. Bởi Long Thuận có chợ Cầu. Chợ liền với Bến. Từ đó mà thành ra tên huyện Bến Cầu.