Giữ ngọn nguồn Bh'nong

Lâu nay người Bh'nong ở Phước Sơn được xếp vào một nhánh của người Giẻ Triêng, nên tập tục lễ nghi đều coi như một. Nay sau chữ viết, huyện lập đề án khảo sát bản sắc riêng của người Bh'nong để bảo tồn, phát huy. Đó là cả câu chuyện dài, mà vai trò của người trẻ Bh'nong còn là ẩn số…

Thông điệp từ hiện vật điêu khắc gỗ Bahnar, Jrai

Điêu khắc gỗ là một trong những loại hình nghệ thuật độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Trong đó, người Bahnar và Jrai có nền điêu khắc rất độc đáo được thể hiện rõ nét qua việc chạm khắc, làm các chi tiết kiến trúc và đặc biệt là hệ thống tượng gỗ đặt trong các không gian thiêng, không gian sinh hoạt cộng đồng.

Rộng cửa đón di sản hồi hương

Ngày 28-7, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là bước đi quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Luật Di sản văn hóa suốt 20 năm qua.

Cô giáo dân tộc Thái và nhiệt huyết 'gieo chữ' cho học sinh đồng bào

Hành trình 'gieo chữ' Thái với cô giáo vùng cao Hà Thị Khuyên, Trường THPT Quan Sơn (Quan Sơn, Thanh Hóa) thấm đầy những giọt mồ hôi. Với nữ nhà giáo này, đây không chỉ là đam mê mà còn là niềm vinh dự của một người con sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên chính mảnh đất quê hương.

Bản sắc văn hóa trong việc phát triển và xây dựng đất nước

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia và việc xây dựng hệ sinh thái văn hóa, hệ giá trị con người là việc làm cần thiết.

Kèn lễ 'Laux puaz' của người Mông

Người Mông có 2 loại nhạc cụ rất đặc trưng và gần như đối nghịch nhau về không gian, nghi lễ sử dụng, đó là khèn (kênhx) và kèn lễ, tiếng Mông gọi là 'Laux puaz'. Trong khi khèn được sử dụng trong các dịp cưới xin, lễ hội vui xuân, giao duyên…thì kèn lễ 'Laux puaz' chỉ được dùng trong đám tang, đám ma khô và các nghi lễ cúng tâm linh.

Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Lễ mừng cơm mới của người H'Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái'.

Bài 3: Hệ giá trị văn hóa của con người Việt Nam

Lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam đã chứng minh, trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc và 100 năm cai trị của thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam vẫn giành lại được độc lập, vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.

Khởi tố nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An

Liên quan đến các sai phạm của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu, cơ quan công an đã khởi tố nhiều người liên quan.

Giáo sư Trần Quốc Vượng và vùng đất Nam bộ

Những gì GS. Trần Quốc Vượng để lại không chỉ là tri thức, tầm nhìn khoa học mà còn là cái tâm với nghề, cái tình đối với người.

Vũ điệu Chămpa bên tháp cổ

Đến 'xứ trầm hương' khi vừa kết thúc một đợt mưa bão. Đầu giờ chiều, mưa dứt hẳn, men theo dòng sông Cái, tôi tìm đến khu tháp cổ linh thiêng, nơi mà tôi luôn nghĩ sẽ đặt chân đến đầu tiên khi tới đây. Nắng đã lên và nhuộm vàng dòng sông Cái. Hình ảnh núi Cù Lao và tháp Bà Ponagar in bóng trên sóng nước lung linh.

Cây nêu ngày Tết

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, tập hạ, chép rằng: ' Bữa trừ tịch nhiều nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu, cau, vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là 'lên nêu'

Hành trang văn hóa tiến vào hội nhập

Để hội nhập và phát triển, chúng ta cần chuẩn bị một nền tảng văn hóa vững bền mới có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Muốn phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, đầu tiên chúng ta tiếp cận từ góc độ di sản.

Thu hút sinh viên với chương trình đào tạo gắn với thực tiễn

Từ 3 năm nay, Trường ĐH Đà Lạt đã trở thành địa chỉ lựa chọn của sinh viên khu vực miền Trung, Tây Nguyên cho tới các tỉnh Nam Trung bộ. Riêng năm học 2020- 2021, trường Đại học này đã tuyển sinh được hơn 98% so với chỉ tiêu đặt ra. Nguyên nhân được cho là nhờ chất lượng đào tạo ngày càng gần gũi với thực tiễn cuộc sống, nên tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm rất cao.

Đại học Đà Lạt thu hút sinh viên nhờ chương trình đào tạo gắn với thực tiễn

Từ 3 năm nay, Trường đại học Đà Lạt đã trở thành địa chỉ lựa chọn của sinh viên khu vực miền Trung, Tây Nguyên cho tới các tỉnh Nam Trung bộ. Riêng năm học 2020- 2021, trường Đại học này đã tuyển sinh được tới trên 98% so với chỉ tiêu đặt ra.

Xây dựng thương hiệu du lịch văn hóaĐiểm danh những lợi thếCộng đồng phải cùng chung tay

Tổ chức World Travel Awards vừa công bố kết quả bình chọn Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 27 (WTA) khu vực châu Á năm 2020 bằng hình thức trực tuyến. Việt Nam vinh dự được gọi tên trong cuộc bình chọn các hạng mục 'Điểm đến di sản hàng đầu châu Á', 'Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á' và 'Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á'. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục này tại sự kiện được đánh giá là 'Oscar của ngành du lịch thế giới'. Sự kiện mở ra cơ hội lớn để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh ngành văn hóa, du lịch, khi mà tình hình dịch bệnh ở nhiều nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn với Bình Thuận, không phải là 'đất di sản', nhưng trong dòng chảy của lịch sử, của sự phát triển đất nước, nhiều di tích, nét văn hóa, ẩm thực mang đậm dấu ấn người miền biển vẫn còn được lưu truyền, làm phong phú thêm vùng đất vốn chỉ có 'biển xanh – cát trắng - nắng vàng'.

Nghệ An: 67 chuồng bò với giá hơn 12 tỷ đồng khiến dư luận băn khoăn

Thời gian gần đây, dư luận băn khoăn, đặt nhiều câu hỏi liên quan đến 'Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu (dân tộc dưới 1.000 người) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025' do Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư.

Phát huy giá trị di tích trong phát triển du lịch

Di tích ở Bình Thuận thể hiện sự đa dạng và đa sắc màu, mang những nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn hấp dẫn du khách tìm tòi khám phá. Các di tích phân bố trong không gian rộng lớn gắn với các cộng đồng tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và đây là thế mạnh quan trọng tạo tiền đề cho phát triển du lịch văn hóa.

'Vương quốc' gỗ sưa bí mật của người A Rem

Giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giờ đang hiện hữu một rừng sưa trị giá cả trăm tỷ, thuộc sở hữu của tộc người A Rem - một trong những tộc người được coi bí ẩn giữa chốn đại ngàn.

Ava và thổ cẩm

Bằng đam mê và tâm huyết, nhà tạo mẫu người Bỉ - Aldegonde van Alsenoy đã đưa thổ cẩm của người Cơ Tu (Quảng Nam) lên thời trang hiện đại để cho ra đời một dòng thời trang cao cấp Co'tu,re.

Những phong tục cưới hỏi có 'một không hai' ở Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống trên mọi miền Tổ quốc. Mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng, đáng tự hào được thể hiện qua ngôn ngữ, nếp sinh hoạt và rõ nét nhất là ở hệ thống lễ nghi. Đặc biệt trong lễ nghi vòng một đời, lễ cưới được coi là quan trọng nhất. Vì thế mà ở mỗi cộng đồng tộc người lại có những phong tục cưới hỏi độc đáo, có '1-0-2' như: Tục ở rể của dân tộc Thái, vỗ mông chọn bạn đời của người Mông, bắt chồng của người Chu-ru hay ăn hỏi hai lần của người Dao Đỏ...

Khẳng định thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang cách đây khoảng 2.700 năm

Hội thảo khoa học quốc gia 'Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam' đặt ra và kiểm đếm hầu hết các vấn đề, từ những vấn đề cơ bản, cốt lõi cho đến những biến đổi trong lịch sử; từ nguồn gốc, thực trạng, cho đến việc đánh giá giá trị di sản thời đại Hùng Vương dựng nước.

Trang phục truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt là gì?

Lời đáp cho câu hỏi trên phần nào được lý giải qua tọa đàm 'Bản sắc Việt trong trang phục dân gian' tổ chức cuối tuần qua tại phố Sách Hà Nội nhân dịp ra mắt cuốn sách 'Nét cũ duyên xưa' của tác giả Bùi Quang Thắng.

'Phượt' Hà Giang và 9 đặc sản nên thưởng thức

Hà Giang không chỉ hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những món ăn đặc sản, hấp dẫn. Cơm lam Bắc Mê, bánh cuốn Đồng Văn, thắng dền, thắng cố, bánh tam giác mạch, phở chua… là những món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.