Là trung tâm 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, xã Co Mạ có 3 dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú cùng sinh sống tại 17 bản. Những năm qua, Ban CHQS xã Co Mạ đã triển khai đồng bộ các mặt nhiệm vụ công tác, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.
Hòa trong không khí vui tươi, náo nức của ngày hội khai trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường học thuộc 6 xã vùng cao huyện Thuận Châu hân hoan bước vào năm học mới. Với sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các trường quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất. Thực tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người chết và mất tích, chủ yếu đều do sạt lở đất và lũ cuốn trôi.
Khi tiếng khèn gọi bạn hòa cùng tiếng chày giã bánh rộn ràng, những tia nắng xua tan màn sương mù trắng lóa, nụ đào rừng e ấp, hoa mận trắng khoe sắc hương... cũng là lúc xuân sớm 'gõ cửa' những bản làng người Mông trên rẻo cao Sơn La.
Tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, truyền thống ấy lại được phát huy rõ nét hơn bao giờ hết. Với phương châm nhà nhà, người người đều có Tết, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã và đang chung tay chăm lo Tết cho người nghèo. Ghi nhận của phóng viên truyền hình Quốc hội Việt Nam tại Tây Bắc.
Nghị định 116 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, cũng như rất nhiều các chính sách riêng có của từng tỉnh, hàng trăm nghìn học sinh vùng khó khăn ở các tỉnh Tây Bắc đang có điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa ước mơ học chữ của mình.
Những món quà ý nghĩa đã mang 'đông ấm yêu thương' đến với thầy và trò ở Co Mạ - xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu, Sơn La. Chương trình tình nguyện do Chi đoàn VOV Tây Bắc phối hợp với Chi đoàn Ngân hàng An Bình - ABBANK Sơn La, Đội Quản lý thị trường số 5, CLB Dược sỹ trẻ Sơn La tổ chức ngày 20/12.
Trong suốt thập kỷ qua, những bữa cơm có thịt, nóng hổi, đầy đủ dinh dưỡng đã 'níu chân' biết bao thế hệ học trò vùng khó Sơn La; nâng bước, dẫn lối các em trên hành trình đi tìm con chữ và tri thức để có cuộc sống tốt đẹp hơn. – Những 'hạt giống' đã, đang và sẽ nảy mầm từ một quyết sách đặc biệt xuất phát từ thực tiễn.
Là xã vùng cao nằm cách trung tâm huyện 43km, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế, xã hội chậm phát triển. Những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Co Mạ đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, bộ mặt nông thôn của xã vùng cao đã dần đổi thay, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao.
Thấy học trò đến lớp đầy đủ, được ăn no, mặc ấm, chăm ngoan học tập... là niềm vui giản dị, là món quà đặc biệt với những giáo viên vùng cao Sơn La. Và hơn cả, ngay trong tâm tư, nguyện vọng, các thầy, cô cũng luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho học trò.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La các sở, ngành của tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, Nhân dân các dân tộc trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu trong 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực.
Bà con dân tộc Mông quan niệm rằng, trong trái tim mỗi người Mông, Bác Hồ luôn gần gũi và rất đỗi thiêng liêng. Không có Đảng, không có Bác thì người Mông suốt đời chỉ ở trên núi cao không thấy ánh mặt trời, suốt đời chỉ làm bạn với cây thuốc phiện và sống trong đói nghèo. Bởi vậy, mỗi gia đình người Mông đều rất kính Bác và yêu Đảng để mong có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn; có tới 6 xã vùng cao với trên 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mặt bằng dân trí không đồng đều..., Thuận Châu không có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế. Song với quyết tâm thoát nghèo vào năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/HU ngày 5/7/2022, về lãnh đạo thực hiện mục tiêu đưa huyện Thuận Châu thoát nghèo. Lựa chọn hướng đi phù hợp, các vùng quê của huyện đang nỗ lực phát triển kinh tế, tạo những bước chuyển mình vững chắc.
Sáng 28/1, tại địa bàn xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi một xe khách bị lật do mất lái, khiến nhiều người thương vong.
Trước thực trạng trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã được xây dựng khá lâu, xuống cấp, quá chật chội, không bảo đảm nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức xã. Nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã phân bổ nguồn vốn đầu tư nâng cấp, xây mới nhiều trụ sở, tạo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tại tỉnh Sơn La đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch đặc sắc phục vụ người dân và du khách. Nhiều điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ.
Chào mừng 77 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, trong 2 ngày, từ 1-2/9, UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2022.
Cơn mưa lớn xảy ra tối 30/5 đã cuốn trôi một số đồ đạc của người dân ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, từ chiều 19/2 đến trưa ngày 21/2, trên địa bàn các xã: Mường É, Phổng Lập, Chiềng Bôm, Co Tòng của huyện Thuận Châu có 7 con trâu, bò bị chết, chủ yếu là con trâu, bò già yếu và nghé, bê mới sinh. Bên cạnh đó, một bộ phận người chăn nuôi vẫn còn thói quen thả rông gia súc, không chủ động phòng chống đói, rét và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc; quây bạt chuồng trại chưa kín.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thuận Châu luôn quan tâm, giải quyết các nhu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc về tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Toàn huyện có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Tin lành và Công giáo. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các tín đồ cơ bản chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Gần chục năm nay, người dân bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu được đón những cái Tết Nguyên đán ngày càng đủ đầy, đầm ấm hơn. Trưởng bản Vì Văn Hạnh phấn khởi nói: Kết quả đó, có một phần hết sức quan trọng của việc tham gia bảo vệ rừng. Nhờ giữ rừng đầu nguồn mà quanh năm, bản đủ nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Với 1.162 ha rừng, trung bình mỗi năm bản được chi trả gần 500 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Những năm gần đây, xã Co Mạ của huyện Thuận Châu đã phát huy tiềm năng, lợi thế, đa dạng các mô hình phát triển kinh tế, điển hình, như: Mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc... từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Sau lễ khai giảng đặc biệt bằng hình thức trực tuyến trên truyền hình ngắn gọn đầy ý nghĩa, sáng ngày 6/9, học sinh các khối từ bậc học mầm non đến THPT trong toàn tỉnh (trừ các trường tại huyện Phù Yên) đã trở lại học tập. Tùy vào điều kiện các trường đã triển khai nhiều hình thức dạy học khác nhau, với tinh thần đảm bảo nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
Đất trời đã sang Xuân. Tết đến với bà con dân tộc thiểu số miền núi thật đậm đà. Từ một phiên chợ cho đến một lễ hội đều rực rỡ sắc màu. Năm nay, Tết đến, phòng chống dịch nhưng vẫn là cái Tết ấm áp trong tiết trời Xuân mơn man, khi mà hoa đào, hoa ban, hoa mận nở khắp núi rừng. Nơi đây, mùa Xuân đến sớm…
Theo tỉnh lộ 108, vượt hơn 20 km từ thị trấn Thuận Châu, chúng tôi đến bản Cửa Rừng, xã vùng cao Co Mạ. Những cung đường dốc quanh co uốn lượn bám theo sườn núi, dọc hai bên tràn ngập sắc xuân, màu hồng thắm của hoa đào, màu vàng của hoa dã quỳ, phía xa là bản làng thanh bình, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, làm đắm say lòng người.
Ở vùng cao Co Mạ, Thuận Châu, Sơn La, chị Giàng Thị Mai được biết đến là một phụ nữ dân tộc Mông không cam chịu đói nghèo.
Đã thành thông lệ, cứ dịp Quốc khánh 2/9, đồng bào các dân tộc mấy xã vùng cao của huyện Thuận Châu lại tạm gác công việc nhà cửa, nương rẫy để đến Co Mạ tham gia phiên chợ vùng cao. Họ đến chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về một năm sản xuất, về mùa vụ trên nương, rồi hòa mình vào không gian văn hóa, thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, cùng nhau chung vui, quên đi những muộn phiền, âu lo, động viên nhau hướng đến những mùa vụ bội thu.
Chào mừng 74 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9, trong 3 ngày từ 1 đến 3/9, xã Co Mạ (Thuận Châu) tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2019. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo huyện cùng đông đảo nhân dân các xã vùng cao của huyện Thuận Châu, du khách trong và ngoài tỉnh.