Xác định phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đặc biệt quan tâm. Từ đó, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Sáng 13/11, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức khai mạc Lễ hội cây cảnh hoa giấy xã Phù Đổng năm 2024 với chủ đề: 'Sắc hoa trên miền di sản'.
Sáng 13-11, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng), UBND huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng năm 2024.
Mặc dù ít khi ra hoa, nhưng mỗi bông hoa của xương rồng đều rực rỡ và mềm mại, đối nghịch với thân cây thô ráp đầy gai góc.
Sáng 17-10, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) phối hợp với một số đơn vị có liên quan ở huyện Kbang khai mạc lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt dổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Thủy tùng (thông nước) là loại cây nằm trong danh mục thực vật quý hiếm, nguy cấp của Việt Nam và thế giới. Với Việt Nam, thủy tùng chỉ còn 2 quần thể cuối cùng, đều ở tỉnh Đắk Lắk. Dù đã thành lập Ban quản lý chuyên trách và dành nhiều nghiên cứu, bảo tồn nguồn gene, nhưng số phận 2 quần thể này vẫn chưa qua khỏi tình trạng 'đếm ngược', khi chúng chưa thể sinh sản hữu tính.
Bất ngờ hơn khi đây chỉ là công việc tay trái của anh Lưu, mỗi tháng tranh thủ làm vài ngày hoặc khi rảnh rỗi.
Mạnh dạn thử nghiệm ươm ghép giống cây hồng không hạt, chị Đoàn Thị Hồng Thúy (SN 1979) ở xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã tạo ra loại hồng có năng suất cao. Từ đó không chỉ giúp gia đình chị làm kinh tế mà còn giúp nhiều bà con có giống cây ăn quả 'hái ra tiền'.
Cây mãng cầu gai gốc ghép bình bát là một trong những loại cây trồng chính trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), bởi mãng cầu thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất trũng phèn. Nhờ hiệu quả kinh tế do cây mãng cầu gai đem lại mà đời sống của hầu hết hộ dân đã vươn lên khá, giàu bền vững.
Thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú (Na Hang) không chỉ nổi tiếng toàn huyện với phong trào trồng tre lấy măng, giúp nhiều người dân có cuộc sống khấm khá, mà còn có thời gian là thủ phủ của cây mận tam hoa. Tuy nhiên do thu hẹp đầu ra, cây mận đã dần bị mai một. Thế nhưng gần đây cây mận đang dần lấy lại vị thế và được coi là cây đặc sản của địa phương.
Hà Nội hiện có gần 10.000ha trồng bưởi, tập trung ở các huyện: Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Phú Xuyên... Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ người dân xây dựng các vùng trồng bưởi theo hướng VietGAP, cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, hướng tới xuất khẩu.
Học và làm theo Bác, hơn 9 năm với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, chị Lò Thị Chanh luôn nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc, góp phần đưa phong trào hội phụ nữ xã đi vào nền nếp, hiệu quả.
Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Ngày 20-4, tại Trung đoàn 726 (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), Binh đoàn 16 tổ chức tập huấn công tác kỹ thuật - khuyến nông năm 2024, chuyên đề 'kỹ thuật trồng, thâm canh bơ theo tiêu chuẩn VietGap' cho người lao động Trung đoàn 726 cùng người dân trong vùng dự án.
Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt là cây ăn quả có múi như cam, bưởi, từ đó cũng sản sinh ra nhiều 'nghệ nhân' ghép cây. Nhờ những 'nghệ nhân' ghép cây mà chất lượng, sản lượng cây ăn quả của tỉnh đang ngày một nâng cao, giúp người dân tăng thu nhập.
Sau khi thử nghiệm trồng nho trên vùng đất cao nguyên, ông Nguyễn Huy Lịch (SN 1970, tổ 1, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) đã bắt đầu thu trái ngọt. Vườn nho trĩu quả của ông khiến nhiều người thích thú tìm đến tham quan, chụp ảnh.
Từ tình yêu thiên nhiên, tiktoker Quế Nghịch TV đã cứu và đem lại cuộc sống mới cho nhiều loài động vật, từ đó lan tỏa và truyền đi cảm hứng sống đẹp...
Những ngày áp tết, các làng đào trên địa bàn thành phố Yên Bái bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Các vườn đào tất bật khách vào ra. Ai cũng muốn chọn cho mình những cây đào đẹp để mang xuân vào nhà.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thị trường hoa, quả, cây cảnh Tết đang sôi động với giá cả hợp lý. Ngoài đào, quất truyền thống, năm nay các loại hoa quả, cây cảnh mới lạ thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Hơn chục năm qua, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) nổi lên là địa phương có nghề trồng cây cảnh phát triển hiệu quả bậc nhất xứ Thanh. Ở đó, ông Trần Sỹ Toàn, thôn Đông Thành là một trong những người đi đầu và gặt hái nhiều thành công.
Cận Tết Nguyên đán, tại các điểm bán hoa lan hồ điệp ở Nghệ An, thợ cắm hoa tất bật không kể ngày đêm, tạo hình, lên chậu cho hoa với mức thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng dịp Tết.
Mai vàng Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM có đặc điểm dáng thông, sắc hoa vàng tươi, mùi thơm thanh nhẹ, không qua cấy ghép, bông và nụ dày, lâu tàn hơn các loại mai khác.
Nhiều người ngỡ ngàng với việc thu hoạch được 40 thứ quả trên cùng 1 cây.
Việc thu hoạch được 40 thứ quả trên cùng 1 cây khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Những năm gần đây, các phong trào thi đua được Hội Nông dân phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn triển khai đạt nhiều kết quả nổi bật, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Qua đó, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó vươn làm giàu trong hội viên nông dân trên địa bàn.
Ngày 9/1, tại UBND xã Khánh Hồng, Viện Cây lương thực, Cây thực phẩm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh, Yên Mô tổ chức hội thảo mô hình trồng một số giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa tại Ninh Bình.
Sau khi xuất ngũ vào năm 1985, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Công ở ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) trở về với cuộc sống đời thường và gắn bó với ruộng đồng quê hương. Là người chịu khó học hỏi, ông Công luôn có ý thức tìm cái mới, ứng dụng khoa học-công nghệ vào canh tác. Đặc biệt, ông đã ghép thành công thân chanh leo với gốc cây lạc tiên để cho ra đời giống chanh leo ngọt.
Hàng trăm gốc quất được ghép với cây cần thăng với nét độc đáo, mới lạ sẵn sàng phục vụ nhu cầu khách chơi Tết Nguyên đán 2024 và tạo doanh thu mỗi mùa khoảng 400 triệu đồng.
Những gốc quất 'độc nhất vô nhị' này có giá từ 150-300 triệu đồng/gốc nhưng đã được khách đặt mua gần hết.
Tạo sinh kế là yếu tố cốt lõi để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Lộc đã triển khai nhiều giải pháp như: đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm; triển khai các dự án, mô hình sản xuất… nhằm đa dạng sinh kế cho người dân, nhất là các hộ nghèo.
Quất tí hon, quất cần thăng...là những loại quất cảnh hứa hẹn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2023.
Còn hai tháng nữa là đến tết Nguyên đán. Vì vậy, thời gian này cũng là lúc cao điểm của các hộ dân ở làng đào xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái 'canh' đào để hoa nở đúng dịp tết.
Về thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận (Yên Sơn), chúng tôi được nghe kể nhiều về anh Nguyễn Văn Vĩnh, là một người năng động, dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong việc ghép cây cam trên thân bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ giúp cho gia đình anh trở nên giàu có, mà còn giúp cả vùng trồng cam, trồng bưởi của thôn dần trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của xã Tứ Quận.
Với mong muốn tạo ra sản phẩm trà có lợi cho sức khỏe và tạo việc làm cho người dân địa phương, chị Phùng Thị Mỹ Lên (SN 1996, thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã sản xuất trà mộc nụ hòe theo phương pháp sấy lạnh. Sản phẩm này vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện.
Hiện nay, Hòa Bình xác định quả có múi đã là một trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh. Sản phẩm nông nghiệp từ các cây ăn quả có múi đã tạo nên thương hiệu của địa phương. Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả có múi...
Dù còn hơn 2 tháng mới đến Tết Giáp Thìn 2024 nhưng nhiều người đã vội đặt cọc loại cây bon sai lạ để chơi tết
Tình cờ biết đến cây chanh leo và ý nghĩ táo bạo đem ghép với cây nhãn lồng, một lão nông ở miền Tây đã tạo ra giống chanh leo ngọt có mùi vị độc lạ, thu lãi gần 2 tỷ đồng mỗi năm.