Hà Giang: Một HTX ở Quản Bạ bán trực tuyến dược liệu, thu về 500 triệu đồng/năm

Giám đốc HTX cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ - Hà Giang) chia sẻ HTX bán dược liệu tại Shopee, Lazada, Tiki và fanpage của HTX với khoảng 200 đơn hàng/tháng, doanh thu từ bán dược liệu online đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

5 hợp tác xã tham gia mô hình hợp tác xã kiểu mới

Triển khai Đề án 'Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 – 2025' theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai lựa chọn 5 hợp tác xã tham gia.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Để thúc đẩy phát triển KT-XH, các huyện, thành phố đã triển khai đưa ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất, tăng cường chuyển giao tiến bộ KHCN vào đời sống. Từ đó, lĩnh vực nông nghiệp tại nhiều nơi có chuyển biến tích cực, nông dân dần thay đổi tư duy sản xuất, năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng lên đáng kể.

HTX Cộng đồng Nặm Đăm phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Được biết đến là nơi bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý của huyện Quản Bạ, HTX Cộng đồng Nặm Đăm đã nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm OCOP từ nguồn cây dược liệu sẵn có của địa phương. Đồng thời, tạo sự liên kết với người dân cùng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Để tạo sự đa dạng các sản phẩm, HTX đã phát triển dịch vụ tắm lá thuốc phục vụ du khách, góp phần vào phát triển du lịch tại địa phương.

Nỗ lực trở thành trung tâm dược liệu quốc gia

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây dược liệu, Hà Giang hội tụ nhiều yếu tố để phát triển thành một trong những trung tâm dược liệu lớn của cả nước. Với nhiều cơ chế ưu đãi, trong giai đoạn 2018 – 2020, chương trình phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật; nhiều sản phẩm từ dược liệu được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm dược liệu quốc gia, tỉnh vẫn cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực.

Chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học vào đời sống

Với quyết tâm cao của các ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kết quả sản phẩm nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH nơi địa đầu cực Bắc.

HTX cộng đồng Nặm Đăm phát triển kinh tế từ cây dược liệu

HTX cộng đồng Nặm Đăm được thành lập ngày 28.8.2014 theo Quyết của UBND huyện Quản Bạ, HTX gồm 29 thành viên, tổng vốn điều lệ 2 tỷ đồng, 22 ngành nghề kinh doanh; trong đó, ngành nghề chủ yếu là trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu, kinh doanh các ngành nghề, như: Tắm lá thuốc; xông hơi, dịch vụ lưu trú; điều hành tua du lịch… Sau hơn 5 năm hoạt động, HTX đã phát huy được hiệu quả kinh tế từ cây dược liệu mang lại thu nhập cao cho các thành viên.

Quản Bạ chú trọng phát triển cây dược liệu

Năm qua, tổng doanh thu từ dược liệu trên địa bàn huyện Quản Bạ đạt trên 100 tỷ đồng; trong đó, nguồn thu chủ yếu từ Thảo quả khoảng 48 tỷ đồng; 50 tỷ đồng từ các loại cây Giảo cổ lam, Ấu tẩu, Hương thảo, Hà thủ ô và các thảo dược khác... Với giá trị kinh tế cao và năng suất, sản lượng ổn định; năm nay, ngành Nông nghiệp huyện Quản Bạ tiếp tục triển khai kế hoạch trồng mới 500 ha cây dược liệu, gồm: Atiso, Đương quy, Mã đề, Ấu tẩu, Thiên môn đông, Bồ công anh... Đồng thời, chú trọng chăm sóc tốt 2.400 ha cây dược liệu hiện có, gồm: Thảo quả, Hương thảo, Actiso và các cây dược liệu khác.

Cao khô atiso EP đạt tiêu chuẩn của dược điển châu Âu

Việc kiểm soát chất lượng nguồn dược liệu phong phú theo chuẩn quốc tế từ nguyên liệu cho đến thành phẩm góp phần nâng cao vị thế của dược liệu Việt Nam và là một bước tự cam kết chất lượng, thể hiện trách nhiệm, lương tâm của doanh nghiệp dược.

Nông nghiệp hiện đại từ ứng dụng khoa học, công nghệ

Sản phẩm chè có mặt tại 3 châu lục và trên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ; nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xếp hạng cấp tỉnh, khu vực, quốc gia hoặc giành giải thưởng quốc tế… Việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến góp phần đặc biệt quan trọng tạo nên kết quả đột phá này.

Khơi thông tín dụng, 'đòn bẩy' tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) là chủ trương lớn của tỉnh nhằm nâng cao giá trị; tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững; xây dựng Nông thôn mới; khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển NN bền vững… Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng trở thành một trong những yếu tố mang tính chất quyết định.

69 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả phân hạng và cấp Giấy chứng nhận cho sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Giang năm 2019.

Trăn trở đầu ra cho cây dược liệu

Dược liệu là cây trồng quý, mang lại hiệu quả kinh tế cao; trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã trở thành trung tâm trồng dược liệu của tỉnh. Thế nhưng, từ việc không ngừng tăng diện tích, người sản xuất dược liệu lại khá bấp bênh trong việc tìm đầu ra; đây chính là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.