Huyện Lạc Sơn đang tích cực phối hợp các sở, ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc hoàn thiện công tác lập quy hoạch đảm bảo chất lượng trình cấp thẩm quyền phê duyệt, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp, nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nhu cầu vốn để thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2024 rất lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề ra các giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công kịp tiến độ.
Với việc phản ánh nhanh, kịp thời, trung thực, đầy đủ các luồng ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đội ngũ cộng tác viên (CTV) dư luận xã hội huyện Lạc Sơn có đóng góp quan trọng trong công tác định hướng tuyên truyền; góp phần giải quyết những vấn đề ngay từ cơ sở, không để xảy ra bức xúc, nổi cộm hay điểm nóng trên địa bàn.
Xóm Nhụn mới, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn là 1 trong 8 điểm tái định cư (TĐC) thuộc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Xóm Nhụn cũ giờ đã nằm trong lòng hồ. Điểm TĐC này cách trung tâm xã gần 3 km, được đầu tư khá đồng bộ từ hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi, đã đón hơn 100 hộ về xây dựng nhà cửa sinh sống.
UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC), tổ chức thi công dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối vào năm 2024, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 6/2026, trước kế hoạch 6 tháng.
Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.
Bài 2 - Nỗ lực đón 'sóng' đầu tư vào du lịch (HBĐT) - Thu hút đầu tư được huyện Lạc Sơn xác định là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Dù không nằm trong vùng động lực của tỉnh, tuy nhiên, huyện Lạc Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Huyện đang tăng cường phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ quy hoạch (QH), lập QH, từ đó huy động tốt các nguồn lực đầu tư phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Bảo Hiệu là xã vùng 135 của huyện Yên Thủy. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng trên mảnh đất nghèo này có một người thanh niên dám nghĩ, dám làm, vượt lên hoàn cảnh để phát triển kinh tế gia đình.
Đây là một trong những gợi ý của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trong buổi làm việc với Bộ NN&PTNT chiều 15/2, về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá nông nghiệp Việt Nam thực sự khẳng định được vị thế, vai trò của mình - là bệ đỡ cho nền kinh tế. Qua đại dịch càng thấy rõ được giá trị của ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp Việt Nam đã thực sự khẳng định được vị thế, vai trò của mình - là bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam. Qua đại dịch COVID-19 càng thấy rõ được giá trị của ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Dù chỉ có mấy mẹ con nhưng bà Bùi Thị Chín ở khu tái định cư (TĐC) xóm Nhụn, xã Yên Phú (Lạc Sơn) cũng gói chục cái bánh chưng, thêm ít bánh uôi, bánh ống, chuẩn bị thịt để đón Tết. Cũng như nhiều nhà ở trong xóm, gia đình bà vừa hoàn thiện xong căn nhà ở khu TĐC.'Về nơi ở mới, đón một mùa xuân mới với một khởi đầu mới thì Tết cũng phải tươm tất hơn xưa chứ', nở nụ cười tươi trên khuôn mặt lam lũ, bà Chín mở lòng.
Trước thềm năm mới 2023, dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng được phép thi công trở lại. Sau gần 10 tháng tạm dừng để xử lý sự cố sạt trượt, lực lượng thi công của Binh đoàn 12 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn) lại có mặt đầy đủ, máy móc thiết bị hiện đại, để khai mở các hạng mục mới của hai tổ máy.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 9/01/2023, giá trị giải ngân vốn thực hiện các dự án xây dựng công trình thủy lợi năm 2022 là 933 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch. Trong năm 2023, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chưa hoàn thành; tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 trước 30/6/2023...
Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Lạc Sơn đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, đẩy mạnh và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ của địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về chiến lược phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Đảm bảo các mục tiêu về phát triển ngành dịch vụ thông qua thực hiện Quy hoạch tỉnh, các kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 5 năm và hàng năm được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vương mắc đối với các dự án để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt (đối với các dự án mở mới), thực hiện và giải ngân. 11 tháng năm 2022, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công của ngành này khoảng 3.264 tỷ đồng, đạt 50,7% vốn đã giao.
Tại nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành, Quốc hội yêu cầu tổ chức giám sát việc xử lý 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí.
Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ở tỉnh ta, di chỉ VHHB phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền VHHB tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng. Nói đến nền VHHB không thể không nhắc đến nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani (M.Colani) - người đã có công phát hiện, nghiên cứu và đặt tên nền văn hóa này từ những năm 1926 - 1931.
Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. Thực hiện dự án, có 596 hộ tại các xã: Yên Phú, Văn Nghĩa, Bình Hẻm (Lạc Sơn) bị ảnh hưởng phải thực hiện tái định cư (TĐC).
Lạc Sơn là huyện lớn, diện tích khoảng 58.700,26 ha, gồm thị trấn huyện lỵ Vụ Bản và 23 xã. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch nhằm định hướng không gian phát triển, huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phân khu đáp ứng yêu cầu.
Lạc Sơn là huyện rộng, dân đông, không nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song thời gian qua, huyện đã vận dụng hiệu quả chủ trương, định hướng của tỉnh vào điều kiện cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, đột phá, được biết đến là điểm sáng trong công tác cán bộ, quản lý đất đai, thu hút đầu tư, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Dự kiến đến hết 8/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ hết 6.438 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; trong đó, vốn trong nước là 4.538 tỷ đồng, vốn ODA 1.900 tỷ đồng; khối lượng giải ngân đạt khoảng 1.991 tỷ đồng, đạt 30,9% kế hoạch vốn được giao.
Chiều 16/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với BTV Huyện ủy Yên Thủy về nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, UV BTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Quán triệt tư tưởng của Bác Hồ và các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ (CTCB) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đó là 'Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém', 'Cán bộ là cái gốc của mọi công việc', 'CTCB là then chốt của nhiệm vụ then chốt', BTV Huyện ủy Lạc Sơn đã rà soát triển khai những giải pháp toàn diện các mặt CTCB, trong đó tập trung vào công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, lấy 'sản phẩm', kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là thước đo năng lực cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, quyết tâm cao, cách làm linh hoạt, hiệu quả, huyện Lạc Sơn đã và đang tạo chuyển động trong cả hệ thống chính trị, truyền lửa đổi mới, cùng hành động, giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ các dự án triển khai. Trở thành địa phương không còn là 'vùng trắng' về thu hút đầu tư (THĐT), mở ra không gian phát triển, bứt phá vươn lên.
Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền đã 'xuống tiền' triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.
Đó là mục tiêu huyện Lạc Sơn nỗ lực phấn đấu nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của Nhân dân. Lý giải nguyên nhân hệ thống hạ tầng của huyện còn yếu kém và lạc hậu, đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện bộc bạch: Điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi việc đầu tư hạ tầng đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và thực hiện trong một thời gian dài.
Tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách vùng, miền, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm QP-AN... Đó là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là 1 trong 4 đột phát chiến lược đã, đang được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
'Xác định đến năm 2030, huyện Lạc Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng là nguồn khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, có bản sắc văn hóa độc đáo' - đây nội dung kết luận của Tỉnh ủy đối với công tác quy hoạch của huyện Lạc Sơn mới đây.
Đầu tháng 4, khu vực xóm Húng, xóm Vành Rả nằm trong khu vực rừng tự nhiên dãy núi đá Khu Tang, xã Yên Phú (Lạc Sơn) xuất hiện đàn khỉ xuống tìm thức ăn khu vực nhà dân. Theo người dân địa phương, đây là hiện tượng lạ và hiếm gặp.
Ngày 29/3, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thi công dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn). Làm việc với đoàn công tác có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng và 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
Nền văn hóa Mường đặc sắc, nhiều cảnh quan còn hoang sơ, hấp dẫn là nguồn tài nguyên quý giá để huyện Lạc Sơn phát triển du lịch. Ngày 27/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU với mục tiêu góp phần phát triển KT-XH, đưa du lịch trở thành mũi nhọn, có thương hiệu.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc thường xuyên, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) của Hòa Bình nằm trong top những tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân cao của cả nước với tỷ lệ đạt 96%, tăng hơn 20% so với năm trước.
Năm 2021 diễn ra sự kiện chính trị quan trọng - Kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886 - 2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Đây là dịp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử, quê hương kiên cường cách mạng, cùng đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây đắp tương lai tốt đẹp.
Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng được thiết kế bảo đảm cấp nước tưới cho 6.460 ha đất canh tác nông nghiệp của 17 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Trong quá trình triển khai dự án gặp một số vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), di dân tái định cư (TĐC) và 2 tuyến đường tránh ngập.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đều có nghị quyết về cơ chế, chính sách trong công tác quản lý đất đai, nhất là việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ), tài chính đất và giá đất làm căn cứ để các cấp, các ngành triển khai thực hiện. UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản quy định và chỉ đạo tổ chức thi hành Luật Đất đai phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
Người đứng đầu có vai trò quan trọng trong thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB).
Năm 2021, Bộ NN&PTNT thực hiện 116 dự án với tổng số vốn 11.031 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến đầu tháng 7/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng của bộ này mới đạt 36,8%.
Trước đây, ở Lạc Sơn hầu hết cán bộ chủ chốt cấp xã là người địa phương. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, BTV Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 22 lượt cán bộ, trong đó, luân chuyển từ huyện về xã 6 đồng chí; điều động, luân chuyển ngang giữa các xã 16 đồng chí. Qua đó, góp phần bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ cán bộ có uy tín, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.
Giải ngân đầu tư công năm 2021 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thời điểm này đạt 22,1% và phấn đấu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 42,8%...
Từng là địa phương khó khăn về nhiều mặt, cụ thể là các mặt công tác không được quan tâm chỉ đạo, nhiều nhiệm vụ không được tổ chức, thực hiện đến nơi đến chốn, xã Yên Phú đang trở thành điểm sáng, là một trong những điển hình thực hiện Chỉ thị số 05 trên địa bàn huyện Lạc Sơn, với những thành tích nổi bật trong công tác giải phóng mặt bằng hồ Cánh Tạng, dồn điền, đổi thửa, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Năm 2020, với sự tác động của dịch Covid-19 cùng với đó là thời tiết diễn biến phức tạp do tác động của biến đổi khí hậu đầu năm hạn hán, cuối năm mưa lũ, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển KT-XH của tỉnh ta. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, KT-XH tỉnh ta tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện. Báo Hòa Bình xin được bình chọn 10 thành tựu và kết quả nổi bật của tỉnh năm 2020.